Followers

5 Bệnh nấm da thường gặp

Người đăng: Doctor Van Thanh Chủ Nhật, 25 tháng 10, 2009 0 nhận xét

Thời tiết ẩm ướt hiện nay là thời điểm lý tưởng để các bệnh về da phát triển. Dưới đây là cách nhận biết 5 bệnh nấm da thường gặp và cách phòng trị chúng.

Bệnh nấm da do vi nấm dermatophytes gây nên. Nhiều sợi nấm liên kết với nhau tạo thành búi nấm. Khi sợi nấm đã già hoặc hết chất dinh dưỡng thì búi nấm sẽ hình thành bào tử. Trên da người, nấm sẽ phát triển ở vùng da nào ẩm ướt, có nhiều mồ hôi như ở bẹn, bìu, kẽ các ngón chân, xung quanh thắt lưng, nếp dưới vú, nách, cổ...

Sợi nấm phát triển và tiết ra độc tố, độc tố kích thích da và gây ngứa. Triệu chứng ngứa là dấu hiệu đầu tiên, làm cho bệnh nhân khó chịu và gãi làm lây lan mầm bệnh. Hậu quả của bệnh nấm da là ngứa và gãi làm nhiễm khuẩn da, viêm da, chàm hóa gây phiền toái cho bệnh nhân và ảnh hưởng đến sức khỏe.

Những loại nấm da nào hay gặp trong cộng đồng?

Có nhiều loại nấm da nhưng hay gặp nhất là một số nấm da sau đây:

Nấm thân

Điển hình là nấm gây bệnh hắc lào. Dấu hiệu đầu tiên là ngứa vùng bị bệnh, sau đó thấy một vệt màu hơi đỏ, có viền, bờ rõ rệt, trên viền đó có các mụn nước lấm tấm. Viền này ngày càng lan rộng tạo thành nhiều hình vòng cung, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Nhiều khi do người bệnh ngứa, gãi và làm lây lan ra nhiều vùng hắc lào trên cơ thể của mình.

Bệnh hắc lào là một trong những bệnh nấm da có khả năng lây từ người này sang người khác do sử dụng chung các đồ dùng sinh hoạt như quần, áo, khăn mặt, khăn tắm, ngủ chung giường, đắp chung chăn...

Nấm kẽ

Căn nguyên của bệnh là do vi nấm epidermophyton, nấm trichophyton hay còn do nấm candida albicans. Bệnh thường gặp ở những người do nghề nghiệp phải ngâm chân trong nước nhiều giờ, liên tục nhiều ngày như nông dân, người làm vệ sinh cống rãnh, vận động viên bơi lội...

Nấm kẽ thường có 3 thể: thể tróc vảy khô, thể mụn nước và thể viêm kẽ.

Nấm móng

Nấm móng thường do trichophyton gây nên. Bệnh biểu hiện ở bờ tự do của móng hay ở hai bên cạnh của móng. Khi bị bệnh, móng mất màu bóng, bị đẩy nhô lên hoặc khuyết vào, trên mặt móng lỗ chỗ hoặc thành rãnh. Dưới rãnh có chất bột vụn. Như vậy móng càng ngày càng bị sù sì, màu vàng hoặc đục. Bệnh có thể lây từ móng này sang móng khác.

Ngoài nấm trichophyton còn có nấm móng do nấm candida albicans. Nấm này gây tổn thương bên trong góc móng, móng mọc ra bị lồi lõm. Da vùng góc móng cũng bị tổn thương sưng đỏ và đôi khi bị mưng mủ.

Nấm tóc

Nấm tóc do piedra hortai gây nên. Biểu hiện là trên mỗi sợi tóc có nhiều hạt màu đen bám vào. Tuy vậy bệnh nhân không thấy có gì khác thường và tóc cũng không bị rụng.

Trong khi đó, loại nấm tóc do trichophyton gây ra thì biểu hiện tổn thương trên da đầu. Da đầu có nhiều vết tròn nhỏ, kích thước bé khoảng từ 3-5mm, da đầu có vảy mỏng hay ngứa da vùng đầu.

Bệnh lang ben

Lang ben do nấm pityrosporum gây nên. Bệnh lang ben thường có hai dạng: dạng màu trắng và dạng màu đen. Bệnh gây ngứa, nhất là khi ra nắng hay ra nhiều mồ hôi. Lúc này bệnh nhân có cảm giác như bị kim chích nhẹ gây ngứa ngáy khó chịu.

Bệnh lang ben tùy thuộc khá nhiều vào việc vệ sinh da, sức đề kháng của cơ thể, phụ thuộc vào độ pH của da và cả độ ẩm của da. Cho nên có thể giải thích một số trường hợp trong một gia đình có người mắc bệnh lang ben nhưng người khác lại không mắc.

Bệnh nấm da có lây hay không?

Bệnh nấm da rất dễ lây sang các vị trí khác trên cơ thể người bệnh và cho người khác. Phương thức lây truyền chủ yếu là lây trực tiếp, gồm các hình thức sau đây:

- Tiếp xúc với bào tử nấm có trong thiên nhiên và khi chúng bám vào da, quần áo, khăn mặt một cách tình cờ.

- Tiếp xúc với một số động vật nuôi trong nhà mà các động vật đó bị nấm da.

- Bệnh nấm lây từ người này sang người khác do nằm chung giường, mặc chung quần áo, dùng chung khăn mặt, khăn tắm...

Nên làm gì khi bị bệnh nấm da?

Cần đến khám bác sĩ, nhất là bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán lâm sàng và làm các xét nghiệm cần thiết. Từ các kết quả đó, bác sĩ sẽ tư vấn, chỉ định điều trị đúng bệnh, dùng đúng thuốc. Không nên tự mua thuốc về điều trị làm bệnh không khỏi mà còn nặng thêm.

Để đề phòng bệnh nấm da cần vệ sinh da sạch sẽ, da luôn được thoáng mát. Không mặc chung quần áo, không dùng chung khăn mặt, khăn tắm, không dùng chung chăn, gối với người đang bị bệnh nấm da.

Theo Sức khỏe & đời sống

Hột cơm

Người đăng: Doctor Van Thanh 0 nhận xét

Hột cơm là một nốt nhỏ và cứng, thường thấy trên bàn tay và bàn chân, trông giống như một cái súp lơ hoặc một vết phỏng cứng. Hột cơm rất thường thấy, và được gây ra bởi virus, cụ thể là virus papilloma ở người (HPV) và dễ lây qua tiếp xúc da. Hột cơm cũng có thể lây qua việc dùng chung khăn tắm hoặc những đồ vật khác. Hột cơm thường biến mất sau một vài tháng nhưng cũng có thể tồn tại vài năm và có thể tái xuất hiện. Có loại hột cơm tự biến mất, có loại không. Các bác sĩ cũng không biết loại hột cơm nào tự biến mất, loại nào không, và tại sao. Một số virus papilloma được biết là gây nên bệnh ung thư cổ tử cung.

Các loại hột cơm

Một loạt các loại hột cơm khác nhau đã được nhận dạng, chúng khác nhau về hình dáng và vùng da ảnh hưởng, cũng như loại papillomavirus liên quan. Trong đó có:

  • Hột cơm thông thường (verruca vulgaris): một hột cơm nổi lên với bề mặt cứng, thường thấy trên bàn tay và đầu gối
  • Hột cơm phẳng (verruca plana): một loại hột cơm nhỏ và nhẵn, cùng màu da hoặc đậm hơn, có thể xuất hiện với số lượng lớn, thường thấy trên mặt, cổ, tay, cổ tay và đầu gối.
  • Hột cơm hình chỉ: một loại hột cơm hình chỉ hoặc hình ngón tay, thường thấy trên mặt, đặc biệt là ở mí mắt và môi.
  • Hột cơm bàn chân (verruca, verruca pedis): một cục cứng đôi khi gây đu, thường có nhiều nốt đen ở chính giữa, xuất hiện nhiều trên những vùng da chịu nhiều áp lực trên lòng bàn chân.
  • Hột cơm khảm: một nhóm nhiều hột cơm bàn chân mọc sít với nhau, thường thấy trên bàn tay hoặc lòng bàn chân
  • Hột cơm vùng sinh dục (Condyloma acuminatum, Verruca acuminata): lây truyền qua đường sinh dục

Các cách chữa trị

Các cách đặc trị

Các cách đặc trị có thể được thầy thuốc kê đơn bao gồm:

  • Keratolysis, loại bỏ những tế bào da chết trên bề mặt, sử dụng salicylic acid, các tác nhân sắc bén, các chất tăng cường hệ miễn dịch ("immunomodulators"), hoặc formaldehyde.
  • Cryosurgery, làm tê liệt hột cơm (thường với dung dịch nitrogen), tạo nên một nốt phỏng giữa hột cơm và tầng biểu bì, sau đó hột cơm và vùng da xung quanh chết đi và tự rơi ra.
  • Phẫu thuật cắt bỏ hột cơm
  • Giải phẫu bằng tia laser
  • Imiquimod, một loại kem cục bộ có tác dụng giúp hệ miễn dịch của cơ thể chống lại virus gây ra hột cơm bằng cách thúc đẩy sự sản xuất protein interferon.
  • Tiêm Candia vào vùng có hột cơm, cũng có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể
  • Cantharidin, một loại hóa chất được tìm thấy ở nhiều thành viên trong họ bọ cánh cứng.

Các cách đặc trị nên được tiến hành với sự chỉ dẫn của bác sĩ. Phẫu thuật cắt hột cơm hoặc đốt hột cơm bằng tia laser có thể gây sẹo và sẹo bỏng. Hột cơm mới vẫn có thể tái xuất hiện ngay cả khi hột cơm cũ đã được chữa trị.

Các cách chữa trị khác
  • Một cách tự chữa trị thông dụng là sử dụng băng dính y tế dán lên hột cơm. Miếng băng sẽ gây ngứa và kích thích cơ thể chống lại với hột cơm. Dán miếng băng lên hột cơm trong vòng 1 tuần. Sau khi bóc miếng băng ra, ngâm hột cơm vào nước và cọ xát nhẹ nhàng với một miếng bìa phủ bột mài (cây giũa móng tay) hoặc một miếng đá bọt. Bỏ miếng băng qua đêm, sau đó lặp đi lặp lại đến khi hột cơm biến mất hoàn toàn.
  • Nhiều người chữa hột cơm bằng cách ngâm vùng da có hột cơm vào nước nóng hoặc thuốc tím để bề mặt da mềm ra rồi bóc đi.
  • Các cách chữa trị như cắt bỏ hột cơm hoặc dùng cây nhang đốt hột cơm tại gia đình có thể gây đau, nhiễm trùng và để lại sẹo.
  • Các cách chữa mẹo

Trong dân gian có rất nhiều cách chữa mẹo nhưng không phải cách nào cũng có hiệu quả. Nhiều người cho rằng để chữa mẹo có hiệu quả thì phải tiến hành bí mật không để người khác biết và phải tin vào cách chữa mẹo đó. Có người lại cho rằng chỉ cần quên hột cơm đi là chúng tự biến mất. Cũng có người tin rằng nếu đếm số hột cơm mà mình có thì hột cơm sẽ mọc nhiều hơn.

Nốt ruồi

Người đăng: Doctor Van Thanh 0 nhận xét

Nốt ruồi : là một dạng nevus sắc tố ở da. tổn thương xuất hiện từ nhỏ nhưng cũng có khi lớn lên mới xuất hiện. Vị trí thường ở vùng da hở như ở mặt, cổ, nơi tiếp xúc nhiều với ánh sáng, ngoài ra cũng có thể xuất hiên ở nơi khác. Bệnh có tính chất lành tính. Tuy nhiên với nhưng nốt ruồi ở các vị trí cọ xát nhiều co thể dẫn đến ung thư hắc tố (melanoma), một dạng ung thư da vô cùng ác tính.

Nốt ruồi có lông ở mặt hay ở bất cứ nơi nào khác trên cơ thể đều xoá đi bằng nhiều cách: có thể đốt bằng dao điện cao tần, laser CO2 hay cắt bỏ giống như một khối u thông thường. Nhưng dù làm cách nào, xoá nốt ruồi cũng là một thủ thuật ngoại khoa, nên người thực hiện phải có kiến thức về phẫu thuật thẩm mỹ. Hiểu rõ nguyên tắc vô trùng, kỹ thuật phải được thực hiện trong điều kiện vô trùng tuyệt đối. Nếu kỹ thuật không được thực hiện đúng sẽ để lại hậu quả nhiễm trùng, sẹo xấu, sẹo lõm.

Trong một số trường hợp nếu nốt ruồi quá to, phải tiến hành phẫu thuật để cắt bỏ. Bởi nếu sử dụng kỹ thuật đốt hoặc tẩy thì với nốt ruồi lớn chắc chắn sẽ để lại sẹo lớn. Bác sĩ cần khám và có chỉ định chính xác trong từng trường hợp cụ thể trước khi quyết định phương pháp. Bác sĩ thẩm mỹ cũng biết vị trí cắt nào phải thận trọng và cách phân biệt nốt ruồi bình thường với ung thư tế bào da như thế nào.

Xoá nốt ruồi không sợ độc hay gây bất cứ một biến chứng nào khác nếu kỹ thuật được thực hiện đúng. Sau khi xoá nốt ruồi tổ chức tại chỗ tự phục hồi, một số trường hợp hầu như không thấy dấu vết. Trường hợp của bạn có thể xoá được nhưng cần phải khám xem nốt ruồi đó kích thước như thế nào, nếu to quá cần phẫu thuật và sau khi xoá bạn cần làm xét nghiệm giải phẫu bệnh đối với nốt ruồi đã xoá bỏ.

Làm gì khi bị ù tai

Người đăng: Doctor Van Thanh Thứ Bảy, 24 tháng 10, 2009 0 nhận xét

Ù tai là thứ âm thanh mà chính người đó nghe thấy gần như liên tục: nó giống như tiếng rít, tiếng vo ve trong một bên tai hoặc cả 2 tai... Ù tai không mang tính tâm lý, nó là một triệu chứng thực sự, thường được đoán định như tiếng của não.

