Followers

PHẦN 2: CÁC VI KHUẨN THƯỜNG GẶP

Người đăng: Doctor Van Thanh Thứ Tư, 11 tháng 11, 2009

PHẦN II
CÁC VI KHUẨN GÂY BỆNH THƯỜNG GẶP
CÁC CẦU KHUẨN GÂY BỆNH
Mục tiêu học tập
1. Trình bày được một số tính chất vi khuẩn học của một số cầu khuẩn gây bệnh.
2. Nêu được khả năng gây bệnh của các cầu khuẩn này.
3. Trình bày được một số phương pháp chẩn đoán vi khuẩn học đối với các cầu khuẩn gây
bệnh.
Cầu khuẩn gây bệnh bao gồm Tụ cầu, Liên cầu, Phế cầu và Neisseria. Đó là những vi
khuẩn hình cầu và được gọi chung là cầu khuẩn sinh mủ. Trừ Neisseria, các cầu khuẩn sinh
mủ đều Gram dương.
I. TỤ CẦU (STAPHYLOCOCCI)
Tụ cầu tìm thấy khắp nơi và có thể phân lập từ không khí, bụi, thực phẩm, cơ thể
người và động vật. Tụ cầu là thành viên của khuẩn chí da hoặc niêm mạc tị hầu người. Có 3
loài tụ cầu có khả năng gây bệnh nhiễm trùng ở người: Staphylococcus aureus (S.aureus: tụ
cầu vàng) được xem là tụ cầu gây bệnh, Staphylococcus epidermidis (S. epidermidis) và
Staphylococcus saprophyticus (S. saprophyticus) thường xem như là tụ cầu không gây bệnh;
tuy nhiên 2 loài sau cũng có thể gây nhiễm khuẩn đường tiết niệu hoặc nhiễm khuẩn trong
phẩu thuật tim, trong thông tĩnh mạch. Nội dung bài này tập trung vào S. aureus.
1.Đặc điểm sinh vật học
1.1. Hình thái
Vi khuẩn hình cầu hoặc hình thuẫn, đường kính 0,8-1mm, ở canh thang thường họp
thành từng cụm như chùm nho, hình thức tập hợp này do vi khuẩn phân bào theo nhiều chiều
trong không gian. Trong bệnh phẩm vi khuẩn họp từng đôi hoặc đám nhỏ. Vi khuẩn bắt màu
Gram (Gram dương). Vi khuẩn không di động, không sinh nha bào, thường không có vỏ.
1.2. Tính chất nuôi cấy
Vi khuẩn phát triển dễ dàng ở môi trường thông thường, hiếu khí hoặc kỵ khí tùy ý,
mọc tốt ở 370C nhưng tạo sắc tố tốt ở 200C. Ở canh thang sau 5 - 6 giờ làm đục môi
trường, sau 24 giờ làm đục rõ. Ở môi trường đặc, khuẩn lạc tròn lồi, bóng láng, óng ánh
có thể có màu vàng đậm, màu vàng cam hoặc màu trắng, tương đối lớn sau 24 giờ.
Những chủng khác nhau làm tan máu ở những mức độ khác nhau, ở thạch máu typ tan
máu b thường được quan sát xung quanh khuẩn lạc.
1.3. Tính chất sinh hóa và đề kháng
Tụ cầu có hệ thống enzyme phong phú, những enzyme được dùng trong chẩn
đoán là: catalase (phân biệt với liên cầu), S. aureus có coagulase (tiêu chuẩn quan trọng
để phân biệt tụ cầu vàng với các tụ cầu khác). Tụ cầu lên men chậm nhiều loại đường,
tạo axít nhưng không sinh hơi, S. aureus lên men đường mannít. Tụ cầu tương đối chịu
nhiệt và thuốc sát khuẩn hơn những vi khuẩn khác, chịu độ khô và có thể sống ở môi
trường nồng độ NaCl cao (9%), nhạy cảm thay đổi với kháng sinh, nhiều chủng đề kháng
với penicillin và các kháng sinh khác.
