Followers

Hội chứng suy giáp

Người đăng: Doctor Van Thanh Thứ Bảy, 21 tháng 11, 2009

HỘI CHỨNG SUY GIÁP

  1. ĐỊNH NGHĨA
    Suy giáp là một hội chứng gồm các triệu chứng lâm sàng gây ra do hormon giáp giảm thấp trong máu.
      Nguyên nhân suy giáp là do một tình trạng bệnh lý gây ra bất thường về cấu trúc và / hoặc chức năng tuyến giáp dẫn đén sự tổng hợp không đủ hormone giáp
      Suy giáp nguyên phát thường gặp ở nữ trung niên.
       Tần suất thay đổi tuỳ thuộc vào từng nghiên cứu, khoảng 1-2 /1000. Tần suất bệnh gia tăng theo tuổi. Tỉ lệ nữ mắc bệnh cao hơn nam từ 2 đến 8 lần.
    Suy giáp dưới lâm sàng: bệnh nhân không có các  triệu chứng lâm sàng rõ rệt. Biểu hiện cận lâm sàng thấy nồng độ hormone giáp trong máu trong giới hạn bình thường và nồng độ TSH tăng nhẹ.
    2. NGUYÊN NHÂN
    Có nhiều cách phân loại nguyên nhân:
    - Suy giáp bẩm sinh, SG mắc phải.
    - theo vị trí bệnh lý:  Sg nguyên phát, thứ phát, đệ tam cấp.
    - theo thới gian mắc bệnh: thoáng qua, vĩnh viễn…
    Thường dùng cách phân chia theo vị trí bệnh lý
    2.1. Suy giáp tiên phát:
    2.1 Suy giáp nguyên phát:
    do bệnh lý tại tuyến giáp gây giảm sản xuất H TG
    - Viêm giáp : VG Hashimoto, VG xơ hoá Riedel,VG bán cấp, VG sau sanh…
    -  Thiếu Iode kéo dài.
     - Do điều trị : sau điều trị bằng Iode đồng vị phóng xạ, phẫu thuật tuyến giáp, điều trị bằng thuốc kháng giáp tổng hợp ở bệnh nhân Basedow.
    - Rối loạn tổng hợp hormone tuyến giáp bẩm sinh: do thiếu men một phần hay hoàn toàn.
    - Dùng các thuốc có chứa iod kéo dài như  Amiodaron, thuốc ho, thuốc cản quang..…
    -  Suy giáp bẩm sinh : Bất sản hay loạn sản tuyến giáp – do thiếu iod – do mẹ dùng thuốc KGTH trong thời gian mang thai …
     - Do thuốc gây ức chế tổng hợp hormon tuyến giáp: thiocyanate, perchlorate, lithium ( điều trị bệnh tâm thần), resorcinol ( công nhân ngành dệt), ………..
    - Bệnh lý toàn thân có thâm nhiễm tuyến giáp như hemochromatosis, amyloidosis, cystinosis, sarcoidosis, sleroderma…
    -
    2.2. Suy giáp thứ phát :
    do gây giảm tiết TSH => tuyến giáp giảm thể tích và giảm sản xúât hormon giáp
    Nguyên nhân do u tuyến yên, sau phẫu thuật tuyến yên, do tuyến yên bị phá hủy (Hội chứng Sheehan), bệnh lý thâm nhiễm…. Suy tuyến yên có thể toàn bộ hay thiếu đơn độc TSH.
    2.3. Suy giáp đệ tam cấp: Rối loạn chức năng vùng hạ đồi gây giảm TRH => tuyến yên giảm TSH => tuyến giáp  giảm sản xuất T3 T4,thyroxin
    Do u, chấn thương, bệnh lý thấm nhuận, vô căn..
    2.4.  Đề kháng với hormone giáp
              Trong đó chỉ có đề kháng hormone giáp chọn lọc tại mô ngoại vi mới gây suy giáp có bất thường ở thụ thể đối với T4 ở tế bào,hoặc bệnh tự miễn.
    3.SINH LÝ BỆNH
    Giảm Hormon giáp gây tổn thương mô và giảm chuyển hoá