Nguyên nhân gây ù tai

Trong rất nhiều ca bệnh, các quá trình sinh thần kinh tự nhiên dần dẫn tới quên tiếng ù tai, nhưng trong nhiều trường hợp khác, ù tai trở nên khó chịu, thậm chí là nặng nề tới không chịu đựng nổi. Y học hiện chưa tìm ra được cách khử ù tai thật chắc chắn, trừ trường hợp ta biết rõ nguyên nhân là chữa trị khỏi (ví dụ, cục ráy tai mà ta có thể lấy ra được) hoặc là rối loạn gắn liền với một bệnh cụ thể: huyết áp cao, rối loạn chuyển hóa hoặc nội tiết.

Ai cũng có thể bị ù tai, không phân biệt giới tính, môi trường xã hội hoặc tuổi tác. Nguyên nhân thông thường nhất là chấn thương do âm thanh, thường thấy do nghe nhạc tăng âm hoặc do phơi nhiễm liên tục với âm thanh cường độ hỗn loạn (máy nghe nhạc di động). Tiếp theo là các bệnh về mạch máu và từ tuổi tác. Còn có các nguyên nhân khác, nhưng hiếm hơn: ngộ độc một loại thuốc, bệnh đặc thù về ốc tai, u lành não…

Những biện pháp khử ù tai

Thuốc: hiện thời, họ thuốc duy nhất tỏ ra có hiệu nghiệm tương đối với ù tai là họ thuốc benzodiazépine và đặc biệt là thuốc rivotrl. Nhưng thuốc có hiệu ứng phụ. Phương pháp điều trị này chỉ dành cho những người bị tàn phế do ù tai.

Máy trợ thính: trong 90% ca bệnh, ù tai có hậu quả là mất thính giác, có một dạng “tiếng im lặng” mà sự cảm nhận có thể giảm đáng kể nhờ mang máy trợ thính.

Phương pháp điện kích thích và châm cứu: người ta thử kích thích bằng điện cực (phương pháp điện kích thích) hoặc kim châm (phương pháp châm cứu) ốc tai, cơ quan thần kinh cảm thụ của tai, giống như kích thích một vùng bị đau. Cũng thấy có hiệu quả: sau một buổi điều trị kéo dài 30 phút mỗi tuần và trong 6 tuần, có sự cải thiện rõ rệt trong 60-70% ca bệnh.

Những biện pháp giảm bớt ù tai

“Lặp quen”: đối với những người mắc chứng ù tai lâu ngày, phương pháp điều trị duy nhất là rèn luyện não để làm quen với thứ tiếng động nhiễu (phương pháp “lặp quen” nhằm quên đi một phản xạ). Phương cách là không phải chữa khỏi ù tai, nhưng tạo cảm giác là ù tai không gây phiền nhiễu, và phương pháp “lặp quen” cho kết quả rất tốt: có tới 85% ca được cải thiện.

Máy phát tiếng động: máy có kích thước nhỏ, có hoặc không ghép với bộ phận trợ thính, được gắn vào vành tai, luôn luôn phát ra cùng một dạng âm thanh. Cần đeo máy trong khoảng từ 12-18 tháng.

Liệu pháp ứng xử và tĩnh tâm học: chúng đều có mục tiêu là quản trị stress. Lợi thế là vừa nhanh vừa hiệu quả (cần từ 6-10 buổi điều trị). Cũng còn có nhiều giải pháp khác làm giảm thiểu ù tai như liệu pháp thôi miên hoặc một số phương pháp thư giãn như: xoa bóp, yoga…

Trẻ hay nôn trớ

Người đăng: Doctor Van Thanh 0 nhận xét

Tại sao trẻ mới đẻ hay nôn trớ?

Hiện tượng nôn trớ rất hay gặp ở trẻ mới đẻ. Chính điều này khiến bố mẹ rất lo lắng. Để giải quyết nôn trớ, cần phải xác định rõ nguyên nhân. Có thể chia làm 2 nhóm nguyên nhân: nôn trớ sinh lý và nôn trớ bệnh lý. Bài viết sau xin đề cập đến nguyên nhân nôn trớ và cách xử lý:

Nôn trớ sinh lý:

Nôn trớ nước ối và dịch bẩn:

Phần lớn trẻ mới đẻ trong những giờ đầu hay nôn trớ nước trong hoặc dịch có màu nâu sẫm. Đó là nước ối, dịch bẩn mà trẻ nuốt phải trong lúc chuyển dạ. Trong trường hợp này không cần phải điều trị. Chỉ cần cho trẻ nằm nghiêng đầu hơi cao để dịch trớ theo mép miệng ra ngoài mà không bị sặc vào đường hô hấp. Dùng gạc hoặc khăn sô sạch lau miệng cho trẻ. Trẻ nôn đến khi không còn dịch bẩn trong dạ dày trẻ sẽ ổn định trở lại. Cứ cho trẻ bú mẹ bình thường, đừng bỏ bữa của trẻ.

Trẻ nôn do ăn quá nhiều:

Dung tích dạ dày của trẻ mới đẻ còn rất bé, do vậy trong ngày đầu nhu cầu mỗi bữa ăn khoảng 10ml-15ml sữa, mỗi ngày ăn khoảng 6-7 bữa.

Dạ dày của bé giãn nở từ từ, những ngày tiếp theo, mỗi ngày, mỗi bữa tăng thêm 10ml. Đến cuối tuần lễ đầu mỗi bữa trẻ có thể ăn được 70-80ml. Tuy nhiên có một số trẻ háu ăn, trong ngày đầu, gia đình người thân thấy trẻ bú tốt, pha thêm sữa ngoài cho bé bú thỏa sức tới 40-50ml. Hậu quả là dạ dày căng đầy, không chứa nổi. Sau bữa ăn 3-5 phút trẻ nôn vọt có khi sặc lên mũi hít vào phổi, nguy hiểm đến tính mạng. Nôn do ăn quá nhiều hay gặp ở những trẻ bú chai, ăn sữa hộp. Các bà mẹ và những người chăm sóc trẻ phải có kiến thức nuôi dưỡng trẻ sơ sinh. Phải biết nhu cầu lượng sữa mỗi bữa phù hợp với ngày tuổi và cân nặng của trẻ. Cho trẻ ăn vừa đủ, không nên ăn quá nhiều. Tốt nhất là nên cho trẻ bú trực tiếp vú mẹ. Lượng sữa của mẹ trong 1-2 ngày đầu sau đẻ không quá nhiều so với nhu cầu của trẻ.

Trẻ nôn trớ do mút nhiều khí trong khi bú:

Trẻ nôn do mút nhiều khí trong khi bú thường gặp ở trẻ bú chai. Khi cho bú sữa không ngập hết lỗ thông ở núm vú cao su nên trẻ mút nhiều khí vào trong dạ dày. Khi thay đổi tư thế của trẻ một cách đột ngột từ nằm ngang sang thẳng đứng, không khí đi từ dưới lên sẽ đẩy sữa ra khỏi dạ dày. Để khắc phục hiện tượng này tốt nhất là cho trẻ bú trực tiếp vú mẹ. Trẻ ngậm sâu vào vú mẹ, mút được nhiều sữa. Nếu vì lý do nào đó không thể bú mẹ được phải nuôi nhân tạo thì khi cho trẻ bú phải nghiêng chai sữa để sữa ngập hết lỗ thông của núm vú, trẻ sẽ không mút nhiều khí. Sau khi trẻ bú xong nên giữ trẻ ở tư thế đó khoảng 5-10 phút rồi từ từ nâng cao đầu trẻ lên. Bế bé áp vào ngực mẹ. Một tay đỡ mông bé, tay kia xoa nhẹ vào lưng bé từ dưới lên trên để em bé ợ hơi. Sau đó đặt trẻ nằm đầu hơi cao, mặt nghiêng về một bên để phòng khi trẻ trớ không bị sặc vào đường thở.

Nôn do tâm vị chưa đóng kín: Do đặc điểm về sinh lý và giải phẫu ở trẻ mới đẻ là lớp cơ vùng tâm vị mỏng, chưa phát triển đầy đủ nên lỗ tâm vị chưa đóng kín sau bữa ăn, trong khi đó môn vị co bóp mạnh, sữa dễ bị đẩy ra ngoài dạ dày. Tình trạng nôn sẽ giảm dần. Sau 3-4 tháng tuổi sẽ khỏi hẳn vì cơ vùng tâm vị phát triển, đóng kín lỗ tâm vị. Trên đây là những nguyên nhân nôn trớ thường gặp ở trẻ sơ sinh và cách khắc phục. Tuy nhiên nếu đã xử trí như trên mà không có kết quả thì phải nghĩ tới nôn trớ do bệnh lý cần phải đưa trẻ đi khám ở chuyên khoa nhi.

Một số nguyên nhân nôn trớ bệnh lý thường gặp:

Trẻ nôn do hẹp phì đại môn vị:

Ở một số trẻ, thường gặp ở bé trai, dưới tác dụng của nội tiết tố của mẹ làm phì đại môn vị của bé. Thức ăn vận chuyển từ dạ dày vào ruột khó khăn do môn vị hẹp - phì đại. Trẻ nôn sau mỗi bữa ăn. Dinh dưỡng không đủ cho trẻ bị nôn nên trẻ không tăng cân. Hẹp do phì đại môn vị phải điều trị bằng ngoại khoa. Phẫu thuật đơn giản với mục đích làm giãn môn vị để thức ăn từ dạ dày vào ruột dễ dàng.

Trẻ nôn do co thắt môn vị:

Môn vị bị co thắt, bị hẹp lại cũng giống như hẹp- phì đại môn vị. Nhưng nếu như không bị thần kinh co thắt thì môn vị trở lại bình thường cho nên trường hợp này không phải sau bữa ăn nào cũng bị nôn như hẹp - phì đại môn vị. Để xử lý trường hợp này bác sĩ sẽ cho trẻ dùng thuốc (Motillium) trước bữa ăn 10 -15 phút giúp trẻ đỡ nôn.

Trẻ nôn do bị dị tật đường tiêu hóa:

- Tắc thực quản bẩm sinh: Dị tật này xảy ra vào cuối tuần lễ thứ 2 đến tuần thứ 6 của thời kỳ phôi thai. Do áp lực đè vào thực quản, làm thực quản teo gián đoạn, thành dây xơ. Sau đẻ trẻ luôn tiết dịch, sùi bọt ở miệng. Vừa bú vào trẻ nôn ra. Nếu có rò khí thực quản thì trẻ tím tái, khó thở dữ dội sau bữa ăn đầu tiên. Nếu ta thăm dò xông Nelaton số 8 qua miệng, xông bị vướng, không vào sâu được. Nếu tiếp tục đẩy xông vào thì xông sẽ quay đầu trở ra miệng. Xquang có chuẩn bị sẽ xác định chẩn đoán. Trẻ phải được gửi ngay đến khoa ngoại để phẫu thuật cấp cứu. Trước và trong vận chuyển cần chú ý hút dịch ở miệng trẻ thường xuyên. Cho thở ôxy nếu trẻ tím tái.

- Tắc ruột bẩm sinh: Dù tắc ruột ở vị trí cao hay thấp cũng đều có triệu chứng nôn. Nếu tắc tá tràng thì bụng không chướng. Nhưng nếu tắc ruột thấp thì ngoài triệu chứng nôn ra ta còn thấy bụng trẻ chướng căng tuần hoàn bàng hệ rõ. Không có phân su (ngay cả khi thăm dò trực tràng bằng xông Nelaton).

- Không có lỗ hậu môn hoặc hậu môn màng: Cũng có bệnh cảnh lâm sàng như tắc ruột thấp: nôn, bụng chướng, không đi ngoài phân su...

Tất cả các trường hợp dị tật đường tiêu hóa phải giải quyết bằng phẫu thuật cấp cứu càng sớm càng tốt.

Trẻ nôn do nhiễm khuẩn nặng:

Trẻ bị nhiễm khuẩn khi còn trong tử cung như nhiễm trùng huyết, viêm não - màng não bẩm sinh v.v... cũng làm trẻ nôn nhiều. Trẻ phải được điều trị tích cực trong bệnh viện.

Trẻ nôn do chấn thương sọ não, xuất huyết não:

Thường gặp ở những trẻ đẻ khó, những trẻ non tháng suy hô hấp, thiếu ôxy não,.v.v...

Tóm lại: Nôn là một triệu chứng gặp ở rất nhiều bệnh ở trẻ mới đẻ, vì vậy cần phải chẩn đoán đúng để giải quyết chính xác và kịp thời mang lại cuộc sống bình yên cho trẻ.

Bệnh Zona

Người đăng: Doctor Van Thanh 0 nhận xét

Bệnh Zona là một căn bệnh nguy hiểm, nếu không điều trị kịp thời sẽ gây ra những biến chứng về sau (sẹo giác mạc, đau đớn, mù loà).

Thế nào là bệnh zona?

Zona do một dạng vi khuẩn Herpes gây ra. Người mắc bệnh Zona sẽ phải chịu đựng cảm giác đau rát ở vùng phát ban.

Nếu bạn đã từng mắc chứng thuỷ đậu (bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ), đây là điều kiện thuận lợi để bệnh Zona hình thành và phát triển.

Bởi lẽ khi mắc thuỷ đậu ( mặc dù đã được điều trị), cơ thể sẽ tồn tại một loại virus “ẩn nấp” trong các tế bào thần kinh. Khi hệ thống miễn dịch bị suy yếu, đó chính là lúc loại virus này “ lộ diện” và gây nên căn bệnh Zona.

Đối tượng thường mắc căn bệnh này là những người trên 50 tuổi hoặc có hệ thống miễn dịch suy kém. Ví như bạn có thể mắc Zona nếu như bạn bị ung thư (việc sử dụng văcxin khiến cho cơ thể bạn trở nên yếu hơn) hoặc mắc căn bệnh thế kỷ - AIDS.

Triệu chứng của bệnh.

Bệnh thường gây cảm giác đau rát, cảm giác đau đớn thường xuất hiện trong vài ngày trước khi chứng phát ban xuất hiện.

Chứng phát ban xuất hiện với những vết sưng, mẩn đỏ. Trong một vài ngày các vết sưng trở nên phồng rộp. Các vết sưng đỏ có thể bao trùm khắp lưng, ngực, hoặc có thể mọc ở một bên mặt.

Các vết da rộp thường có vảy cứng và sẽ mất đi sau 7 đến 10 ngày. Bạn sẽ nhìn thấy sự thay đổi của màu sắc da khi các vết vảy rơi rụng.