1.4. Cấu trúc kháng nguyên
Vách tế bào vi khuẩn chứa kháng nguyên polysaccharid, kháng nguyên protein A
ở bề mặt. Người ta có thể căn cứ vào các kháng nguyên trên để chia tụ cầu thành nhóm,
tuy nhiên phản ứng huyết thanh không có giá trị trong chẩn đoán vi khuẩn.
88
Căn cứ vào sự nhạy cảm với phag, người ta chia tụ cầu thành typ phag. Những bộ
phage cho phép xếp loại phần lớn các chủng tụ cầu thành 4 nhóm phag chính. Định typ
phage tụ cầu có giá trị về dịch tễ học và chẩn đoán.
1.5. Các độc tố và enzyme
Khả năng gây bệnh của tụ cầu là do vi khuẩn phát triển và lan tràn rộng rãi trong
mô cũng như tạo thành nhiều độc tố và enzyme.
1.5.1. Hemolysin: có 4 loại hemolysin được xác định là a, b, g và d. Một chủng tụ cầu
có thể tạo thành nhiều hơn một loại hemolysin. Đó là những phẩm vật bản chất protein
gây tan máu b nhưng tác động khác nhau trên những hồng cầu khác nhau. Chúng có tính
sinh kháng. Một vài loại hemolysin gây hoại tử da tại chổ và giết chết súc vật thí
nghiệm.
1.5.2. Leucocidin: là nhân tố giết chết bạch cầu của nhiều loài động vật, bản chất
protein, không chịu nhiệt. Tụ cầu gây bệnh có thể bị thực bào như tụ cầu không gây bệnh
nhưng lại có khả năng phát triển bên trong bạch cầu.
1.5.3. Coagulase: làm đông huyết tương người hoặc thỏ chống đông với citrat natri hoặc
oxalat natri. Coagulase làm dính tơ huyết vào bề mặt vi khuẩn và do đó hình như cản trở
sự thực bào. Tất cả các chủng S. aureus đều có coagulase dương tính.
1.5.4. Hyaluronidase: thủy phân axit hyaluronic của mô liên kết, giúp vi khuẩn lan tràn
vào mô.
1.5.5. b-lactamase: sự đề kháng penicillin của tụ cầu vàng là do đa số tụ cầu vàng sản
xuất được enzyme b-lactamase.
Ngoài ra, tụ cầu còn có những enzyme khác như staphylokinase là một
fibrinolysin làm tan tơ huyết, nuclease, lipase.
1.5.6. Độc tố ruột: do một số chủng tụ cầu tạo thành, đặc biệt lúc phát triển ở nồng độ
CO2 cao (30%) và môi trường đặc vừa. Nó đề kháng sự đun sôi trong 30 phút cũng như
tác động của enzyme ở ruột. Có 5 typ huyết thanh A, B, C, D, E; typ A, B thường gây
ngộ độc thức ăn.
1.5.7. Độc tố gây hội chứng shock nhiễm trùng (Toxic schock syndrome toxin: TSST):
thường gặp ở những phụ nữ có kinh nguyệt dùng bông băng dày, bẩn hoặc những người
bị nhiễm trùng vết thương. Cơ chế gây shock của nó tương tự với nội độc tố.
1.5.8. Exfoliatin toxin hay epidermolitic toxin: là một ngoại độc tố, gây nên hội chứng
phỏng rộp và chốc lở da (Scaded skin syndrome) ở trẻ em. 85% các chủng tụ cầu vàng
thuộc loại phage nhóm II tạo độc tố này. Nó gồm 2 loại A và B, đều là polypeptid, loại
A bền vững với nhiệt độ 1000C/20phút, còn loại B thì không. Có thể xác định chúng
băng kỹ thuật miễn dịch (như ELISA hoặc RIA hay miễn dịch khuếch tán). Kháng thể
đặc hiệu có tác dụng trung hoà độc tố này.
1.5.9. Alpha toxin: bản chất protein, gây tan các bạch cầu đa nhân và tiểu cầu, từ đó gây
ra ổ áp xe, hoại tử da và tan máu. Độc tố có tính kháng nguyên nhưng kháng thể của nó
không có tác dụng chống nhiễm khuẩn.