    -Da : do ứ đọng chất hyaluronic acid, là một mucopolysaccharide ưa nước dạng nhầy ở mô kẽ ở niêm mạc và các mô mềm gây ra hiện tượng phù niêm, phù cứng ấn không lõm.Tóc dễ rụng ,móng dễ gãy, mũi môi dày, nét mặt cằn cỗi sưng húp do phù.
    -Giảm tiết mồ  hôi và tuyến bã nhờn nên da khô, nhám.
    -Cung lượng tim giảm khỏang 20 -30 % do giảm  thể tích nhát bóp và nhịp tim nên vận tốc tuần hoàn giảm, giảm lượng máu đến mô ngoại vi (da lạnh), giảm nhịp tim.Sức cản mạch tăng lên do mạch ngoại vi co lại để dành máu cho  các cơ quan nội tạng.
    -Thâm nhiễm cơ tim, tràn dịch màng ngoài tim, bóng tim to. Các men tim như Creatinin kinase, aspartate aminotranferase, và latate dehydrogenase tăng nhẹ kết hợp với sự thay đổi trên ECG (thường là chậm xoang, PR kéo dài, biên độ QRS,  sóng P thấp).  
    -Hô hấp: cơ hô hấp cũng thâm nhiễm, giảm hoạt động. Có hiện tượng phù niêm ở niêm mạc đường dẫn khí gây giảm thông khí phút, có thể tràn dịch màng phổi hai bên. Hậu quả giảm thông khí phế nang, ứ đọng CO2.
    -Dễ hạ đường huyết, giảm khối lượng protid cơ thể.
    -Tiêu hóa: cảm giác chán  ăn và giảm nhu động ruột gây táo bón.
    -Hệ thần kinh TW: trì trệ các chức năng trí tuệ do giảm hoạt động não, ngủ nhiều. Thiếu oxy não mạn tính.
    -Hệ cơ: thâm nhiễm chất nhầy gây giả phì đại cơ, yếu cơ. Dẽ đau cơ khi hoạt động.
    giảm CHCB, giam thân nhiệt.
    +Tăng cân.
    + Mỡ: giảm chuyển hoá mỡ nên tăng cholesterol và triglyceride máu => gây tình trạng xơ vữa mạch máu
    + Thiếu máu đẳng sắc đẳng bào mức  độ nhe do tuỷ giảm tạo máu. Do gan cần hormon giáp để chuyển Caroten thành vitamin A nên suy giáp da vàng do ứ đọng caroten.
    + Ngưng phát triển xương dài, gây liền sụn và loạn sản đầu xương nếu xảy ra trước dậy thì.
    + Gây suy sinh dục ở cà nam và nữ.
    Điều hoà bài tiết hormon giáp
     
    Bình thường tuyến giáp được điều hoà hoạt động bài tiết bởi TSH.
    T3, T4 có tác dụng điều hoà ngược nồng độ TSH.
    Suy giáp nguyên phát: tuyến giáp giảm sản xuất hormon  giáp => nồng độ T4, T3 giảm trong máu kích thích tuyến yên tăng tiết TSH.
    Nếu tuyến yên giảm tiết TSH do bệnh lý => tuyến giáp  sẽ giảm kích thước và giảm hoạt động và giảm bài tiết T3, T4. Do đó nếu do nguyên nhân bệnh lýtuyến yên hay vùng dưới đồi thì đo nồng độ TSH giảm, T3 giảm, T4 giảm…
    Nhiều loại thuốc cũng có tác dụng ức chế bài tiết TSH, cần chu ý trên bênh nhân bệnh lý nội khoa nặng có xử dụng Dopamin, Dobutamin và glucocorticoid.. có thể có TSH giảm, T3 giảm nhẹ, T4 bình thừong thì cần làm lại xét nghiệm khi tình trạng bệnh nội khoa ổn trước khi chẩn đoán suy giáp trên cao.