Thậm chí, có những trường hợp các lớp vảy sẽ chỉ bong sau vài tuần, điều này đồng nghĩa với việc cảm giác đau đớn sẽ kéo dài hơn so với thông thường (từ 1 đến 3 tháng).

Nếu không được chữa trị kịp thời và đúng cách, bệnh có thể ảnh hưởng đến mắt, dẫn đến sưng phồng mí mắt, đỏ và đau. Lâu dần có thể dẫn đến sẹo giác mạc ở mắt và ảnh hưởng đến thị lực. Nặng hơn, nó có thể dẫn tới bệnh tăng nhãn áp (glaucome) trong cả quãng đời về sau, căn bệnh này có thể dẫn đến mù loà.

Điều trị:

Bệnh có thể chữa khỏi nếu được điều trị đúng cách. Một số loại thuốc như Acyclovir, Famciclovir hay Valacyclovir đem lại hiệu quả cao trong việc chữa trị. Thuốc sẽ phát huy hiệu quả cao nếu như bạn bắt đầu dùng thuốc trong 3 ngày đầu sau khi bị phát ban.

Ngoài ra, các bác sĩ có thể yêu cầu bạn dùng thêm thuốc có chứa chất xteoit để giảm đau và giảm sưng phồng.

Bệnh Zona ở mắt cần được điều trị kết hợp với thuốc chống virus và xteoit.

Bên cạnh đó, có thể dùng các loại thuốc như Acetaminophen hay Ibuprofen để giảm đau đối với các vết sưng phồng.

Lưu ý: Các loại kháng sinh không được sử dụng trong những trường hợp này vì có thể gây tổn hại cho gan dẫn đến hội chứng Reye.

Bạn cũng có thể sử dụng kèm các loại kem bôi ngoài da, trên các vết phồng rộp để giảm đau rát.

Căn bệnh này tuy không lây lan, nhưng mọi người xung quanh bạn có nguy cơ cao bị mắc thuỷ đậu nếu họ chưa bao giờ bị thuỷ đậu hoặc chưa tiêm phòng. Virus thuỷ đậu có thể sống trong những chỗ phồng rộp và có thể lan rộng cho đến khi chỗ phồng rộp hoàn toàn lành lại.

Nếu bạn mắc bệnh Zona, tốt nhất nên tránh xa trẻ nhỏ dưới 12 tháng tuổi và phụ nữ mang thai.

Ho

Người đăng: Doctor Van Thanh 0 nhận xét

Ho là gì?

Ho là một phản xạ để tống ra ngoài các chất tiết, dị vật, vi sinh vật... có ở đường hô hấp (hô hấp trên và hô hấp dưới) do đó ho cũng có thể coi như một cơ chế bảo vệ bộ máy hô hấp. Ho có khi kéo dài nhiều ngày, mỗi một cơn ho có khi ngắn nhưng có khi rất dài làm cho người bệnh cực kỳ khó chịu và mệt lả. Ho không phải là một bệnh mà là một triệu chứng của nhiều bệnh.

Tại sao bị ho?

Ho là một phản xạ nhằm bảo vệ đường hô hấp vì vậy khi có một vật lạ xâm nhập vào đường hô hấp làm cho niêm mạc đường hô hấp bị viêm, co thắt, bị chèn ép hoặc hít phải khói, khí độc, bụi (khói thuốc, hơi một số hóa chất như hơi của khí clo...) làm tổn thương niêm mạc đều có thể gây nên cơn ho. Ngoài ra các chất tiết được tiết ra ở đường hô hấp như nhày mũi, nhày họng cũng có thể gây nên triệu chứng ho hoặc đôi khi ăn, uống bị sặc cũng có thể gây nên cơn ho.

Có bao nhiêu loại ho?

Có rất nhiều loại ho, tùy theo tính chất của từng cơn ho mà người ta đặt tên cho nó:

- Ho khan: Ho khan là loại ho mà hầu như không có đờm, càng ho người bệnh càng cảm thấy rát cổ họng, tức ngực và đôi khi thấy đau ở vùng ngang rốn do khi ho cơ hoành bị co thắt, đẩy lên hạ xuống nhiều lần liên tiếp. Ho khan thường gặp trong bệnh cúm, người nghiện thuốc lá, thuốc lào, người ngửi phải nhiều khói bếp (bếp than, bếp củi, rơm rạ...). Ho khan nhiều khi cũng gặp trong một số trường hợp bị cảm lạnh đột ngột.

- Ho có đờm (đờm nhiều hoặc ít, đờm lỏng hoặc sánh, đặc): Đờm là biểu hiện của chất nhày được tiết ra ở niêm mạc đường hô hấp bị viêm. Ho có đờm thường gặp trong viêm phế quản, bệnh hen (viêm phế quản co thắt ở trẻ nhỏ), viêm long ở giai đoạn đầu của bệnh sởi, thủy đậu... Trong bệnh viêm phế quản (cấp và mạn tính) do vi khuẩn hoặc do virut đều có triệu chứng ho rất điển hình.

- Ho kèm theo có khó thở thường xuyên hoặc thở từng cơn thường gặp trong hen phế quản, bệnh suy tim...

- Ho dai dẳng kéo dài nhiều ngày, nhiều tháng có khi nhiều năm hoặc từng đợt như ho trong bệnh hen phế quản, bệnh lao phổi, viêm phế quản mạn tính, giãn phế quản ở người nghiện thuốc lá, thuốc lào. Ho trong các trường hợp này thường về đêm, nhất là mùa lạnh và bài tiết nhiều đờm.

- Ho từng cơn kéo dài kèm chảy nước mắt, mũi như trong bệnh ho gà. Bệnh thường gặp ở trẻ chưa được tiêm phòng vaccin bệnh ho gà. Cơn ho thường xuất hiện ban đêm, ho kéo dài làm cho bé mặt đỏ, chảy nước mắt, nước mũi và rất mệt mỏi do cơn ho và do cả mất ngủ kéo dài.

- Ho ra máu tươi hay gặp trong lao phổi, đôi khi gặp trong viêm phế quản mạn tính, giãn phế quản.

- Người ta cũng gặp ho dị ứng mà chưa xác định được nguyên nhân nhưng khi dùng thuốc chống dị ứng thì hết cơn ho. Ngoài ra còn có thể gặp ho do cảm lạnh.

Khi bị ho nên làm gì?

Khi bị ho nên đi bác sĩ khám để được chẩn đoán bệnh sớm và có hướng điều trị. Tuyệt đối không nên tự ý mua thuốc để điều trị hoặc đến cửa hàng thuốc hỏi ý kiến dược tá để mua thuốc là không nên một chút nào bởi vì làm như vậy không những bệnh không khỏi mà đôi khi còn nặng thêm và nguy hiểm cho tính mạng người bệnh. Ví dụ một người bị ho do hen phế quản mà tự ý mua thuốc ho hoặc dược tá chỉ vì mục đích bán được thuốc, không biết chống chỉ định khi dùng thuốc ho có dẫn chất của thuốc ức chế hô hấp thì cực kỳ nguy hiểm. Do vậy người bệnh cần khám bệnh ở cơ sở y tế để xác định nguyên nhân gây ho (tức là xác định bệnh gì) và phải điều trị đúng bệnh thì vừa khỏi bệnh và vừa hết ho. Một điều lưu ý nữa là không phải người bệnh nào bị ho cũng dùng kháng sinh vì kháng sinh chỉ dùng khi biết chắc chắn là có nhiễm khuẩn. Nếu do virut thì không cần thiết dùng kháng sinh, trừ khi có bội nhiễm vi khuẩn.

Nên vệ sinh răng, họng, miệng hằng ngày. Nếu có nghiện thuốc lá, thuốc lào nên bỏ đặc biệt là những người bị bệnh hen, bệnh tim, bệnh viêm phế quản mạn tính, giãn phế quản, bệnh lao phổi và trong nhà có trẻ em thì việc bỏ thuốc lá, thuốc lào càng sớm càng tốt. Cần vệ sinh môi trường, hoàn cảnh trong từng gia đình, thôn xóm, khu phố, phường. Những vùng nông thôn đang dùng bếp củi, bếp rơm rạ nên sử dụng loại bếp ít khói.

Viêm xoang và thuốc điều trị

Người đăng: Doctor Van Thanh 0 nhận xét

Viêm xoang là một bệnh rất phổ biến, đa số trường hợp do nhiễm trùng, nhiễm virut, nhiễm nấm. Viêm xoang được phân loại theo tính chất cấp tính và mạn tính. Viêm xoang cấp tính thường được điều trị nội khoa, còn mạn tính thì phải xét đến vấn đề điều trị ngoại khoa.
Viêm mũi xoang do rất nhiều nguyên nhân, có thể do dị ứng, do các virut, vi khuẩn, hoặc do các bệnh mũi xoang mạn tính khác. Tùy theo nguyên nhân mà bệnh có các biểu hiện khác nhau.
Viêm mũi xoang do dị ứng: Có thể gặp dị ứng theo mùa hoặc dị ứng quanh năm, nhất là ở các thời kỳ chuyển tiếp giữa các mùa.
Viêm mũi xoang vận mạch: Bệnh xuất hiện với triệu chứng sổ, nghẹt mũi khi có thay đổi về nhiệt độ hoặc độ ẩm trong không khí, khi bệnh nhân hít phải khói bụi, các hóa chất bay hơi hoặc khi có stress tâm lý.
Viêm mũi xoang nhiễm khuẩn: Bệnh xảy ra do cảm lạnh, nhiễm siêu vi kèm biến chứng nhiễm khuẩn mũi xoang kéo dài hơn 6 tuần.


Viêm mũi mạn tính do thuốc xịt mũi: Đây là trường hợp viêm mũi do lạm dụng thuốc nhỏ mũi lâu ngày hoặc nghiện hít bột ma túy. Triệu chứng biểu hiện là nghẹt mũi liên tục ở bất kỳ tư thế nào và dịch tiết chảy từ mũi xuống họng. Để tránh hậu quả này, không nên dùng thuốc bơm xịt mũi trong thời gian quá lâu, vì sẽ có hiện tượng phản hồi sau khi ngưng thuốc, các cuống mũi giãn nở ra khiến tình trạng nghẹt mũi nặng thêm. Điểm quan trọng nhất trong điều trị viêm mũi mạn do thuốc là bệnh nhân cần hợp tác với thầy thuốc để loại bỏ dần thuốc xịt thông mũi.
Viêm mũi do nội tiết: Hay gặp ở thai phụ và trong bệnh suy tuyến giáp, biểu hiện như viêm mũi dị ứng.
Viêm mũi xoang còn có thể do một nguyên nhân đặc hiệu: Viêm mũi xoang do vi nấm. Hiện nay, với các tiến bộ trong chẩn đoán hình ảnh, những phát triển về kỹ thuật vi sinh và huyết thanh chẩn đoán, thầy thuốc đã có thể phát hiện và định danh các chủng vi nấm gây bệnh một cách chính xác.
Ngoài ra, viêm mũi xoang do vẹo vách ngăn, do polyp mũi hoặc VA (sùi vòm họng) phì đại thường biểu hiện bằng nghẹt mũi một bên mạn tính. Nên khám chuyên khoa tai mũi họng để xác định nguyên nhân.
Điều trị
Tùy theo nguyên nhân gây bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định thuốc kháng sinh nếu là viêm mũi xoang do vi khuẩn. Với những trường hợp viêm mũi xoang do cảm cúm nên dùng thuốc cảm thông thường như paracetamol, thuốc chống dị ứng; phun khí dung hoặc thủ thuật Proezt (xúc rửa xoang) để đưa dung dịch thuốc vào xoang sàng.
Khi điều trị nội khoa bằng thuốc không đỡ, bác sĩ sẽ chọc xoang hàm để rút mủ hoặc phẫu thuật để cắt polyp mũi, chỉnh hình vách ngăn, nạo xoang... Trường hợp viêm mũi xoang do răng, cần phải nhổ răng gây bệnh.
Hiện tại, phẫu thuật nội soi điều trị viêm mũi xoang chính xác và an toàn hơn mổ hở. Tuy nhiên, sau phẫu thuật, đối với những bệnh nhân viêm mũi xoang do dị ứng (nhiệt độ, thời tiết, bụi nhà, phấn hoa, lông thú...) nếu vẫn tiếp tục tiếp xúc với các dị ứng nguyên nói trên, nguy cơ tái phát sẽ rất cao.
Do đó, sau phẫu thuật, bệnh nhân vẫn phải dùng thuốc kháng dị ứng và cần tránh tiếp xúc với nguyên nhân gây bệnh. Bụi nhà là nguyên nhân chính gây viêm mũi xoang dị ứng. Với những loại viêm mũi xoang khác, khả năng tái phát ít hơn.
Cần lưu ý là trẻ em cũng bị viêm mũi xoang. Nguyên nhân thường do trẻ bị viêm VA không được điều trị kịp thời hoặc để bệnh tái phát nhiều lần.
Một số thuốc thường dùng trong bệnh viêm mũi xoang
Thuốc kháng histamin như chlorpheniramin, promethazin, acrivastin, levocetirizine, loratadin... Các loại thuốc này rất hiệu quả đối với ngứa và sổ mũi do dị ứng nhưng không có tác dụng chữa nghẹt mũi. Do vậy cần phối hợp với các thuốc điều trị nghẹt mũi.
Thuốc thông mũi, điều trị nghẹt mũi: Các dược chất thường dùng là phenylpropanolamin, pseudoephedrin. Thuốc khá hiệu quả trong việc làm thông mũi nhưng cũng có tác dụng phụ. Loại thuốc này dùng dưới dạng uống hay xịt, chỉ nên dùng trong vòng 7 ngày do hiện tượng lờn thuốc tạo nên vòng bệnh lý luẩn quẩn (vicious circle) dẫn tới viêm mũi mạn tính.
Thuốc corticoid uống hoặc xịt: Thuốc xịt mũi có corticoid là hiệu quả nhất trong việc điều trị tất cả các thể viêm mũi xoang mạn tính. Thuốc làm giảm tất cả các triệu chứng như ngứa niêm mạc mũi xoang, do đó làm thông mũi và giải quyết ứ tắc xoang. Thuốc này tương đối an toàn khi sử dụng lâu dài do ít bị hấp thu vào máu.
Corticosteroid uống hiệu quả nhưng ít được sử dụng vì có nhiều tác dụng phụ độc hại như gây loãng xương, suy thượng thận (Cushing do thuốc), viêm loét dạ dày tá tràng... chỉ nên dùng trong trường hợp viêm mũi xoang nặng với thời gian ngắn khoảng từ 3-7 ngày.
Thuốc súc rửa mũi: Dùng dung dịch nước muối loãng hoặc NaCl 0,9% để rửa mũi bằng cách cho dung dịch nước muối 0,9% vào lọ nhựa sạch, rồi nhỏ vài giọt vào hốc mũi, sau đó cúi xuống và xì sạch dịch mũi, thực hiện như vậy vài lần vào các buổi sáng, chiều, tối.
Thủ thuật Proetz (xúc rửa xoang): Đây là cách rửa xoang, lấy mủ từ xoang ra bằng áp lực âm không gây đau hoặc chảy máu, không cần dụng cụ y khoa như kìm, kéo..., phù hợp với những trường hợp viêm mũi xoang nhẹ.
Các thuốc kháng sinh: Việc dùng thuốc đúng, đủ và đều đặn có thể diệt được vi khuẩn. Ngược lại, nếu dùng thuốc không đúng chỉ định, vi khuẩn sẽ lờn thuốc, gây bùng phát bệnh trở lại.
Phẫu thuật: Đây là chọn lựa sau cùng khi các phương pháp trên đều thất bại. Hiệu quả phẫu thuật xoang ít khi trọn vẹn, khả năng phục hồi trên 80% được xem là khá tốt. Thời gian phẫu thuật khoảng 15-30 phút. Với những ca phức tạp, phải can thiệp nhiều xoang như xoang hàm, sàng, trán, bướm, thời gian phẫu thuât kéo dài khoảng 2 giờ.

