Followers

Chảy máu cam (mũi) và cách xử lý

Người đăng: Doctor Van Thanh Thứ Năm, 5 tháng 11, 2009

Chảy máu cam và cách xử trí

Theo ước tính của các nhà chuyên môn, khoảng 60% dân số thế giới bị chảy máu cam ít nhất 1 lần. Trong một số trường hợp (đổ máu cam do tai nạn giao thông, tai nạn lao động), máu mũi có thể đổ hàng tháng, gây nguy hiểm đến tính mạng. Trong mọi trường hợp (dù chỉ do ngoáy mũi), xử trí đầu tiên là cầm máu, khi đã ổn định mới tìm hiểu nguyên nhân.

 

071059313901

Các điều tra tại Pháp cho thấy, nam giới hay bị đổ máu cam hơn nữ. Ở người trẻ tuổi, điểm chảy máu thường xuất phát từ phần trước của mũi, thường do chấn thương hoặc viêm đường hô hấp trên. Ở Lứa tuổi trên 40, điểm chảy máu lại xuất phát từ phần sau mũi, thường do các bệnh xơ cứng động mạch, cao huyết áp, u bướu...

Niêm mạc mũi rất dễ chảy máu vì có nhiều mạch máu tập trung và mạng lưới mao mạch cung cấp rất dày. Chảy máu mũi có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng hay gặp hơn cả là trên 40 tuổi (chiếm 64%), do thành mạch ở độ tuổi này có sức đàn hồi kém. Số bệnh nhân chảy máu mũi trong giai đoạn chuyển mùa hè - thu, đông - xuân tăng lên đáng kể. Bởi lẽ yếu tố thời tiết, khí hậu thay đổi thất thường ảnh hưởng lớn đến một số bệnh toàn thân như tăng huyết áp, tình trạng dị ứng…hoặc rối loạn vận mạch làm tổn thương nứt nẻ niêm mạc hốc mũi gây chảy máu. Chảy máu mũi ít gây ảnh hưởng tới tính mạng nhưng gây nhiều đau đớn và phiền phức khi tiến hành cầm máu mũi.

  Chính vì thế trước một người chảy máu mũi nên biết cách cầm máu trước, khi ổn định mới tiến hành tìm hiểu nguyên nhân. Tại nhà, nếu chảy máu mũi nhẹ: máu chảy nhỏ giọt ra phía trước của mũi, số lượng ít nên để người bệnh ngồi cúi về trước, dùng ngón cái và ngón trỏ bóp chặt hai cánh mũi trong 10 phút, máu có thể cầm. Ở những nơi có sẵn lá nhọ nồi hay lá chuối non có thể giã nhỏ rồi nhét vào bên mũi chảy máu.

Nếu máu vẫn tiếp tục chảy nhiều ra trước mũi và xuống dưới miệng (phải nhớ rằng luôn luôn đùn ra trước miệng) thì tuyệt đối không được nuốt máu vào bụng tránh chướng bụng và những chất độc do máu phân huỷ tạo thành, cho uống thuốc an thần như seduxen (nếu có). Nếu ở xa trung tâm y tế có thể tự tìm đoạn vải dài, sạch ấn sâu vào trong hốc mũi chảy máu rồi khẩn trương vận chuyển người bệnh đến trung tâm y tế gần nhất để cầm máu và tìm nguyên nhân để điều trị.

Chảy máu mũi rất hay tái phát, do vậy để phòng tránh, bệnh nhân cần thực hiện đúng hướng dẫn của thầy thuốc như: tiếp tục điều trị những viêm nhiễm tại mũi, khám và điều trị theo các chuyên khoa khác đã được xác định là nguyên nhân gây ra chảy máu mũi.

Nhìn chung, đổ máu cam thường do các nguyên nhân sau đây:

- Chấn thương nhỏ (lấy tay ngoáy mũi) hoặc chấn thương mạnh va đập trực tiếp vào mũi (tai nạn, ngã...).

- Viêm đường hô hấp trên (cúm, viêm xoang, hít hơi độc dẫ đến viêm mũi...).

- Lệch vách ngăn mũi, ung bướu (u xơ vòm, ung thư vòm mũi họng), bệnh phình mạch.

- Cao huyết áp hoặc bệnh do rối loạn quá trình đông máu.

- Dị vật: Khi thấy chảy máu và mủ một bên mũi, cần nghĩ đến tình trạng có dị vật ở đường thở.

- Không khí quá khô (độ ẩm thấp).

- Một số trường hợp máu cam đổ không rõ nguyên nhân, máu đột ngột chảy và tự cầm.

Xử trí

- Điều cần làm đầu tiên là dùng ngón ta ấn chặt vào bên cánh mũi có ra máu trong vòng 10 phút và nghiêng đầu về phía trước.

- Để người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn, nên cho người bệnh chống khuỷu tay lên mặt bàn hoặc lên tay vịn ghế tựa.

- Người bệnh cũng có thể dùng bông gạc cầm máu và làm liền sẹo bán tại các hiệu thuốc để dịt vào nơi chảy máu.

- Một cục nước đá đặt vào gốc mũi cũng có tác dụng làm cho máu ngừng chảy.

- Nếu đã làm các động tác trên mà máu vẫn chảy, nhất thiết phải gọi bác sĩ.

- Nhất định không được để bệnh nhân nằm hoặc để bệnh nhân ngả đầu ra đằng sau. Trong tư thế này, máu sẽ chảy ngược vào trong họng, gây nôn mửa và không làm đông máu.

- Việc bôi kem, vaselin, xịt thuốc hoặc nước muối vào trong mũi không phải là giải pháp lâu dài vì không giúp phục hồi độ ẩm của niêm mạc, còn có thể khiến mũi khô hơn.

- Nếu nguyên nhân của việc đổ máu cam là không khí khô, có thể dùng các thiết bị làm tăng độ ẩm trong phòng. Tuy nhiên, theo các nhà chuyên môn, đây chỉ là giải pháp tình thế.

Khi nào tìm bác sĩ?

- Máu mũi chảy do đầu bị va chạm mạnh hoặc bị một vật gì rơi vào.

- Đã làm các động tác sơ cứu mà máu vẫn chảy.

- Người bệnh bị huyết áp cao.

- Người bệnh có những triệu chứng khác (đau đầu, nôn mửa…).

- Nếu sau khi ngừng một thời gian, máu mũi lại chảy.

(Mạnh Hùng - Theo BS. Pascal Cassan, Doctissimo.com)

0 nhận xét

Đăng nhận xét

Blog Archive