4. LÂM SÀNG
 Yếu cơ         99%             Giảm trí nhớ 66 %
Da khô         97 %           Bón                       61 %
Da nhám      97 %           Tăng cân                59%
Lethargy       91 %           Rụng tóc                57%
Nói chậm      91 %           Khó thở                  55%
Phù mi mắt   90 %           Phù ngoại biên        55%
Sợ lạnh         89 %           Khàn gịong             52%  
Giảm tiết mồ hôi     89 %  Chán ăn                 45%  
Da lạnh        83 %           Tâm thần               35%
Lưỡi to         82 %           Rong kinh              32%
Phù mặt       79%            Điếc                       30%
Tóc khô        76%            Đau vùng trước ngực 25%
Da tái nhợt    67%
 ( theo WILLIAM TEXTBOOK OF ENDOCRINOLOGY 9 th)
- Biểu hiện lâm sàng của hôi chứng  suy giáp rất thay đổi tuỳ thuộc vào nguyên nhân, thời gian  mắc bệnh  và mức độ nặng của bệnh.
Triệu chứng ban đầu thường mơ hồ, có thể chỉ có một triệu chứng đơn độc một triệu chứng bất thường mới xuất hiện gần đây trên người có tiền căn bệnh lý tuyến giáp.
Giai đoạn muộn có phù niêm và đầy đủ triệu chứng lâm sàng điển hình.
SUY GIÁP NGUYÊN PHÁT
Thường gặp nữ > 50 tuổi.
4.1. Triệu chứng da niêm:
Phù niêm toàn thân.
-Mặt tròn như mặt trăng, ít biểu lộ tình cảm.
- Trán có nhiều nếp nhăn trông già trước tuổi. Mi mắt phù, nhất là mi dưới.
- Gò má hơi tím và nhiều mao mạch dãn.
- Môi dày và hơi tím.
- Bàn tay, bàn chân dầy, các ngón to, thô.  Đôi khi lòng bàn tay, bàn chân và da có màu vàng ( do tăng caroten).
- Da tay, da chân lạnh, thô nhám, khô bong vảy.
Do các mô bị thâm nhiễm:
- >  Lưỡi to, có dấu ấn răng.
- > dây thanh âm => khàn tiếng
->  niêm mạc vòi Eustache => ù tai, giảm thính lực.
->  niêm mạc mũi phù nề => ngủ ngáy
 - da chân tay lạnh, thô nhám, thường khô bong vảy
- lòng bàn tay, bàn chân và da có màu vàng
- Lông, tóc khô, dễ rụng, móng tay, móng chân mủn, dễ gãy.
4.2. Triệu chứng giảm chuyển hóa:
- Sợ lạnh, thân nhiệt giảm, mặc áo ấm ngay cả mùa hè.
- Rối loạn điều tiết nước uống: uống ít, tiểu ít, có hiện tượng chậm bài niệu.
- Cân nặng thường tăng mặc dù ăn uống ít.
- Rối loạn nhu động ruột: táo bón kéo dài.
- Giảm tiết mồ hôi rất đáng chú ý.
4.3. Triệu chứng tim mạch :
-Nhịp đập thường £ 60 l/p (tim đập >60l/p không loại trừ suy giáp), HA tâm thu thấp.
- Có đau vùng trước tim hay cơn đau thắt ngực thực sư, khó thở gắng sức.
- Khám thấy mỏm tim đập yếu, diện tim rộng, tiếng tim nghe mờ nhỏ.
- Có thể tràn dịch màng ngoài tim.
4.4. Triệu chứng thần kinh - cơ:
-Teo cơ co rối loạn chuyển hóa protéin thường gạp, tuy nhiên do hiện tượng thâm nhiễm dạng nhầy ở cơ nên có hiện tượng giả phì đạicơ.
-Cảm giác duỗi cứng cơ, giảm PXGX. Kéo dài thời gian PX gân gót, hay bị vọp bẻ.
4.5. Triệu chứng tâm thần:
- Thường thờ ơ, chậm chạp, trạng thái vô cảm.
- Suy giảm các hoạt động cơ thể, hoạt động trí óc, hoạt động sinh dục.
4.6. Triệu chứng nội tiết:
- Bướu giáp có thể to hay không to.
- Rối loạn kinh nguyệt: thiểu kinh hay vô kinh, kèm chảy sữa hoặc hội chứng mất kinh