Viêm xoang

Người đăng: Doctor Van Thanh 0 nhận xét

Sốt, đau vùng mặt theo chu kỳ, nhức đầu, ngạt tắc mũi... là những biểu hiện của viêm xoang. Căn bệnh này gần đây có xu hướng tăng. Tại Bệnh viện tai mũi họng Trung ương, viêm mũi xoang chiếm hơn 60% tổng số bệnh nhân tới khám.

Có nhiều nguyên nhân gây bệnh:

Nhiễm khuẩn do viêm mũi hay viêm họng cấp hoặc sau các bệnh nhiễm khuẩn lây qua đường hô hấp, nhiễm khuẩn do răng.

Các kích thích lý, hóa học, các hơi khí hóa chất độc, độ ẩm cao cũng là nguyên nhân gây viêm xoang cấp.

Chấn thương do hỏa khí, cơ học hay áp lực gây xuất huyết, phù nề, thương tổn niêm mạc và thành xoang.

Các yếu tố tại chỗ như lệch hình vách ngăn hay nhét bắc mũi làm ứ tắc xuất huyết xoang.

Các yếu tố toàn thân như suy nhược, đái đường...

Khi bị viêm mũi xoang, thông thường bệnh nhân chỉ thấy mệt mỏi, sốt nhẹ, nhưng cũng có trường hợp sốt cao (nhất là ở trẻ em). Đau vùng mặt là dấu hiệu chính, thường đau về sáng do đêm bị ứ đọng xuất tiết, đau thành từng cơn gây nhức đầu. Đau nhức nhất là vùng quanh mắt, đau thành cơn, theo nhịp mạch đập. Ấn thấy đau ở phía dưới ổ mắt, cơn đau có chu kỳ đúng khoảng thời gian nhất định trong ngày, thường vào lúc từ 8 giờ tới 11 giờ. Bên cạnh đó, bệnh nhân thường thấy ngạt, tắc mũi. Tùy theo tình trạng viêm mà tắc một hay cả hai bên, mức độ nhẹ hoặc vừa, từng lúc hay tắc liên tục gây mất ngửi, ngạt nhiều bên đau, ngạt tăng về ban đêm. Chảy mũi đặc có thể mủ lẫn máu.

Trường hợp viêm xoang do răng số 5, 6, 7 hàm trên sẽ thấy bị áp-xe quanh răng, đau nhức theo nhịp mạch đập. Lợi quanh đó bị viêm, mủ chảy từ xoang ra rất thối, chảy mủ mũi vàng đục làm hoen bẩn khăn tay, có mùi hôi. Xì mạnh đôi khi thường gây đau và lẫn tia máu. Viêm xoang cấp có thể tự khỏi nhưng cũng dễ chuyển thành viêm xoang mạn.

Về điều trị, bệnh nhân phải dùng thuốc kháng sinh, thuốc chống viêm và phù nề tại chỗ. Ví dụ: Đặt bấc có tẩm dung dịch tampon naphazolin, ephedrin vào khe giữa, xông menthol, khí dung. Chỉ chọc rửa xoang hàm khi đã giảm viêm nhiễm (hết sốt, bạch cầu trong máu trở lại bình thường).

Nôn

Người đăng: Doctor Van Thanh 0 nhận xét

Nguyên nhân

  • Do ăn thức ăn bị nhiễm khuẩn hay ôi thiu
  • Triệu chứng của một số bệnh: tắc ruột, viêm ruột thừa, sốt cao...

Triệu chứng

+ Một số truờng hợp không đáng lo ngại

+ Phải đi khám bệnh nếu có một số triệu chứng:

- Tình trạng kiệt nước ngày càng tăng mà không ngăn được

- Nôn nhiều kéo dài trên 24 tiếng

- Nôn nhiều, đặc biệt nôn màu xanh sẫm, nâu hoặc có mùi như mùi phân

- Ðau liên tục ở ruột, đặc biệt nếu người ốm không ỉa được hoặc khi áp tai vào bụng nghe có tiếng òng ọc

- Nôn ra máu

Xử trí

- Không ăn gì khi nôn nhiều

- Nhấp nước gừng

- Nếu bị kiệt nước: cho uống nhiều nước

- Nếu xử lý như trên không cầm được nôn: dùng một số thuốc cầm nôn như prometazin, diphenhydramin( theo chỉ dẫn của thầy thuốc)

-nếu nôn quá nhiều,để nghỉ ngơi ở nơi thoáng mát,cho uống bù nước (0rezon)

Bệnh lồng ruột

Người đăng: Doctor Van Thanh 0 nhận xét

Lồng ruột ở trẻ còn bú
I- Đại cương:
- Lồng ruột là một bệnh lý cấp cứu ngoại khoa rất thường gặp ở trẻ em. Bệnh lý diễn biến do một đoạn ruột lộn lại và chui vào lòng của đoạn ruột kế cận.
- Lồng ruột có thể gặp bất cứ ở lứa tuổi nào, nhưng gặp nhiều nhất là ở lứa tuôit 4-9 tháng.
Tài liệu thống kê nước ngoài: 65% bệnh nhân là dưới 1 tuổi.
Tài liệu thống kê trong nước con số này lên đến 95-97%.
- Lồng ruột gặp ở bé trai nhiều hơn bé gái (tỷ lệ 2/1 đến 3/1).
- Bệnh gặp quanh năm nhưng nhiều nhất là mùa đông xuân, mùa có tỷ lệ nhiễm trùng đường hô hấp cao.
- ít gặp ở trẻ suy dinh dưỡng, đa số gặp ở trẻ béo tốt, bụ bẫm.
Vài nét lịch sử, vào giữa thế kỷ XVII Paul Barbette đẫ mô tả bệnh lồng ruột và gợi ý mổ để tháo lồng. Vào giữa thế kỷ XIX bệnh đã được biết rộng rãi với tỷ lệ tử vong rất cao. Năm 1871 Jonathan Hutehinson đẫ mổ tháo lồng thành công trường hợp đầu tiên 1876 Hirschsprung báo cáo một loạt bệnh nhân được tháo lồng bằng áp lực nước. Năm 1897 mổ cắt đoạn ruột đã được tiến hành thành công lần đầu tiên. Năm 1913 Ladd đã sử dụng phương pháp chụp đại tràng có bơm thuốc cản quang như là một phương tiện để chẩn đoán. Sau này các tác giả Mỹ, Pháp đã tháo lồng đồng thời báo cáo việc sử dụng phương pháp thụt chất cản quang như là một phương pháp điều trị lồng ruột.
II- Bệnh căn.
Hiện nay nguyên nhân gây lồng ruột cấp tính ở trẻ em vẫn chưa được hiểu biết chắc chắn. Tuy nhiên vẫn có một số cách giải thích.
- Do sự mất cân đối nghiêm trọng giữa kích thước của hồi tràng và van hồi manh tràng, do đó lồng ruột dễ xuất hiện.
- Một số tác giả cho rằng viêm hạch của mạc treo có vai trò trong cơ chế của lồng ruột. ở trẻ còn bú van Bauhin nhô vào trong lòng đại tràng, các nang bạch huyết phong phú, nhất là ở con trai. Các nang bạch huyết này khi viêm sưng nên sẽ cản trở nhu động của ruột non đang tăng lên do hạch bạch huyết bị viêm.
- Viêm hạch bạch huyết mạc treo có liên quan tới nhiễm siêu vi trùng. Mùa xảy ra lồng ruột trùng với thời gian có tỷ lệ nhiễm trùng đường hô hấp cao nhất. Nhiều bệnh nhân lồng ruột đã có phản ứng huyết thanh dương tính với một số loại vi rút (Adenovirus) và người ta cũng tìm thấy những thành phần của Adenovirus trong niêm mạc của ruột thừa được cắt bỏ khi mổ lồng ruột.
- Có tác giả cho rằng vùng hồi- manh tràng là nơi giao tiếp của hai luồng sóng nhu động ngược chiều nhau, nhu động xuôi chiều của hồi tràng và nhu động ngược chiều của đại tràng phải về phía manh tràng.
III- Giải phẫu bệnh lý.
Khối lồng bao gồm: ống ngoài, ống giữa, ống trong
- ống ngoài: (ruột “tiếp nhận” ).
- ống giữa:
- ống trong: (ruột bị lồng).
- Đầu khối lồng (điểm xuống thấp nhất của đoạn ruột bị lồng).
- Cổ khối lồng (nơi xuất phát của lồng ruột).
Mạc treo ruột cùng với mạch máu bị cuốn vào trong lòng đoạn ruột dưới, bị thắt nghẹt lại ở cổ khối lồng. Do tĩnh mạch bị chèn ép làm cho xuất hiện phù nề, hậu quả là các mạch máu càng bị chèn ép nặng hơn. Niêm mạc của đoạn ruột bị lồng nhanh chóng bị thương tổn và xuất hiện chảy máu. Nừu điều trị không kịp thời khối lồng sẽ bị hoại tử. (2,5% hoại tử trước 48 giờ và 82% hoại tử sau 72 giờ).
Các hình thái giải phẫu của lồng ruột được xác định bởi điểm khởi đầu của lồng ruột và vị trí ruôtj bị lồng vào.
- Lồng ruột hồi-đại tràng: Điểm khởi đầu là đoạn cuối của hồi tràng, sau đó hồi tràng chui vào đại tràng nhiều hoặc ít, tuỳ trường hợp theo hướng về phía hậu môn. Van Bauhin vẫn ở nguyên tại chỗ (lồng ruột xuyên qua van), hoặc tạo nên đầu của khối lồng (lồng ruột hồi-manh tràng, hoặc hồi-manh tràng).
- Lồng ruột hồi- hồi tràng đơn thuần: Rờt ít gặp trừ khi có nguyên nhân thực thể.
- Lồng ruột thừa vào manh tràng: Cực kỳ hiếm gặp.
- Lồng ruột phức tạp là sự kết hợp của các thể đã nêu lên
IV- Triệu chứng lâm sàng.
1- Triệu chứng cơ năng:
- Đau bụng: Đau bụng là biểu hiện nổi bật nhất, thể hiện điển hình là: Cơn đau bụng đột ngột, dữ dội, trẻ ưỡn người, xoắn vặn, ban đêm cơn đau đánh thức trẻ dậy, trong khi ban ngày làm trẻ phải ngừng mọi hoạt động bình thường (bỏ chơi, bỏ bú), cơn đau mất đi đột ngột cũng như lúc xuất hiện, mỗi cơn đau kéo dài 5-15 phút. Sau cơn đau trẻ có thể lại tiếp tục bú hoặc chơi nhưng các triệu chứng lại tái diễn sau giây lát.
- Nôn ra thức ăn: Xuất hiện từ cơn đau đầu tiên ở hầu hết trẻ nhỏ, nôn ra dịch xanh hoặc vàng xuất hiện ở giai đoạn muộn.
- ỉa ra máu: (chiếm 95%) đó là dấu hiệu ít nhiều đã muôn, vì vậy không nên chờ đợi để xác nhận chẩn đoán. ỉa ra máu xuất hiện có thể ngay từ cơn đau đầu tiên (thường là lồng chặt, khó tháo) hoặc có thể xuất hiện muộn sau 24 giờ. Đâ số các trường hợp máu lẫn chất nhầy, có thể đỏ hoặc nâu và cũng có thể có vài giọt máu tươi chảy ra hậu môn. Trong nhiều trường hợp máu chỉ được phát hiện khi thăm trực tràng bằng ngón tay.
- Đại đa số các trường hợp lồng ruột có bí trung đại tiện (vì khối lồng gây tắc hoàn toàn). Tuy nhiên đôi khi ruột không tắc hoàn toàn bệnh nhân vẫn tiếp tục đại tiện được. Đây là tình huống dễ làm cho chẩn đoán nhầm, nhất là có đến 7% số bệnh nhân bị ỉa chảy sau khi lồng ruột xuất hiện.
2- Triệu chứng thực thể:
- Sờ thấy khối lồng: Lúc bệnh nhân dịu cơn đau, bụng thường mềm, sờ thấy khối lồng thành một khối dài, di động, chắc mặt nhẵn, đau khi ấn, nằm dọc theo vị trí của khung đại tràng. Không phải bất cử trường hợp nào cũng sờ thấy khối lồng: Do khối lồng nằm núp dưới bờ sườn phải, góc gan hoặc khi khối lồng xuống thấp hơn nhưng bụng lại căng chướng do tắc ruột đến muộn. Tỷ lệ sờ thấy khối lồng từ 85-95% các trường hợp.
- Thăm trực tràng bằng ngón tay thấy có máu dính theo găng biểu hiện của xuất huyết ruột. Như lời của Mondor “nếu là lồng ruột cố tìm sẽ thấy máu ở phân”. Nhiều bệnh nhân đến muộn có thể sờ thấy đầu của khối lồng khi thăm trực tràng, có thể kết hợp sờ nắn bụng và thăm trực tràng để xác định khối lồng.
3- Triệu chứng toàn thân:
Bệnh nhân thường mệt lả, ít hoạt động. Nhiệt độ có thể tăng cao.
4- Triệu chứng X.quang:
Chụp bụng không chuẩn bị ít có giá trị trong chẩn đoán, chỉ cho thấy một số dấu hiệu gợi ý:
- Một vùng cản quang dưới gan hoặc thượng vị tuơng ứng với vị trí khối lồng.
- Không có hơi ở hố chậu phải do manh tràng đã di chuyển.
- Các biểu hiện của tắc ruột: Mức nước, mức hơi, điển hình khi bệnh nhân đến muộn.
- Chụp x quang bụng không chuẩn bị cũng cho phép xác định có liềm hơi hay không (ruột đã thủng hoặc chưa) giúp ích cho chỉ định điều trị.
Chụp bụng bao giờ cũng có các hình ảnh đặc hiệu của lồng ruột.
Những trường hợp chống chỉ định trong chụp đại tràng có bơm Baryt
- Hội chứng viêm phúc mạc.
- ỉa máu ào ạt.
- Có liềm hơi trên phim chụp không chuẩn bị.
- Hội chứng tắc ruột (không phải là một chống chỉ định tuyệt đối nhưng phải hết sức hận trọng khi chỉ định).
Kỹ thuật:
- Thủ thuật được tiến hành phải có mặt của phẫu thuật viên và kỹ thuật viên x quang.
- Tiền mê: Atropin với Amynazin.
- Bệnh nhân nằm ngửa chân duỗi.
- Bốc thụt đựng chất cản quang được nối liền với một cannin đặt vào hậu môn.
- áp lực không được vượt quá 120 cm nước.
- Thuốc cản quang dừng ở đầu khối lồng sẽ cho một số hình ảnh đặc hiệu kinh điển: Hình càng cua, hình đáy chén, hình âm thoa.
Nên chụp 1 phim lúc bắt đầu thấy hình ảnh lồng ruột và 1 phim sau khi đã tháo lồng được.
Những năm gần đây người ta dùng phương pháp bơm khí vào đại tràng thay cho bơm Baryt. Hình ảnh của lồng ruột khi bơm khí cũng điển hình như bơm Baryt. ĐâY là thủ thuật an toàn, ít tốn kém.
5- Triệu chứng siêu âm.
- Từ hơn 10 năm nay, siêu âm đã được sử dụng để chẩn đoán lồng ruột.
- Khi cắt ngang: Khối lồng tạo nên một hình ảnh có đường kính ftrên 3 cm với vùng trung tâm tăng âm và vùng ngoại vi giảm âm.
- Khi cắt dọc: Khối lồng có hình ảnh của một bánh xăng-uych (Sandwich). Siêu âm nên được sử dụng để chẩn đoán thay chụp đại tràng khi các biểu hiện lâm sàng không điển hình hoặc dễ kiểm tra kết quả tháo lồng. Đẩi với các tác giả có kinh nghiệm, siêu âm có thể cho kết quả chẩn đoán đúng 100% các trường hợp.
V- Chẩn đoán.
1- Chẩn đoán xác định.
- Trường hợp đến sớm dựa vào phưong trình Fovro để chẩn đoán:
- Đau bụng dữ dội từng cơn- khối lồng- lồng ruột.
- Đau bụng dữ dội từng cơn- thăm trực tràng có máu = lồng ruột.
- Đau bụng dữ dội từng cơn- Hình ảnh x quang đặc hiệu + lồng ruột.
2- Chẩn đoán phân biệt:
- Viêm ruột thừa cấp, viêm dạ dày cấp.
- Lỵ cấp (trẻ còn bú ít bị).
- Polip trực tràng, túi thừa Meckel, u nang túi mật.
- Phân biệt với các nguyên nhân đi ngoài ra máu khác.
VI- Điều trị:
1- Tháo lồng bằng Baryt hoặc bằng khí.
Ngày nay việc tháo lồng bằng khí đang được sử dụng phổ biến thay cho tháo lồng bằng Baryt nếu không có chống chỉ định.
ởViệt Nam tháo lồng bằng khí được tiến hành 1964 và từ 1973 tác giả Ngô Đình Mạc đã nghiên cứu có hệ thống và toàn diện. Tác giả đã sản xuất máy tháo lồng có van điều khiển áp lực nhằm đề phòng biến chứng vỡ đại tràng trong khi tháo lồng.
Tỷ lệ tháo lồng nếu bệnh nhân đến sớm trong 24 giờ đầu là 90% các trường hợp.
Các tiêu chuẩn cho biết đã tháo lồng được:
X.Quang:
- Baryt hoặc khí ùa vào hồi tràng.
- Manh tràng và đại tràng lên trở lại vị trí bình thường.
Lâm sàng:
- Hếtt đau, hết nôn, ngủ yên, ỉa phân vàng.
- Cần phải cảnh giác với các trường hợp lồng kép hồi-hồi-đại tràng. Tuy thuốc cản quang hoặc khí đã sang ruột non nhưng lồng hồi-hồi tràng vẫn còn.
2- Điều trị bằng phẫu thuật:
a) chỉ định: Khi lồng ruột có chống chỉ định tháo lồng bằng khí hoặc khi đã tháo lồng bằng khí không có kết qủa.
b) Vô cảm: Với trẻ em tốt nhất là gây mê, gạc hở Ete-oxy. Nếu tắc ruột non đến muộn nên gây mê nội khí quản.
c) Đường rạch: Hợp lý nhất là rạch đường trắng giữa trên và dưới rốn để dễ dàng kiểm tra xử lý cắt đoạn ruột khi cần.
d) Kỹ thuật tháo lồng: Khi thấy khối lồng dùng tay nắn nhẹ nhàng từ dưới lên trên, ngược chiều nhu động ruột, đẩy lùi dần khối lồng> Nừu khó khăn nên đắp huyết thanh ấm hoặc phóng bế Novocain mạc treo ruột và chờ đợi. (Hình 3).
- Khi phải cắt đoạn ruột do đạon ruột lồng bị hoại tử nên nối ruột ngay hay đưa ra ngoài hiệnvẫn chưa có ý kiến thống nhất.
- Nếu ổ bụng không có biểu hiện viêm phúc mạc nặng, nên nối ruột ngay bằng kỹ thuật nối tận-tận dùng chỉ liền kim, kim tròn loại 4/0 hoặc 5/0.
- Nếu ổ bụng có biểu hiện viêm phúc mạc nặng nên dẫn lưu hai đầu ruột ra ngoài theo phương pháp Mikulicz.
Tử vong sau mổ lồng ruột giảm đáng kể cùng với thời gian.Nguyên nhân tử vong sau mổ chủ yếu là viêm phổi và sốt cao co giật.