2. Khả năng gây bệnh
Đường xâm nhập là da (gốc chân lông, chỗ bị thương) và niêm mạc. Tụ cầu
không gây nên một chứng bệnh nhất định nhưng thường làm phát sinh nhiều hình thức
nhiễm khuẩn khác nhau. Tụ cầu thường gây nên những điểm nung mủ ở da, ở niêm mạc
nhưng có thể xâm nhập vào những cơ quan khác nhau. Sự nhiễm trùng xảy ra ở những
cơ thể đề kháng sút kém như già yếu, trẻ còn bú, bệnh đái tháo đường.
2.1. Các nhiễm trùng da và nung mủ sâu
Là một hình thức đặc biệt, nặng là đinh râu, tiếp đến là chốc lỡ, viêm tủy xương,
viêm phổi màng phổi, viêm màng ngoài tim, viêm màng não.
2.2. Nhiễm trùng huyết
89
Từ những điểm nung mủ, vi khuẩn có thể đi vào máu và gây nên nhiễm trùng
huyết. Nhiễm trùng huyết do tụ cầu là một bệnh thường gặp ở bệnh viện, thường xảy ra
ở người có sức đề kháng giảm sút.
2.3. Viêm ruột cấp tính
Thường gặp ở các bệnh nhân uống kháng sinh có kháng khuẩn phổ rộng, kháng
sinh hủy diệt những vi khuẩn bình thường ở ruột, làm phát triển chủng tụ cầu sinh độc tố
ruột và gây nên chứng bệnh.
2.4. Ngộ độc thức ăn
Do tụ cầu sinh độc tố ruột đặc biệt typ huyết thanh A và B gây nên. Chứng bệnh
có những đặc điểm: thời gian ủ bệnh ngắn (1-8 giờ), buồn nôn dữ dội, nôn, đau bụng, ỉa
chảy, không sốt, bình phục trong vòng 24 giờ.
2.5. Hội chứng da phồng rộp (Scalded skin syndrom)
Một số chủng tụ cầu vàng tiết độc tố exfoliatin, gây viêm da hoại tử và phồng
rộp. Bệnh này thường gặp ở trẻ mới đẻ và tiên lượng xấu.
2.6. Hội chứng shock nhiễm độc (Toxic shock syndrome)
Thường gặp ở những phụ nữ có kinh nguyệt dùng băng vệ sinh dày, bẩn, bị nhiễm
vi khuẩn tụ cầu vàng. Bệnh khu trú ở âm đạo và căn nguyên là tụ cầu vàng, liên quan
đến độc tố gây hội chứng shock nhiễm trùng, cấy máu không tìm thấy tụ cầu vàng.
3. Chẩn đoán vi khuẩn
Bệnh phẩm là mủ, máu, đờm giải, phân, nước não tủy tùy theo chứng bệnh. Phân
lập ở thạch máu, canh thang hoặc thạch Chapman. Xác định nhờ hình thái ở kính hiển vi
và tính chất sinh hóa. Tụ cầu được xem như S. aureus nhờ 4 tiêu chuẩn : sắc tố vàng, tan
máu, lên men đường mannit, tạo thành coagulase. Trong đó 2 tiêu chuẩn coagulase và
lên men đường mannit là quan trọng nhất, chỉ có thể thiếu một trong 2 tiêu chuẩn đó chứ
không thể thiếu cả 2.
Phản ứng huyết thanh không có giá trị để chẩn đoán vi khuẩn.
Người ta định typ tụ cầu bằng phag. Nhờ những phag chính đặc hiệu người ta xếp
tụ cầu vào một trong 4 nhóm phag chính (I, II, III và IV). Tụ cầu thuộc nhóm nào thì bị
ly giải bởi một hoặc nhiều phag trong nhóm đó. Định typ phag có giá trị về dịch tể học.
4. Phòng ngừa và điều trị
4.1. Phòng ngừa
Nguồn tụ cầu ở trong thiên nhiên là người. Sự lây nhiễm từ người này sang người
khác là do tiếp xúc trực tiếp hoặc qua không khí. Những người lành mang trùng được
khuyến cáo không nên làm việc ở phòng sinh, phòng trẻ sơ sinh, phòng mổ hoặc các xí
nghiệp thực phẩm.