- giảm bilido.
SUY GIÁP THỨ PHÁT
- không có bướu giáp lớn.
- lâm sàng thường không có phù niêm.
- triệu chứng thiếu máu rõ.
- kèm các biểu hiện suy thượng thận, suy sinh dục hay biểu hiện rối loạn tuyến nội tiết khác như vô kinh chảy sữa ( tăng prolactin)..
- rất dễ bị hạ đường huyết
- có tiền căn bệnh lý tuyến yên, PT tuyến yên hoặc triệu chứng u tuyến yên chèn ép (TALNS, bán manh..)
5. CẬN LÂM SÀNG
5.1. Ảnh hưởng của sự thiếu hụt hormone tuyến giáp ở ngoại vi:
- CTM : thiếu máu đẳng sắc hay nhược sắc, hồng cầu bình thường hay lớn.
- Giảm CHCB < - 10% so với bình thường.
- Thời gian phản xạ gân gót kéo dài > 320ms.
- Cholestérol máu > 3g/l (300mg%).
- Lipide máu toàn phần tăng, triglycéride cũng tăng.
- Créatinine Phosphokinase (CPK) tăng > 70 UI/l.
5.2. Định lượng hormone giáp lưu hành:
-  Nồng độ hormon giáp /máu : giảm
 T3, T4, FT4, FT3  giảm
T4 < 3mcg/dl.
T3 < 80ng/dl (<1.2 nmol/l)
 - Nồng độ TSH / máu :   bình thường  0,1 – 4 mUI/ mL
 Suy giáp TSH tăng =>  Suy giáp do bệnh lý tuyến giáp
Suy giáp TSH giảm =>  Suy giáp do bệnh lý tuyến yên
5.3. Các xét nghiệm giúp chẩn đoán nguyên nhân:
a) Nồng độ Iode trong máu toàn phần:
- Nếu tăng chứng tỏ suy giáp có thể do quá tải Iode.
- Nếu giảm Iode toàn phần (giảm < 4 mcg%.) thường là do thiếu Iode.
b) Các kháng thể kháng giáp:
-        Kháng thể kháng thyroglobuline > 1/2500 và kháng thể microsome > 1/50 cho phép nghĩ đến khả năng viêm giáp tự miễn.
c) Siêu âm tuyến giáp :
- Giúp đánh giá về kích thước và các bất thường về giải phẫu của tuyến.
d) Sinh thiết tuyến giáp qua chọc hút bằng kim nhỏ:
- Giúp phát hiện các  bất thường về mặt mô học của tuyến giáp.

e) Độ tập trung iod 131
Chẩn đoán định type các rối loạn tổng hợp hormon giáp bẩm sinh.
f) XN Chẩn đóan SG thứ phát
-
Test Quérido:chẩn đoán nguyên nhân suy giáp tại tuyến giáp hay tại tuyến
yên
- CT scan tuyến yên:  có u tuyến yên, hố yên rỗng, teo tuyến yên.
-  đo hormon tuyến yên: Prolactin, ACTH, FSH, LH, TSH, GH.