Lồng ruột ở trẻ lớn

Nếu lồng ruột ở trẻ còn bú là hình thái cấp tính, diễn biến rất nhanh thì trái lại lồng ruột ở trẻ lớn chủ yếu là hình thái bán cấp hoặc mãn tính, triệu chứng không điển hình nên dễ chẩn đoán muộn.
I- Nguyên nhân:
Đa số lồng ruột ở trẻ lớn có nguyên nhân thực thể:
- Manh tràng và một phần đại tràng phải di động.
- Pô líp hoặc u ruột non hoặc đại tràng.
- Túi bịt Meckel còn.
II- Triệu chứng lâm sàng:
Đau: Đau không dữ dội như ở trẻ nhỏ.
Nôn: Hay gặp.
ỉa máu: Tỷ lệ không cao (khác với lồng ruột ở trẻ nhỏ). (tỷ lệ khoảng 44%).
Sờ nắn: Thấy có khổi lồng (tỷ lệ khoảng 89%).
Nói chung: Triệu chứng đau bụng và khối lồng xuất hiện từng đợt. Bệnh nhân đau bụng có thể 1-2 ngày, sau lại hết đau, khối lồng biến mất.
Sau những khoảng thời gian khác nhau, đau bụng và khối lồng lại tái xuất hiện. ít khi bệnh nhân có biểu hiện tắc ruột hoàn toàn.
III- Triệu chứng cận lâm sàng.
Chụp đại tràng có bơm thuốc Baryt hoặc bơm khí cho dấu hiệu đặc hiệu của lồng ruột. Tuy nhiên đôi khi không bắt được hình ảnh lồng ruột vì khối lỏng lẻo, rất dễ bị tháo dưới áp lực trước khi kịp quan sát, do vậy siêu âm trong cơn đau có giá trị chẩn đoán cao.
IV. Chẩn đoán.
Trong đa số các trường hợp lồng ruột có thể chẩn đoán được dựa vào lâm sàng (đau bụng- khối lồng). Nếu không sờ thấy khối lồng nên chụp đại tràng có bơm thuốc cản quang hoặc bơm khí hoặc siêu âm để xác định chẩn đoán.
Cần chẩn đoán phân biệt với tắc ruột do giun- một bệnh phổ biến ở nước ta: (khối lồng khi sờ được thường nhẵn và nằm dọc khung đại tràng).
V- Điều trị:
Lồng ruột ở trẻ lớn đa số có nguyên nhân thực thể, dễ tái phát. Vì vậy điều trị bằng phẫu thuật khi mổ phải chú ý tìm nguyên nhân và giải quyết:
- Cắt túi thừa Meckel.
- Cắt Polip.
- Nếu manh tràng di động: Nên cắt ruột thừa và cố định manh tràng để tránh tái phát.

Bệnh sâu răng

Người đăng: Doctor Van Thanh 0 nhận xét

Sâu răng làm tiêu men răng, ngà răng, các tổ chức không có tế bào. Bệnh không tự khỏi.

Nguyên nhân

- Do bẩm sinh, do hình thể: rãnh, lõm trên mặt nhai dễ bị sâu

- Do thức ăn: nhất là đường- nguồn thức ăn của vi khuẩn

Triệu chứng

tê hoặc buốt khi uống nước nóng quá hoặc lạnh quá, sau đó là đau.

Dự phòng

- Chải răng thường xuyên vào buổi sáng hoặc tối, chải răng đúng cách bằng bàn chải lông mềm, chải mặt ngoài, mặt trong và mặt nhai, trên và dưới. Nên cầm bàn chải quay 450 về phía lợi, chải kỹ rìa lợi và cổ răng.

- Súc miệng, nên súc lần cuối với nước chè (chè tươi, chè hạt, nước vôi) trong vài phút vì chè có nhiều flo.

- Nên tập cho trẻ từ tuổi mẫu giáo thói quen chải răng, tránh ăn bánh, kẹo giữa các bữa ăn. Nếu ăn nên súc miệng ngay.

- Dùng nước máy, muối ăn, sữa chứa flo, dùng kem đánh răng có flo giảm được 30% sâu răng.

- Dùng chất nhựa phủ lên mặt nhai.

Ðiều trị

khi bị sâu răng cần điều trị sớm bằng khoan răng, trám răng. Cần điều trị sớm, không đợi răng đau mới chữa.

Bệnh cao huyết áp

Người đăng: Doctor Van Thanh 0 nhận xét

Bệnh cao áp huyết (hypertension,high blood pressure) nguy hiểm,đưa đến những biến chứng như tai biến mạch máu não (stroke),chết cơ tim cấp tính (heart attack),suy tim,suy thận. Cao áp huyết còn rút ngắn tuổi thọ.Khổ cái,trong đa số các trường hợp,cao áp huyết không gây triệu chứng.Nhiều vị không biết mình mang bệnh,tình cờ đi thăm bác sĩ vì một lý do gì khác,được bác sĩ cho biết có cao áp huyết.Cho nên,cao áp huyết nổi danh là một ‘’căn bệnh thầm lặng’’.

Cao áp huyết là gì? Tim bơm máu đi nuôi các cơ quan của cơ thể qua những hệ thống mạch máu gọi là động mạch.Ví như một máy bơm nước đẩy nước qua các ống dẫn.Khi máu được tim bơm đầy,và chảy trong lòng các mạch máu,sức ép của máu vào thành mạch máu sẽ tạo một áp suất (pressure) gọi là áp huyết (blood pressure).Áp huyết thay đổi tùy lúc, và tùy các hoạt động của cơ thể.Áp huyết xuống thấp hơn lúc ta ngủ,nghỉ và lên cao hơn khi tinh thần ta kích động,buồn bực hoặc trong lúc ta tập thể dục,chơi thể thao.

Áp huyết được diễn tả bằng 2 số, thí dụ: 140/90.Số trên (140) được gọi là áp suất systolic (áp suất tâm thu): Sức ép của máu vào lòng động mạch mỗi khi tim co bóp để bơm máu ra khỏi tim.Số dưới (90) được gọi áp suất diastolic (áp suất tâm trương): Áp suất trong lòng động mạch khi con tim dãn ra giữa hai nhịp co bóp.Số trên tượng trưng áp suất cực đại (maximum) trong lòng động mạch và số dưới tượng trưng áp suất cực tiểu (minimum) trong lòng động mạch.

Theo sự phân loại mới,áp suất systolic bình thường dưới 120 và áp suất diastolic dưới 80.Áp huyết từ 140/90 trở lên được xem là cao (đo ít nhất 3 lần,vào 3 dịp khác nhau),cao độ

1: Áp suất systolic: 140 đến 159,áp suất diastolic: 90 đến 99,cao độ 2: áp suất systolic: từ 160 trở lên,áp suất diastolic: từ 100 trở lên.

Những vị có áp suất systolic trong khoảng từ 120 đến 139,hoặc áp suất diastolic từ 80 đến 89,nay được xem là tiền cao áp huyết (prehypertension),sau dễ tiến đến cao áp huyết.

NGUYÊN NHÂN

Ðến 90% các trường hợp cao áp huyết,nguyên nhân của bệnh chưa được biết rõ,hoặc nói cách khác,với trình độ y khoa hiện tại,người ta chưa tìm ra được nguyên nhân.Một số như các trường hợp cao áp huyết gây do uống rượu nhiều quá,do bệnh của tuyến nội tiết,bệnh thận.