4.2. Điều trị
Nhiều chủng Tụ cầu kháng với nhiều kháng sinh nhất là penicillin nên cần làm
kháng sinh đồ. Có trường hợp sử dụng vaccine bản thân và vaccine trị liệu có kết quả.
II. LIÊN CẦU (STREPTOCOCCI)
Liên cầu là những cầu khuẩn xếp thành hình chuỗi, phân bố rộng rãi ở trong thiên
nhiên. Một vài loài là thành viên của khuẩn chí bình thường ở người. Một vài loài gây
nên những chứng bệnh quan trọng.
1. Đặc điểm sinh vật học
90
1.1. Hình thể
Vi khuẩn hình cầu, đường kính1 mm, Gram dương, thường xếp thành chuỗi dài
ngắn khác nhau, có thể đứng đôi hoặc riêng lẻ. Vi khuẩn không có lông, không tạo nha
bào. Nhiều chủng thuộc nhóm A và C tạo vỏ axit hyaluronic.
1.2. Tính chất nuôi cấy
Liên cầu là những vi khuẩn hiếu kị khí tùy ý, chỉ phát triển tốt ở môi trường có
máu hoặc có các dịch của cơ thể khác. Những chủng gây bệnh thường đòi hỏi nhiều yếu
tố phát triển. Phần lớn liên cầu tan máu gây bệnh phát triển tốt ở 370C. Các liên cầu ruột
phát triển tốt ở khoảng nhiệt độ từ 10 đến 450C. Ở môi trường lỏng vi khuẩn dễ tạo thành
các chuỗi, sau 24 giờ canh thang vẫn trong và có những hạt, những cụm dính vào thành
ống sau đó lắng xuống đáy ống.
Ở thạch máu, khuẩn lạc nhỏ tròn lồi màu hơi xám, bóng hoặc mờ đục. Những
chủng của liên cầu A có vỏ tạo nên những khuẩn lạc lầy nhầy. Liên cầu gây nên 3 typ
tan máu: tan máu b của liên cầu tan máu A, tan máu a của liên cầu viridans và tan máu g
của liên cầu không tan máu.
1.3. Tính chất sinh vật hóa học
Liên cầu không có catalase (khác với tụ cầu). Liên cầu A đặc biệt nhạy cảm với
bacitracin. Để phân biệt liên cầu và phế cầu, người ta dựa vào khả năng của liên cầu đề
kháng với mật hoặc muối mật hoặc với optochin trong khi phế cầu thì ngược lại.
1.4. Cấu trúc kháng nguyên
Liên cầu có cấu trúc kháng nguyên phức tạp.
1.4.1. Kháng nguyên vỏ axit hyaluronic
Tìm thấy ở vỏ một số liên cầu A, không có tính chất sinh kháng.
1.4.2. Kháng nguyên carbohydrat C đặc hiệu nhóm
Đây là kháng nguyên nằm ở vách tế bào vi khuẩn. Dựa vào kháng nguyên
carbohydrat C, Lancefield chia liên cầu tan máu thành nhiều nhóm huyết thanh từ A đến
O. Phần lớn những liên cầu gây bệnh ở người thuộc nhóm A, tuy nhiên những chủng
nhóm B, C và G cũng tìm thấy trong nhiễm trùng hô hấp, nhiễm trùng huyết và viêm
màng trong tim.
1.4.3. Kháng nguyên M đặc hiệu typ
Kháng nguyên M cũng nằm ở vách tế bào vi khuẩn, đó là protein M liên hệ đến
Liên cầu A và tìm thấy ở những vi khuẩn tạo thành khuẩn lạc mờ đục hoặc lầy nhầy. Nó
cản trở sự thực bào. Căn cứ vào kháng nguyên này người ta chia liên cầu A thành nhiều
typ, hiện có trên 55 typ trong đó typ 12 gây bệnh rất nghiêm trọng.
1.4.4. Phẩm vật T
Bản chất protein, không liên quan đến độc lực, thu được bằng cách thủy phân để
phá hủy protein M. Phẩm vật T cho phép phân biệt một số typ liên cầu.
1.5. Các enzyme và độc tố
Liên cầu tạo thành nhiều enzyme và độc tố.