6. CHẨN ĐOÁN
6.1. Chẩn đoán xác định :
Dựa vào lâm sàng và cận lâm sàng.
 1 - SG dưới lâm sàng: TSH tăng nhẹ, FT4 bt, FT3 bt.
 2- Thể nhẹ : suy giáp nhẹ, tiềm ẩn, có rất ít triệu chứng lâm sàng.
  3-    Thể một triệu chứng nổi bật.
- Thiếu máu : có thể đi khám chuyên khoa huyết học lúc đầu vì thiếu máu. Thiếu máu đẳng sắc hay nhược sắc, sắt huyết thanh giảm. Nếu có hồng cầu lớn, dạng Biermer thì khá đặc hiệu, nhưng ít gặp.
-Thể cơ: cơ phì đại, kèm rối loạn trương lực cơ.
- Thể tiêu hoá: đại tràng khổng lồ, tá tràng khổng lồ (mega-dolichocolon, mega-duodenum);  túi mật co bóp yếu, có thể có sỏi.
-Thể thần kinh –tâm thần: có nhiều triệu chứng thần kinh khác nhau, đặc biệt là tr/c tiểu não. rối loạn tâm thần kiểu trầm cảm, sảng hoặc lú lẫn.
- Thể phù : tràn dịch đa màng
- Thể tim mạch : tim lớn trong phù niêm có khi có biến chứng suy tim, đáp ứng tốt với hormon giáp.
6.2. Chẩn đoán phân biệt :
 Nếu bệnh cảnh điển hình không cần  chẩn đoán phân biệt.
Chẩn đoán phân biệt  tuỳ  theo trịêu chứng lâm sàng nổi bật khi bệnh cảnh suy giáp không điển hình.
Một số trường hợp cần phân biệt
1 -Hội chứng Down : bất thường về nhiễm sắc thể (trisomie 21) rất giống vẻ mặt suy giáp đặc biệt là ở trẻ em.
2 -Đái tháo đường giai đoạn cuối có biến chứng suy thận: bệnh nhân cũng có tình trạng chậm chạp, suy nhược, ăn uống kém, phù nề, da niêm nhợt.
3 -Hội chứng thận hư : bệnh nhân cũng có phù, da niêm nhợt. Nên đo hormon giáp tự do vì giảm albumin có thể gây giảm lượng hormon toàn phần .
4 - Tình trạng thiếu máu, dinh dưỡng kém.
6.3 Chẩn đoán nguyên nhân : Dựa vào bệnh sử và khám tuyến giáp
a) Nếu suy giáp không có bướu giáp :
- Tai biến điều trị : phẫu thuật, Iode đồng vị phóng xạ.
- Tuyến giáp lạc chổ , không có tuyến giáp ( bất sản hay loạn sản tuyến giáp) :  cần làm siêu âm, xạ hình vùng cổ, trung thất trên.
- Teo tuyến giáp có thể do viêm giáp  tự miễn không có triệu chứng, diễn  tiến từ từ   ( vô căn).
b) Nếu suy giáp có bướu giáp lớn :
- Rối loạn sinh tổng hợp hormone tuyến giáp bẩm sinh.
- Viêm giáp đặc biệt là viêm giáp Hashimoto.
- suy giáp  do bệnh lý thâm nhiễm tuyến giáp..
- Rối loạn chức năng tuyến giáp do dùng thuốc hay có chất kháng giáp  trong thức ăn.
- Do rối loạn chuyển hóa Iode thừa hay thiếu Iode.
MỘT SỐ NGUYÊN NHÂN SUY GIÁP:
          1- Suy giáp vô căn: thường được coi như hậu quả do viêm tự miễn dạng teo.
          2- Viêm giáp Hashimoto:
Suy giáp có tuyên giáp to, chắc như cao su, không đau.
Kháng thể kháng giáp tăng cao trong máu.
Có thể kèm bệnh tự miễn khác.
- Rất ít trường hợp viêm giáp hạt bán cấp , hay viêm giáp lympho bào bán cấp diễn tiến đến suy giáp vĩnh viễn, có thể chỉ suy giáp thoáng qua, tự giới hạn.
          3- Tai biến do điều  trị
-bằng iod đồng vị phóng xạ: rất thường gặp, xảy ra sớm hay muộn tuỳ thuộc liều điều trị. Tỷ lệ suy  giáp xuất hiện thêm 0.5 – 2% mỗi năm. Sau 10 năm  > 50% các trường hợp điều trị sẽ suy giáp. Nên đo TSH để phát hiện b/chứng SG sớm.Thường gây suy giáp vĩnh viễn.
 - điều trị bằng phẩu thuật tuyến giáp
tần suất thay đổi tuỳ phẩu thuật viên, tuỳ bệnh ly' bướu giáp.
 - suy giáp thoáng qua và có thể hồi phục do tuyến yên tăng tiết TSH để bù trừ.
-  suy giáp vĩnh viễn khi suy giáp kéo dài ít nhất 4-6 tháng sau phẩu thuật.
- dùng thuốc kháng giáp tổng hợp
thường hết suy giáp khi ngưng thuốc kháng giáp.Nếu Basedow đang điều trị thì thường thêm Levothyrox trong một thời gian hơn là ngưng thuốc.
          4- Các bệnh xâm lấn tuyến giáp
          Có nhiều bệnh xâm lấn vào tuyến giáp làm ảnh hưởng đến chức năng của tế bào tuyến giáp. Triệu chứng lâm sàng : suy giáp, tuyến giáp lớn và các triệu chứng của bệnh cơ bản như:
          - Amyloidosis 
          - Sarcoidosis
           - xơ cứng bì
          - Lắng động sắt
          - Viêm giáp xơ hoá…
          5- . Đề kháng với hormone giáp
          Do bất thường thụ thể của hormone giáp. Trong đó chỉ có đề kháng hormone giáp chọn lọc tại mô ngoại vi mới gây suy giáp.
          Đặc điểm lâm sàng: triệu chứng suy giáp thường nhẹ, kín đáo, khó phát hiện. Cận lâm  sàng cho thấy cả TSH, hormone giáp đều  tăng cao trong máu .
          6-Rối loạn bẩm sinh trong sinh tổng hợp hormone:
          Có năm giai đoạn trong quá trình sinh tổng hợp hormone giáp: giai đoạn bắt giữ iod, giai đoạn oxy hoá, giai đoạn ghép đôi, giai đoạn giải phóng hormone và giai đoạn khử iod. Đây là rối loạn có tính chất di truyền, thường kèm theo các dị tật khác. Suy giáp thường nặng   và xãy ra rất sớm khi bệnh nhân còn trẻ. 
7- BIẾN CHỨNG
Hôn mê suy giáp
- Tương đối  hiếm gặp.
- Là tình  trạng bệnh lý nặng đe doạ tính mạng.
- Cần điều trị cấp cứu.
- Thường xảy ra ở vùng xứ lạnh, trên người lớn tuổi> 60 tuổi, nữ chiếm > 80% tr/hợp.
- Gặp ở những bệnh nhân suy giáp kéo dài không được điều trị, có thể có thêm nhiễm trùng hay bệnh lý cấp tính nặng.
Chuẩn đoán hôn mê suy giáp