Có một số yếu tố ảnh hưởng,khiến người nọ có thể dễ mang bệnh cao áp huyết hơn người kia:

- Yếu tố gia đình: Cao áp huyết có tính di truyền.Có cha mẹ,anh em ruột cao áp huyết, đi khám bác sĩ,bạn nhớ cho bác sĩ biết điều này bạn nhé.

- Ðàn ông: Ðàn ông dễ cao áp huyết hơn phụ nữ.Tuy vậy,phụ nữ,sau khi mãn kinh, cũng dễ cao áp huyết hơn lúc còn kinh.

- Tuổi tác: Cao áp huyết dễ xảy ra sau tuổi 35.

-nòi giống: Người da đen hay cao áp huyết hơn người da trắng và bệnh cao áp huyết ở người da đen cũng nặng hơn.

- Béo mập: Khi sức nặng của ta trên sức nặng lý tưởng so với chiều cao và vóc người 30% trở lên.

- Bệnh tiểu đường: Tiểu đường và cao áp huyết như đôi bạn thân,hay đi đôi với nhau, lại cùng nhau phá hoại tim và thận mạnh hơn.

- Rượu: Các khảo cứu cho thấy rượu uống nhiều và thường xuyên có thể đưa đến cao áp huyết,đồng thời cũng làm tăng tỷ lệ bị tai biến mạch máu não và bệnh thận.

- Ðời sống thiếu vận động: Ðời sống thiếu vận động dễ gây béo mập và béo mập,như đã biết,có thể đưa đến cao áp huyết.

BIẾN CHỨNG CỦA CAO ÁP HUYẾT

Bệnh cao áp huyết,không chữa trị,làm hại cơ thể ta nhiều cách.Áp huyết cao hơn bình thường khiến tim và các mạch máu phải làm việc nhiều hơn.Con tim lúc nào cũng gắng sức, sau trở thành mệt mỏi và yếu dần.Cho đến một lúc,con tim suy yếu sẽ không còn bơm đủ máu,không đáp ứng được nhu cầu của các cơ quan trong cơ thể,nhất là khi người bệnh vận động,gây các triệu chứng mau mệt,choáng váng,khó thở...,nhất là khi vận động.

Áp suất cao trong các mạch máu có thể làm tổn thương thành của các mạch máu. Nhưng chỉ tổn thương trong lòng các mạch máu dễ bị chất mỡ cholesterol và các tế bào tiểu cầu (platelet) luôn luôn có sẵn trong máu bám vào.Cơ chế dây chuyền này lại càng làm lòng các mạch máu tổn thương thêm nữa và dần dần nhỏ hẹp lại.Bạn tưởng tượng,nếu các mạch máu dồn máu đến nuôi tim càng lúc càng tổn thương và nhỏ hẹp lại,dĩ nhiên đến một ngày nào đó,sẽ không còn mang đủ máu đến để nuôi tim.Nếu một phần tim thiếu máu nuôi trầm trọng,phần tim đó có thể chết và gây ra hiện tượng chết cơ tim cấp tính (heart attack).

Tương tự,cao áp huyết làm tổn thương các mạch máu nuôi óc,nuôi thân,nuôi mắt,... gây các biến chứng tai biến mạch máu não,suy thận,giảm thị giác,...So với người thường, người cao áp huyết,nếu không chữa,dễ bị bệnh hẹp tắc các động mạch tim khiến tim đâm ra thiếu máu nuôi (ischemic heart disease) gấp 3 lần,dễ suy tim gấp 6 lần và dễ bị tai biến mạch máu não gấp 7 lần.

ĐỊNH BỆNH

Ða số người cao áp huyết không có triệu chứng.Một số vị có những triệu chứng mơ hồ như hồi hộp (cảm thấy tim đập mạnh),nhức đầu,chóng mặt,...Cách tốt nhất,cứ 1-2 năm,dù chẳng cảm thấy mình có bệnh gì,bạn cũng nên đi khám bác sĩ và nhớ đo áp huyết,nhất là nếu bạn lại có những yếu tố không tốt như đã kể trên.

Với bác sĩ,định bệnh cao áp huyết thường chẳng khó gì.Một người xem là có cao áp huyết,nếu áp huyết cao từ 140/90 trở lên,đo 3 lần vào 3 dịp thăm khám khác nhau (người bệnh không nên dùng cà-phê,hút thuốc lá trước đó,nên ngồi nghỉ một lát,rồi áp huyết được đo ở tư thế ngồi hay nằm).Sau khi xác định một người có cao áp huyết,để tìm xem các cơ quan bên trong cơ thể đã tổn thương do cao áp huyết hay chưa,để từ đó,sẽ hoạch định đường hướng trị liệu,bác sĩ sẽ khám kỹ mắt,tim,các mạch máu.Ðồng thời, bác sĩ cho thử máu,thử nước tiểu, làm tâm điện đồ và chụp phim ngực (chest X-ray: chúng ta hay quen miệng gọi phim phổi). Những thử nghiệm và phim ngốc này giúp bác sĩ tìm hiểu thêm được người bệnh có cao cholesterol trong máu hay không,tim,thận đã tổn thương vì cao áp huyết hay chưa.Ðây là những yếu tố quan trọng cần nắm vững trước khi bác sĩ quyết định trị liệu bằng phương cách nào.

A.- Nhưng nếu bạn mang bệnh cao áp huyết,khi đi khám bệnh,bạn nên kể bệnh như thế nào nhỉ.Hay ta thử nghe một vị biết cách kể bệnh,trình bày cho bác sĩ nghe vấn đề cao áp huyết của mình:

Tôi đến đây hôm nay nhờ bác sĩ xem hộ tôi bệnh cao áp huyết.Tôi năm nay 45 tuổi, sang Mỹ mới 1 tháng.2 năm trước,một hôm đau bụng,tôi đi khám bác sĩ,được bác sĩ cho biết áp huyết tôi hôm đó 142 trên 90.Áp huyết đo lại 2 lần sau đó cũng vẫn cao trên 140/90.Bác sĩ kết luận là tôi có cao áp huyết nhẹ.Bác sĩ cho thử máu,thử nước tiểu,làm tâm điện đồ,chụp phim phổi (tôi nghe nói,ở bên này,người Mỹ gọi là ‘’chest X-ray’’,dịch là phim ngực),và cho biết tôi không bị tiểu đường,cao cholesterol hay bị bệnh gì khác.Sau 3 tháng theo dõi và khuyên tôi bỏ thuốc lá,ăn lạt,thường xuyên vận động không có kết quả,bác sĩ cho tôi uống Aldomet 250 mg,ngày 3 lần.Áp huyết tôi xuống còn 120/80,bác sĩ bảo là tốt.Có điều Aldomet hay làm tôi mệt mỏi và buồn ngủ.Giữa tôi với bác sĩ,tôi cũng xin nói thực,nó cũng làm vấn đề chồng vợ của tôi bị suy giảm.Tôi ngưng Aldomet từ ngày qua Mỹ 1 tháng trước và từ đó đến nay,không dùng thuốc gì cả.Tôi hoàn toàn không có triệu chứng gì bất thường.Tôi bỏ hẳn thuốc lá 2 năm trước,khi được biết bị cao áp huyết,theo lời khuyên của bác sĩ.Tôi không uống rượu thường xuyên,chỉ thỉnh thoảng cuối tuần làm vài lon bia với bạn bè cho vui.

Bạn cũng nhớ cho bác sĩ biết bạn có hút thuốc lá,có uống rượu,hoặc đang dùng bất cứ thuốc nào không,kể cả những thuốc mua bên ngoài không cần toa bác sĩ,vì nhiều thuốc,như thuốc ngừa thai,thuốc chữa sổ mũi,nghẹt mũi (Actifed, Dimetapp, Sudafed,...) có thể làm áp huyết tăng cao.

CHỮA TRỊ

Cao áp huyết cần được chữa trị cẩn thận,để giảm thiểu những biến chứng,giúp ta sống lâu hơn và vui hơn.Sự chữa trị tùy vào mức độ của căn bệnh và cũng tùy vào nhiều yếu tố khác.

Các phương pháp chữa trị lúc chưa cần dùng đến thuốc: Xuống cân nếu béo mập,ăn một thực phẩm ít mặn và ít chất béo,bỏ thuốc lá,bớt uống rượu,thường xuyên vận động.Mỗi người có một sức nặng lý tưởng so với chiều cao và vóc người.Nếu người cao áp huyết có sức nặng trên sức nặng lý tưởng,bác sĩ thường khuyên người bệnh tìm cách xuống ký bằng ăn kiêng (diet) và vận động (exercise).

Về mặt chữa bằng thuốc,có rất nhiều điều bác sĩ cần suy tính trước khi đặt bút biên toa. Ta cố đưa áp huyết xuống dưới 140/90 (ở người tiểu đường,người suy thận,nên dưới 130/80), với một thuốc rẻ,không gây phản ứng phụ (side effects),ngày dùng chỉ một lần cho tiện. (Nguyên tắc rẻ,đẹp,bền ở đâu cũng đúng.)

Thuốc chữa cao áp huyết ở Mỹ nay có 8 loại: Diuretics,ACE inhibitors,Angiotensin II receptor blockers,Calcium channel blockers,Beta blockers,Alpha blockers,Direct vasodilators, Centrally acting agents, tác dụng theo những cơ chế khác nhau,giá cả cũng rất khác biệt.

Thuốc nào cũng có mặt lợi và hại,cùng những tác dụng phụ của nó.Trong đa số các trường hợp cao áp huyết,những tài liệu hiện thời ở Mỹ đều khuyên chúng ta nên thử thuốc thuộc loại Diuretics (lợi tiểu) trước,vì thuốc này gần với nguyên tắc ‘’rẻ,đẹp,bến’’ nhất,rất hữu hiệu,lại rẻ,dùng lâu dài không cháy túi tiền.

Nhiều thuốc cao áp huyết có tác dụng chữa được cả bệnh khác,chẳng hạn các thuốc propanolol,timolol ngừa được các cơn nhức đầu một bên migraine,hai thuốc Hytrin,Cardura làm giảm các triệu chứng của bệnh to nhiếp hộ tuyến.Khéo dùng thuốc,ta có thể một ná bắn hai chim,dùng một thuốc chữa cả hai bệnh.

Bạn nên uống thuốc đều,không nên tự thay đổi lượng thuốc hoặc ngưng thuốc khi thấy áp huyết đã xuống lại bình thường và nhớ trở lại tái khám đúng hẹn với bác sĩ.Cao áp huyết là bệnh kinh niên,suốt đời ta cần chữa kỹ.

Sự chữa trị nào trong y khoa cũng là tính toán,dò dẫm,bạn nên để bác sĩ có dịp thi thố tài năng vài lần.Dùng một thuốc cao áp huyết không hợp,gây cho bạn phản ứng khó chịu,bạn nên trở lại cho bác sĩ biết,nhờ bác sĩ điều chỉnh sự chữa trị,có khi đổi một thuốc khác xem sao. Bạn chớ vội nghe rỉ tai: Thuốc tây ‘’nóng’’ lắm,chỉ nên dùng (như thế thì...tội cho thuốc tây lắm lắm,một thuốc làm bạn khó chịu,hàng trăm thuốc khác hàm oan).Rồi mất tiền vào những chữa trị chẳng có sách vở nào nói đến,cho đến một sáng đẹp trời,bạn mở mắt thức dậy,thấy một bên người liệt vì tai biến mạch máu não.Muộn mất rồi.

Cao áp huyết,‘’căn bệnh thầm lặng’’,lặng lẽ làm tổn thương các cơ quan của cơ thể và rút ngắn tuổi thọ.Khám phá anh chàng thầm lặng này,đặt anh ta vào vòng kiểm soát,ta cứu vãn được nhiều việc.

Loét dạ dày

Người đăng: Doctor Van Thanh 0 nhận xét

Loét dạ dày được coi là căn bệnh của cuộc sống văn minh. Con người càng quay cuồng chạy đua với thời gian, công việc thì bệnh càng phát triển. Hiện cứ 10 người lại có 1 người bị đau dạ dày.

Đa số trường hợp loét dạ dày là do vi khuẩn Helicobacter pylori (HP) gây ra. Vi khuẩn này hiện diện trong 90% bệnh nhân bị loét tá tràng và trong 70% loét dạ dày. Khám phá này đã mang lại giải Nobel cho hai nhà bác học Australia Marshall và Warren.

Thế nào là loét dạ dày?

Dạ dày sử dụng dịch vị để phân mảnh thức ăn. Để bảo vệ thành dạ dày khỏi bị sự tấn công của acid clorhydric trong dịch vị, một màng nhày dày bao phủ bên trong dạ dày. Nhưng khi sự tái sinh các tế bào của màng nhày bị rối loạn, kích thích của dịch vị tạo ra những vết loét đường kính vài milimet. Loét tá tràng diễn ra ở ruột tá, điểm tiếp nối giữa dạ dày và ruột non, chiếm 90%. Loét nằm ở dạ dày có thể dẫn đến các biến chứng trầm trọng.

Nguyên nhân gây loét?

Từ lâu, người ta cho rằng nguồn gốc loét dạ dày là các yếu tố tâm thể. Nhưng ngày nay, người ta biết rằng 99% là do vi khuẩn HP. Sự khám phá này đã tạo nên một cuộc cách mạng trong diều trị loét dạ dày-tá tràng bằng cách tiêu diệt vi khuẩn này.

Tuy nhiên, loét còn có thể do tác động của aspirine dùng thường xuyên hoặc các nhóm thuốc kháng viêm giảm đau không streoid khác. Đây là nhóm thuốc gây độc cho dạ dày và làm giảm cơ chế bảo vệ tự nhiên của màng nhày. Việc dùng các thuốc nhóm này để điều trị đau sẽ góp phần làm tăng tình trạng loét.

Các triệu chứng loét biểu hiện như thế nào?

Loét kéo theo những cơn đau như chuột rút, nóng bỏng, quặn thắt ở dạ dày. Cơn đau xuất hiện khoảng 4 giờ sau bữa ăn và có thể kéo dài tới bữa ăn kế tiếp. Bên cạnh đó còn có thể có các triệu chứng phối hợp như: buồn nôn, nôn, rối loạn tiêu hóa. Việc cung cấp thức ăn vào dạ dày thường giúp giảm đau. Các triệu chứng kéo dài vài ngày rồi trở nên đau theo định kỳ.

Khi nào đi bác sĩ?