Chẩn đoán thường dựa trên tr/chứng LS
- Tiền căn có suy giáp ngưng điều trị, hay cường giáp đã điều trị bằng iod phóng xạ, phẫu thuật.. Hay không tiền căn gì.
- LS : . rối loạn tri giác mất định hướng, suy nghĩ lẫn lộn, chậm chạp, tâm thần..
         . bị hạ thân nhiệt ( 32 – 350 C )
          .  có bệnh lý thúc đẩy ( viêm phổi, nhiễm trùng, nhồi máu cơ tim, PT, bỏng, do một số thuốc. ..)
          . Tìm thêm triệu chứng LS khác gợi ý suy giáp…
CLS: chỉ giúp chẩn đoán suy giáp
          Đuờng huyết: thường giảm
          Ion đồ ( thường giảm Na máu)
          CTM thiếu máu hồng cầu to..
          Điện tâm đồ: chậm xoang, điện thế thấp..
          Hormon giáp FT4, FT3 giảm thấp.
          Hormon thượng thận: Nên đo cortisol máu, nếu giảm có thể do suy tuyến yên.
          X quang ngực: bóng tim to, tràn dịch màng tim, màng phổi..
-Điều trị : ngay khi CĐ LS, không đợi CLS
Tiêm mạch LT4, hay LT3. Nếu không có thể dùng đường uống.
Nếu suy giáp chưa loại trừ được suy thượng thận :phải điều trị hormon thượng thận trước khi dùng hormon tuyên giáp
_Ủ ấm:tăng thân nhiệt từ từ, tránh truỵ mạch do tăng thân nhiệt quá nhanh.
-điều trị bệnh lý đi kèm..
- Tiên lượng :tử vong cao.
8. ĐIỀU TRỊ
-        Ngoài số ít các trường hợp suy giáp do dùng thuốc kháng giáp thì suy giáp có thể hồi phục khi ngưng thuốc; còn đa số các trường hợp khác đều phải điều trị bằng hormone giáp trạng.
Điều trị suy giáp là một điều trị thay thế và suốt đời.
8.1. Các chế phẩm dùng trong điều trị suy giáp :
a) L- T4 là thuốc được ưu tiên chọn để điều trị suy giáp vì :
-        Thời gian bán hủy dài (7 ngày) nên chỉ dùng duy nhất 1 lần vào buổi sáng.
-        Vì yếu hơn  L - T3 nên ít gây ra các tai biến  tim mạch trong điều trị nhất là bệnh nhân  > 60 tuổi hay có bệnh mạch vành.
- Có nhiều dạng trình bày nên dễ sử dụng hơn.
b)       L - T3  ít dùng chủ yếu để điều trị hôn mê SG.
c)       Trích tinh tuyến giáp (bột giáp đông khô) được trích từ tuyến giáp súc vật cũng được dùng, tuy nhiên do không được tinh khiết và chất lượng không hằng định nên dễ gây dị ứng và ít được ưa chuộng bằng L -T4.
d)       Dạng hỗn hợp  T4 -T3  : 4/1, 5/1, 7/1 không cho thấy nhiều ưu điểm hơn L - T4.
8.2. Liều lượng và cách theo dõi :
Trên người  lớn : nên bắt đầu bằng liều nhỏ tăng dần : 25mcg/ngày L - T4 tăng dần mỗi 2 -3 tuần từ 25 - 50mcg cho đến khi tình trạng chuyển hóa trở lại bình thường.
      Liều duy trì thường là từ 150 - 200mcg  / ngày.
Trẻ em : 7.5mg/ kg/ ngày
 Liều duy trì hiệu quả: TSH = 1.0 mU/mL và FT3, FT4 trong mức nửa trên giới hạn bình thường và  lâm sàng không còn triệu chứng. Sau điều trị 4-6 tuần mới nên XN máu.