Nếu cơn đau không thể giảm khi dùng các thuốc giảm đau bao tử không cần kê toa, nếu tái xuất hiện nhiều lần trong ngày đêm thì nên đi khám để được điều trị sớm và hiệu quả.

Đâu là những yếu tố làm nặng chứng loét dạ dày?

Có nhiều yếu tố làm tăng nặng vết loét dù không phải là nguyên gây ra loét, đó là nghiện thuốc lá, nghiện rượu, dùng nhiều cà phê, bị stress thường xuyên, dùng các thuốc giảm đau không steroid và các thuốc corticoid.

Cần từ bỏ các yếu tố trên một khi đã chẩn đoán bị loét. Cần theo một chế độ ăn uống cân bằng, sử dụng nhiều rau quả để cung cấp chất xơ (sợi), tránh các đồ chiên xào quá nhiều mỡ hoặc gia vị. Cần dành thời gian cho việc ăn uống; những bữa ăn vội vã sẽ làm cho dịch vị tiết ra nhiều gây đau cho vết loét.

Chẩn đoán loét dạ dày như thế nào?

Việc chẩn đoán cần đến kỹ thuật chụp fibroscopie dạ dày để thấy rõ vết loét và lấy sinh thiết các mảnh màng nhày. Bệnh nhân không thoải mái lắm với phương pháp này nên có thể trắc nghiệm gián tiếp bằng cách dùng test qua đường hô hấp.

Điều trị ra sao?

Cơ bản nhất vẫn là dùng thuốc tác dụng cùng lúc làm giảm tiết dịch vị và kháng sinh để tiêu diệt HP. Hai nhóm dược phẩm thường được sử dụng:

- Chống tăng tiết để ngăn chặn sự sản xuất acid chlorhydric và làm liền các tổn thương màng nhày: đó là chất ngăn chặn pompe proton thường được dùng từ 4-6 tuần.

- Các kháng sinh để tiệt trừ HP thường là amoxicillin và clarithromycin trong ít nhất là một tuần. Trong vài ngày, các triệu chứng biến mất nhưng không nên ngưng điều trị vì bệnh dễ tái phát cùng với chủng HP đã đề kháng với liều điều trị và kháng sinh cũ.

Khi nào cần đến phẫu thuật?

Với sự tiến bộ trong liệu pháp điều trị, chỉ định phẫu thuật ngày càng ít. Tuy nhiên, trong trường hợp xuất huyết dạ dày, bác sĩ phẫu thuật sẽ phải khâu lại các mạch máu hoặc khâu lại vết loét.

Trong loét dạ dày, điều gây lo ngại là sự phát triển thành ung thư. Sau nhiều lần tái đi tái lại không được điều trị đúng mức hoặc trong trường hợp nghi ngờ tình trạng của vét loét, bác sĩ phẫu tuật có thể lấy đi một phần dạ dày nơi có vết loét rồi tùy tình hình, có thể đồng thời cắt dây thần kinh phế vị để giảm tình trạng tiết ra acid chlorhydric

Biến chứng gồm những gì?

Nếu không được điều trị, vết loét có thể phát triển các biến chứng như xuất huyết dạ dày hoặc thủng dạ dày. Xuất huyết có thể được nhận biết ở tình trạng nôn ra máu (màu đỏ hoặc đen) hoặc có máu đen trong phân. Tình trạng xuất huyết cho thấy mức trầm trọng các mạch máu bị tổn thương.

Thủng bao tử thường kèm theo đau dữ dội ở bụng, cần phải thăm khám khẩn cấp. Chúng thường kéo theo viêm màng bụng. Bệnh nhân cần được nhập viện và can thiệp bằng phẫu thuật. Có bệnh nhân không đau dữ dội nhưng vẫn bị xuất huyết.

Tóc gãy rụng

Người đăng: Doctor Van Thanh 0 nhận xét

Tóc gãy, rụng là một trong những nguyên nhân làm mất vẻ đẹp của mái tóc và là đỉnh điểm của sự hư tổn.
Tóc gãy, rụng là vấn đề mà hầu như ai cũng gặp phải. Theo khảo sát có đến 31% phụ nữ Việt Nam gặp phải vấn đề tóc gãy rụng. Nghiên cứu cho thấy, bình quân mỗi người có khoảng 100 đến 150 nghìn sợi tóc. Tuy nhiên, mỗi sợi tóc không tồn tại mãi mà sẽ rụng đi sau khi đã hoàn thành vòng đời. Bình quân mỗi ngày bạn rụng từ 40 đến 100 sợi tóc. Nếu tóc rụng nhiều hơn 100 sợi mỗi ngày, có thể bạn đang gặp phải sự cố tóc gãy rụng.
Hiện tượng tóc gãy rụng khiến nhiều bạn nhầm lẫn và đồng nhất giữa tóc gãy và rụng. Thực tế đây là hai hình thức hư tổn hoàn toàn khác nhau. Tóc gãy thường xảy ra khi bạn tạo kiểu, cột tóc chặt làm cho sợi tóc gãy ngang nhưng chân tóc vẫn khỏe. Còn vấn đề tóc gãy rụng là do tóc bị ảnh hưởng bởi các hóa chất có trong thuốc nhuộm. Bên cạnh đó, uốn tóc cũng tác động trực tiếp lên lớp vảy sừng của tóc khiến sợi tóc xơ cứng, chân tóc yếu, mất độ đàn hồi dẫn đến tóc gãy rụng.
Sau đây là các tình trạng gãy, rụng tóc mà chúng ta thường gặp phải.
Vấn đề sức khỏe tác động đến mái tóc
Thể trạng liên quan đến độ chắc khỏe của mái tóc. Khi cơ thể bị ốm nặng, stress... sẽ tác động đến hoạt động của nội tiết, ảnh hưởng lên mái tóc, khiến chúng bị yếu và gãy rụng.
Thông thường, mái tóc sẽ dần lấy lại sức sống sau khi sức khỏe phục hồi. Do đó, bạn cần một chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý để bảo vệ sức khỏe cũng như mái tóc của mình.
Ngoài ra, bạn nên chọn loại thực phẩm giàu chất sắt có trong các loại rau xanh, trái cây như cam, chanh, bưởi hay trứng... vì chúng rất tốt cho sự sinh trưởng của tóc.
Tóc rụng do chăm sóc không đúng cách
Nhiều bạn gái không biết được tóc mình thuộc loại gàu, khô, dầu... để chọn dầu gội hay sản phẩm chăm sóc tóc phù hợp. Thói quen gội đầu không thường xuyên, để tóc dơ, bết cũng là nguyên nhân gây tóc yếu, dễ bị rụng.
Bạn nên nhờ các chuyên gia chăm sóc tóc tư vấn để hiểu rõ hơn về tình trạng tóc của mình. Từ đó, bạn sẽ chọn được loại sản phẩm chăm sóc tóc phù hợp.
Tóc gãy rụng do sở thích làm điệu
Sở thích thay đổi kiểu tóc như uốn, ép, duỗi, nhuộm... là nguyên nhân chính khiến căn bệnh "gãy, rụng" ngày càng phổ biến. Cho dù thay đổi kiểu tóc không thường xuyên, bạn vẫn có nguy cơ bị gãy rụng tóc nếu tóc không được chăm sóc đúng cách.
Do đó, bộ sản phẩm chăm sóc tóc chuyên biệt dành cho tóc gãy rụng là một lựa chọn hiệu quả dành cho bạn.
Trường hợp thay đổi kiểu tóc liên tục khiến tóc không có thời gian hồi phục. Các triệu chứng gãy, đứt, rụng tóc sẽ xuất hiện. Chúng nhanh chóng làm hư kiểu tóc yêu thích của bạn chỉ trong vài ngày sau đó.
Theo các chuyên gia, đây là loại hư tổn nặng nhất. Để khắc phục, bạn có thể cắt bỏ phần tóc hư tổn.
Tuy nhiên, giải pháp tối ưu là chọn loại sản phảm có chứa "serum" vì đây là tinh chất đặc trị, giúp phục hồi và làm chắc khỏe từng sợi tóc.
Bạn nên dùng thêm kem xả sau khi gội để giúp mái tóc phục hồi nhanh, làm mượt lớp biểu bì tóc hư tổn, nguyên nhân khiến tóc phồng, rối.

Bệnh mất ngủ

Người đăng: Doctor Van Thanh 0 nhận xét

Mất ngủ (insomnia) hay khó ngủ (sleeping dificulties) là chứng bệnh gây khó khăn trong đời sống rất nhiều người. Khó ngủ có nhiều dạng, khó đi vào giấc ngủ, ngủ không yên giấc, dậy sớm không ngủ lại được, hoặc tỉnh dậy nhiều lần trong khi ngủ, mỗi lần dài hơn 30 phút.

Vì định nghiã của từ mất ngủ hay khó ngủ không rõ rệt, tỉ lệ mất ngủ có thể từ 4% cho tới 48%. Khoảng 33% dân số bị một trong nhiều triệu chứng của mất ngủ, 15% bị ngầy ngật trong ban ngày, 18% không thoả mãn với giấc ngủ. 30% bệnh mất ngủ có liện hệ bệnh tâm thần

Nữ bị mất ngủ nhiều hơn Nam nhất là ở tuổi gần mãn kinh, nhưng nguyên nhân có lẽ do những bệnh liên hệ hơn là do thiếu hormone.

Càng lớn tuổi càng dễ bị mất ngủ, có thể do những bệnh phát sinh do lớn tuổi .

Yếu tố tạo khuynh hướng mất ngủ

(Tại sao tôi bị mất ngủ?)

  • Thói quen, thái độ về giấc ngủ do giáo dục từ nhỏ
  • Các chứng sợ sệt, lo nghĩ
  • Di truyền (cha me bị mất ngủ)
Yếu tố tạo mất ngủ

(Tại sao đến lúc này tôi mới bị mất ngủ?)

  • Một thay đổi cấp tính nào đó sẽ tạo mất ngủ: lo nghĩ (tiền bạc, gia đình, tình yêu, nghề ghiệp), chỗ ở ồn ào, lộn múi giờ v.v...) - nếu thay đổi này chỉ trong thời gian ngắn, chứng mất ngủ có thể sẽ không thành kinh niên.
Yếu tố kéo dài chứng mất ngủ

(Tại sao tôi bị mất ngủ lâu như vậy?)

  • Tâm lý:
  1. Nhầm lẫn về lý do mất ngủ
  2. Quá lo sợ vì mình bị mất ngủ (theo dõi đồng hồ suốt đêm; càng tức bực vì mất ngủ càng khó ngủ)
  3. Chưa đi ngủ đã cho rằng mình sẽ không ngủ được
  4. Lo nghĩ, chật vật, buồn rầu
  • Cách sinh sống và thói quen:
  1. Ngủ, thức không có giờ giấc đều - khi sớm, khi muộn
  2. Đi làm nhiều ca khác nhau (sáng - đêm)
  3. Thức dậy nhưng vẫn nằm lâu trên giường
  4. Ngủ trưa quá nhiều
  5. Không có thời gian thư giãn trước khi ngủ
  6. Không có thời giờ lo nghĩ trong ngày, chờ đến đêm, leo lên giường rồi mới bắt đầu suy tính công việc
  7. Hay ăn đêm làm bụng no khó chịu, chà răng trước khi ngủ làm tỉnh táo

Phân loại

Mất ngủ có thể phân loại như sau

  1. Mất ngủ nguyên phát (primary insomnia) có 3 dạng:

    1. Không rõ nguyên nhân (idiopathic): từ thời thơ ấu không có lý do chính xác
    2. Tâm sinh lý (psycho-physiological): do bất thường trong khả năng thích ứng với điều kiện của hoàn cảnh (thí dụ: cái giường trở thành một nơi tạo kích thích hơn là nơi để nghỉ ngơi)
    3. Nghịch lý (paradoxical): dù kết quả thử nghiệm (dùng máy đo ngủ - polysomnography) cho thấy bệnh nhân ngủ ngon, nhưng khi thức dậy vẫn cho là mình mất ngủ

  2. Mất ngủ thứ phát (secondary) do những lý do bên ngoài:

    1. Thiếu khả năng giải quyết vấn đề đang làm lo nghĩ
    2. Thói quen làm mất ngủ (ăn khuya, làm ca đêm, nghe nhạc ồn khi ngủ, chà răng trước khi ngủ v.v...)
    3. Bệnh tâm thần (trầm cảm...)
    4. Bệnh tật thể chất (đau, mỏi, tê v.v...)
    5. Dùng thuốc hay hóa chất (cà phê, trà, quen dùng thuốc ngủ, thuốc cấm v.v...)

Chứng mất ngủ ở trẻ em

Mất ngủ ở trẻ em có hai loại:

  1. Do thiếu kỷ luật từ cha mẹ (Limit-Setting Sleep Disorder): Trẻ ngủ không đúng giờ, hay đòi thức và chơi tới khuya và chỉ ngủ khi quá nệt
  2. Do thiếu dấu hiệu (Sleep-Onset Association Disorder): Trẻ không ngủ vì không có hay thấy một vật mình thích, như búp bê, mền, hay được hát ru, đu đưa v.v...

Đi vào giấc ngủ là một động tác sinh lý tự nhiên của cơ thể nhưng lúc còn sơ sinh cần được rèn luyện. Trẻ phải học cách cảm nhận một số dấu hiệu làm ngủ tự nhiên và tập ngủ theo những dấu hiệu ấy.

Khi cha mẹ chăm lo vỗ về quá độ sẽ làm trẻ bị mất khả năng ngủ tự nhiên và trẻ sẽ chỉ ngủ khi có những dấu hiệu đặc biệt do cha mẹ làm ra như hát ru, đu đưa, vỗ về.

Một số nghiên cứu gần đây về giấc ngủ của trẻ sơ sinh cho thấy trẻ sẽ ngủ ngon hơn nếu cha mẹ không đu đưa hay vỗ về.

Theo Tập San Y Học Úc (MJA 2005; 182:215-18), nếu cha mẹ tuân theo chỉ dẫn trong một tiết giảng dạy về phương pháp ru con, trẻ sơ sinh ngủ thêm được 80 phút mỗi ngày. Cha mẹ không nên động chạm đến trẻ khi gần ngủ và khi trẻ khóc, cha mẹ cố gắng cứ để cho khóc trong khoảng ít nhất là 5 phút.

Gần một nửa số cha mẹ than phiền về tình trạng con mình ngủ không ngon làm quấy giấc ngủ cả nhà, có thể đem đến bệnh trầm cảm sau khi sanh cho người mẹ, tan vỡ hạnh phúc gia đình và những vụ đối xử tệ hại với con cái v.v...

.......................................................................

Chị Hòa tâm sự: "Hiện nay bé Lan 11 tháng tuổi con chúng tôi đã ngủ ngon gần như suốt đêm (đúng vậy!). Nhưng tôi thì không. Lúc mới chợp mắt thì tôi bình thường, nhưng lại thức dậy lúc 3 hay 4 giờ sáng (lúc Lan thường dậy), trở mình trong vài giờ và chỉ có thể ngủ được một giờ nữa trước khi đồng hồ báo thức reo."
Việc người mẹ nằm thức trên giường khi trẻ sơ sinh hay mới biết đi đang ngủ một cách ngon lành là rất thông thường. Thật không may là ngủ ít và không sâu làm xói mòn sức khỏe và hạnh phúc của người mẹ, dẽ dàng dẫn đến tình trạng suy nhược. Ngủ ngon đóng vai trò quan trọng trong việc bù đắp năng lượng cho bản thân và ngăn chặn tình trạng kiệt sức.
May mắn là có nhiều cách giúp ngủ ngon:
• Cố gắng giảm caffein nói chung, ăn tối sớm, tránh dùng sôcôla muộn vào buổi tối, (sôcôla có chứa chất như caffein) và hạn chế rượu (nó thoạt đầu làm bạn thoải mái nhưng rồi làm bạn thức).
• Làm tất cả mọi cách để giảm stress. Hormone cortisol thường lên cao vào buổi sáng để giúp bạn chuẩn bị cho các hoạt động trong ngày, nhưng với quá nhiều căng thẳng thì hormon này sẽ tăng mạnh vào lúc rất sớm, làm bạn thức giấc vào 3 hay 4 giờ sáng. (Bạn cũng có thể đi thử nghiệm về cortisol tương đối ít tốn kém để xem có phải đây là vấn đề đang xảy ra với bạn hay không.)
• Trước giờ đi ngủ, thực hiện những hoạt động nghỉ ngơi như nghe nhạc, thiền, tập yoga, tắm, hát ru trẻ... Tránh tranh luận với trẻ hay bạn đời.
• Nếu đầu óc bạn đang lo lắng hay ám ảnh, hãy thử viết ra những lo nghĩ của bạn và tự hứa với mình bạn sẽ làm những gì có thể để giải quyết chúng vào buổi sáng. Hay mở rộng lòng trắc ẩn đến chính mình hay những người bạn đang lo lắng về họ.
• Để thân thể bạn thư giản bằng cách tưởng tượng đôi tay bạn rất ấm áp, thư giãn từ từ từng phần của cơ thể, hay tưởng tượng bạn đang trong một khung cảnh bình yên.
• Đảm bảo là bạn tiếp thu đủ chất Magiê và Canxi, cả hai đều cần thiết cho giấc ngủ. Mỗi ngày bạn cần 320 mg Magiê và 1.000 mg Canxi. Bạn có thể thử một liều lượng cao hơn một chút, 500 mg Magiê và 1.200 mg Can xi.
• Cuối cùng, bạn có thể thử dùng các thảo dược bán tại các cửa hàng thực phẩm dinh dưỡng. Những liều lượng hormon, melatonin thấp có thể lấy lại giấc ngủ. Còn tiền chất acid amin đến chất dẫn truyền thần kinh, serotonin – 5-hydroxytryptphan (5-HTP) – cũng có thể giúp bạn ngủ. Nhưng bạn KHÔNG NÊN thử những thứ này nếu bạn đang có mang hay cho con bú. Tốt nhất bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ có kinh nghiệm trong việc sử dụng những chất này.

Những điều cần biết về tóc

Người đăng: Doctor Van Thanh 0 nhận xét

Tóc có thể phát ra tín hiệu về sức khỏe của bạn. Điều này là sự thực bởi có những tác nhân ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể của bạn, trong đó có tóc. Hãy tìm hiểu những bí mật quanh tóc và sức khỏe dưới đây.
Gầu có nguy hiểm đến sức khỏe?
Nhiều người lo lắng khi đầu xuất hiện gầu. Nguyên nhân chưa rõ ràng lắm nhưng có thể đó là sự tăng trưởng quá mức của một loại nấm, bạn đang bị eczema hay một dạng vẩy nến, cũng có thể da đầu quá khô hoặc quá nhiều dầu, do ít gội đầu hoặc gội quá thường xuyên. Tuy vậy, có thể khẳng định gầu không gây hại. Cách khắc phục là dùng loại dầu chống gầu, để trong 5 phút rồi xả nước cho sạch. Có thể dùng thử nhiều loại dầu gội đầu trị gầu cho đến khi tìm được loại ưng ý nhất.
Đáng lưu ý là nếu gầu ở dạng bóng và có màu vàng, bạn có thể mắc một chứng viêm da. Nguồn gốc là da đầu có nhiều tuyến dầu. Mặc dù chứng viêm da này liên quan đến hormone, nấm hay thậm chí một số vấn đề của hệ thần kinh nhưng cách điều trị vẫn là dùng dầu gội trị gầu. Vài trường hợp có thể cần dùng đến thuốc steroid hay thuốc chống nấm.
Rụng tóc và tóc bạc sớm
Một số chuyên gia ước đoán con người có thể rụng 100 sợi tóc hoặc hơn mỗi ngày. Điều này không đáng ngại bởi 90% số tóc trên đầu liên tục tăng trưởng, chỉ có 10% là tạm nghỉ ngơi để rồi rụng đi sau đó 2-3 tháng. Gội đầu không làm rụng tóc bởi nó chỉ lấy đi những sợi tóc đã rụng từ trước. Những biến cố như một ca phẫu thuật, sinh con, dùng thuốc chữa bệnh, chế độ ăn kiêng cấp tốc, stress, tuyến giáp có vấn đề… đều có thể khiến tóc rơi vào tình trạng nghỉ ngơi. 2 tháng sau, bạn sẽ thấy tóc rụng hàng loạt, có khi cả nắm. Thông thường, tóc mới liên tục được sinh ra trong chu trình này, chỉ bác sỹ mới có thể quyết định tình trạng rụng tóc đó có cần điều trị hay không.
Trong trường hợp hói đầu, hệ thống miễn dịch của bạn do nhầm lẫn mà tấn công vào các nang tóc, khiến tóc rụng đột ngột. Chứng hói đầu không gây hại nhưng lại ảnh hưởng đến vấn đề tâm lý. Tóc có thể tự mọc trở lại hoặc dùng liệu pháp điều trị. Gene di truyền quyết định tới 90% nguyên nhân hói ở nam giới, trong đó gia đình bên ngoại ảnh hưởng hơn là bên nội. Phụ nữ ít khi bị hói đầu nhưng có thể bị mỏng dần và quá trình rụng tóc chậm hơn nam giới.
Còn tóc bạc không hẳn lúc nào cũng do tuổi tác. Nếu chưa tới 40 mà đã có nhiều tóc bạc, nguyên nhân là do gene di truyền. Tóc bạc cũng không phải là do có vấn đề về sức khỏe mặc dù tóc bạc sớm một phần do bệnh thiếu máu, rối loạn tuyến giáp hay thiếu vitamin B12. Nhiều người vẫn nhuộm tóc để trông đỡ bạc nhưng hãy cẩn thận với hóa chất nhuộm bởi nếu quá nhạy cảm, bạn có thể bị ngứa hoặc cháy da đầu.
Chăm sóc và bảo vệ tóc
Tóc khô, gãy và chẻ ngọn nguyên nhân đầu tiên là do ánh nắng mặt trời. Nếu tóc mỏng, nguy cơ da đầu bị cháy nắng sẽ cao hơn. Vì thế cần có mũ bảo vệ tóc hay sản phẩm chăm sóc tóc có chất bảo vệ khỏi ánh nắng mặt trời.
Tóc hỏng và rụng nhiều còn do cách thức đối xử với tóc: Buộc tóc quá chặt trong thời gian dài ảnh hưởng đến chân tóc khiến tóc dễ gãy và rụng. Trong khi nối tóc tăng lực kéo đối với chân tóc thì liên tục thay đổi kiểu tóc cũng làm tóc yếu hơn. Ví dụ sấy, là, hấp, tẩy đều gây tổn hại đến lớp vỏ bên ngoài bảo vệ tóc. Khi lõi tóc lộ ra ngoài, tóc bạn sẽ trở nên xơ rối. Mặc dù những tổn hại này không phải mãi mãi nhưng cách khắc phục là cắt bỏ phần tóc hỏng để tóc mọc lại.
Một chế độ ăn uống kiêng khem rất có thể khiến cho tóc của bạn phải trả giá. Thiếu các dinh dưỡng cần thiết, tóc sẽ bị khô và mất sức sống, dần dần sẽ bị rụng nhiều. Để tóc luôn khỏe mạnh, quan trọng là đảm bảo đủ chất đạm, sắt cùng với axít béo omega-3 trong một số loại cá, cà rốt để cung cấp vitamin A, các loài họ nhà hến cho chất kẽm… Ngoài ra, tăng cường ăn ngũ cốc và rau sẽ trúng hai đích: thực phẩm tốt cho tóc cũng tốt cho trái tim của bạn.
Hãy tận dụng cơ hội massage da đầu nếu có thể. Mặc dù chưa có bằng chứng chứng tỏ điều này giúp cải thiện tình trạng rụng tóc nhưng ít nhất nó sẽ gửi đến thông điệp tốt lành cho não của bạn. Phần da đầu phủ rất nhiều đầu dây thần kinh có độ nhạy cảm cao. Da đầu được massage sẽ làm cho máu lưu thông và giảm căng thẳng, giúp não giải phóng những hormone có lợi. “Đầu tư” các sản phẩm chăm sóc tóc phù hợp với loại tóc bạn “sở hữu”
“Đầu tư” các sản phẩm chăm sóc tóc phù hợp với loại tóc bạn “sở hữu”. Ví như đối với mái tóc khô, hư tổn hoặc đã qua xử lý hóa chất (như ép, nhuộm, uốn, sấy) hãy chọn mua những sản phẩm chăm sóc tóc có chứa thành phần nuôi dưỡng tóc và công thức giúp phục hồi mái tóc.
Còn nếu là chủ nhân của mái tóc dầu, nhờn bóng bạn nên chọn loại dầu gội đầu có khả năng tẩy sạch cao, dành riêng cho tóc dầu.

Cách duy nhất để khắc phục mái tóc chẻ ngọn là hãy cắt đi phần tóc đó và hi vọng mái tóc mới mọc ra sẽ khỏe và không bị chẻ ngọn.

Dùng lược thưa để chải tóc ướt
Sau khi gội đầu xong bạn đừng vội chải đầu ngay bằng lược thông thường, vì như vậy sẽ rất dễ khiến tóc của bạn bị đứt gãy. Thay vào đó bạn hãy dùng loại lược răng thưa để chải tóc khi còn ướt hoặc dùng các ngón tay để chải tóc.
Tốt hơn hết là bạn hãy đợi cho tóc khô rồi mới chải tóc.
Nên cắt tóc 6 - 8 tuần/lần
Việc cắt đi một phần đuôi tóc cứ 6 - 8 tuần một lần sẽ giúp bạn có thể loại trừ được những lọn tóc bị chẻ ngọn, kích thích tóc mọc tốt hơn. Thật sai lầm nếu như bạn hi vọng rằng có thể bằng mọi cách để khắc phục được mái tóc chẻ ngọn.
Cách duy nhất để khắc phục mái tóc chẻ ngọn là hãy cắt đi phần tóc đó và hi vọng mái tóc mới mọc ra sẽ khỏe và không bị chẻ ngọn.
Không nên“Chạy” theo mốt
Điều này có nghĩa là bạn không nên thường xuyên thay đổi kiểu tóc. Mặc dù các kiểu tóc mới sẽ giúp bạn tạo nên cá tính và những ấn tượng mới cho bản thân bạn. Nhưng kèm theo đó bạn cũng phải gánh chịu những hệ lụy theo cách này.
Dù tóc bạn có khỏe đến đâu cũng không thể liên tục thích ứng với các loại hóa chất, các kiểu uốn sấy, nhuộm, duỗi, hấp…Nếu quá lạm dụng các sản phẩm chăm sóc tóc sẽ khiến cho tóc bị khô, dễ hư tổn.
Mua sản phẩm chăm sóc tóc càng đắt càng tốt????
Bạn cho rằng các loại mỹ phẩm chăm sóc tóc càng đắt thì sẽ càng hiệu quả và sẵn sàng bỏ ra khoản tiền lớn để mua chúng. Tuy nhiên, điều này thật sai lầm, bởi quan trọng là mỹ phẩm đó có phù hợp với loại tóc mà bạn đang sở hữu cũng như mục đích sử dụng sản phẩm của bạn.
Đừng quá lạm dụng mỹ phẩm chăm sóc tóc
Bạn cần hiểu rằng trong các loại sản phẩm chăm sóc tóc, kể cả những loại kem và dầu dưỡng luôn có chứa hóa chất.
Chính vì thế, nếu quá lạm dụng các sản phẩm chăm sóc tóc sẽ khiến cho tóc bị khô, dễ hư tổn. Mà thậm chí còn có thể gây nên những kích ứng cho da đầu.
Thay vào đó, bạn có thể tự chế những sản phẩm chăm sóc tóc từ những nguyên liệu có nguồn gốc từ tự nhiên như dầu oliu, nước chanh, trứng gà tươi, sữa chua… Bạn hãy thử nhé, chắc chắn sẽ rất hiệu quả và khiến bạn phải bất ngờ đấy.
Không để tóc phải chịu nhiệt độ cao
Sấy tóc ở nhiệt độ cao, gội đầu với nước quá nóng hay không bảo vệ tóc trong những ngày trời nắng khi ra ngoài chính là tác nhân khiến cho mái tóc bị cháy, khô và thiếu sức sống.
Chính vì thế, bạn không nên gội đầu với nước quá nóng, chỉ sẩy tóc ở nhiệt độ vừa phải khi cần thiết và đừng quên đội mũ rộng vành khi ra nắng.

Blog Archive