- Nếu bệnh nhân trẻ, suy giáp không nặng lắm và không có bệnh lý tim mạch kèm theo có thể bắt đầu ngay với liều 100mcg/ngày.
- Bệnh nhân trên 60 tuổi, nghi ngờ có bệnh lý mạch vành cần theo dõi triệu chứng thiếu máu cơ tim trên lâm sàng và ECG. Nếu có biểu hiện CĐTN hay ECG có dấu hiệu thiếu máu cục bộ thì chỉ nên cho liều thấp dưới liều duy trì 75 - 100mcg/ngày, nếu cần phải cho thêm thuốc dãn mạch vành. Trong trường hợp nặng có khi phải ngưng thuốc.
Trên lâm sàng và cận lâm sàng cần phải theo dõi :
- Cân nặng                       - PXGG
- Nhịp tim                        - Cholesterol máu
- Tình trạng táo bón                   - T4 - T3 - FT4L
- Đáp ứng linh hoạt                    - TSH
- Biểu hiện quá liều : nhịp tim nhanh, sụt cân nhanh, tiêu chảy, người nóng ấm là đã quá liều nên giảm bớt liều dùng.
- Phụ nữ có thai phải tăng liều điều trị trong thời gian mang thai .
- Trẻ em phải tăng liều thường xuyên theo cân nặng, phù hợp giai đoạn phát triển.
- Thời gian điều trị tuỳ thuộc nguyên nhân SG, thường điều trị suốt đời.   
***   Levothyroxin: hormon T4 tổng hợp thích hơp nhất cho điều trị vì L-T4 chuyển thành T3 ở mô nên dùng L- T4 có thể có cả hai hormon.
Bán huỷ kéo dài nên uống một lần.
Hấp thu thuốc 65 –85 %, tại ruột. Hấp thu thuốc thay đổi theo thuốc của hãng bào chế.
Ảnh hưởng lên tác dụng thuốc:
- Giảm hấp thu: thức ăn có chất đâu nành và xơ, sắt, canxi, sucrafate, suy giáp nặng có phù niêm mạc ruột và liệt ruột, kém hấp thu, Phẫu thuật ruột non..
- Tăng thải: carbamazebin, phenytoin, rifampin, có thai, hội chứng thận hư, dùng estrogen..
***  LT3: liothyronin, hấp thu tốt qua tiêu hoá (95%).Bán huỷ ngắn (24 giờ) nên uống 2-3 lần mỗi ngày.Tác dụng mạnh gấp 3-4 lần so LT4 nên tăng độc tính trên tim, không dùng cho bệnh nhân có bệnh tim.
Dùng T3 khó đánh giá đáp ứng và không theo dõi được bằng CLS.
**** Thuốc hormon giáp tự nhiên: có thể gây dị ứng,tác dụng thuốc không ổn định, nồng độ hormon trong thuốc thay đổi, giá rẻ. Viên 100mg tương đương 100mcg T4 và 37,5mcg T3.
TÁC DỤNG PHỤ CỦA THUỐC HORMON GIÁP :
-  Nhức đầu
-  Dị ứng thuốc, nổi mẩn da.
-  Cường giáp do quá liều hormon giáp: mất chất xương, tim nhanh, loạn nhịp tim…
- Làm nặng tình trạng thiếu máu cơ tim tiềm ẩn.
- Suy thượng thận cấp do không dùng corticoid trên suy thượng thận kèm suy giáp.
 

 Tên thuốc

Hàm lượng

T1/2

Liều duy trì/ ngày

Uống /ngày

Levothyroxin sodium
(Levothyrox)

Viên 0,05mg 0,1mg
Ong 0,1mg/ml

7 ngày

0,1- 0,2 mg

 1 lần

Liothyronin
(Cytomel)

Viên 25mcg, 50mcg

1 ngày

25 –100mcg

2-3 lần

Liotrix (T4:T3 =4:1)
(Euthyroid)

Viên 12,5 – 25 – 50 – 100mcg T4 và T3 tuơng ưng 1/4

  

0,1- 0,2 mgT4

1 lần

Bột TG đông khô

Viên

  

100mg –200mg

1 lần

  

0 nhận xét

Đăng nhận xét

Blog Archive