1.5.1. Streptokinase
Tìm thấy ở nhiều chủng liên cầu tan máu b. Nó biến đổi plasminogen thành
plasmin có khả năng thủy phân tơ huyết và những protein khác. Streptokinase kích động
sự tạo thành kháng thể kháng streptokinase (ASK) và enzyme này được sử dụng để điều
trị những trở ngại do đông máu gây nên.
1.5.2. Streptodornase
Enzyme này có khả năng thủy phân DNA do đó làm lỏng mủ. Một chế phẩm chứa
streptokinase và streptodornase được dùng để làm lỏng dịch ngoại tiết đặc, giúp cho
kháng sinh đến chổ nhiễm trùng và được sử dung trong lam sàng để điều trị viêm mủ
màng phổi.
1.5.3. Hyaluronidase :
91
Thủy phân axit hyaluronic, chất căn bản của mô liên kết và giúp cho vi khuẩn
bành trướng sâu rộng vào các mô.
1.5.4. Dung huyết tố :
Liên cầu tan máu b tạo thành 2 loại dung huyết tố :
- Streptolysin O: có hoạt tính tan máu ở trạng thái khử oxy, nhưng nhanh chóng
bị bất hoạt ở trạng thái oxy hóa. Có tính chất sinh kháng mạnh, nó kích động tạo thành
kháng thể kháng streptolysin O (ASO). Trong chẩn đoán bệnh thấp khớp cấp và viêm
cầu thận cấp, việc định hiệu giá ASO rất có giá trị để khẳng định nhiễm liên cầu.
- Streptolysin S: chịu trách nhiệm về sự hình thành vòng tan máu xung quanh
khuẩn lạc ở thạch máu, không bị bất hoạt bởi oxy và không có tính sinh kháng.
1.5.5. Độc tố sinh đỏ :
Gây phát ban trong bệnh tinh hồng nhiệt, thường tìm thấy ở liên cầu A.
2. Phân loại liên cầu
Dựa vào khả năng làm tan máu, sự đề kháng với tác nhân lý hóa và thử nghiệm
sinh hóa người ta chia liên cầu thành 4 nhóm :
2.1. Liên cầu tan máu
Tạo dung huyết tố hòa tan chịu trách nhiệm về typ tan máu b ở thạch máu. Chúng
tạo thành cacbohydrat C đặc hiệu nhóm. Dựa vào cacbohydrat C người ta chia liên cầu
tan máu thành nhiều nhóm từ A đến O.
2.2. Liên cầu viridans
Không gây tan máu b ở thạch máu. Nhiều loài gây tan máu a, nhưng cũng có
những loài không tác dụng với máu. Liên cầu viridans không tạo thành cacbohydrat C.
Chúng là thành phần chủ yếu của khuẩn chí đường hô hấp và chỉ gây bệnh lúc xâm
nhiễm van tim không bình thường hoặc màng não hoặc đường tiểu.
2.3. Liên cầu ruột
Tạo thành cacbohydrat C đặc hiệu nhóm D, phát triển tốt ở nhiệt độ từ 10-
45oC, ở nồng độ 6,5% NaCl và ở thạch 40% muối mật. Khả năng tan máu thay đổi.
Chúng được tìm thấy ở khuẩn chí bình thường ở ruột và có thể gây bệnh lúc xâm nhiễm
mô, máu, đường tiểu hoặc màng não.
2.4. Liên cầu lactic
Tan máu thay đổi, phát triển ở thạch chứa 40% mật nhưng không phát triển ở
45oC, không gây bệnh, thường tìm thấy trong sữa.
3. Khả năng gây bệnh
Trong các liên cầu thì liên cầu nhóm A là nhóm liên cầu gây bệnh nhiều nhất ở
người. Chúng gây nên những bệnh cảnh sau :
3.1. Các nhiễm khuẩn tại chổ
Như viêm họng, viêm tỵ hầu, chốc lỡ, viêm quầng ở người lớn, nhiễm khuẩn các
vết thương.
3.2. Các nhiễm khuẩn thứ phát
Như viêm màng trong tim cấp, sốt hậu sản hoặc nhiễm khuẩn huyết mà điểm xuất
phát là từ da, tử cung hoặc từ vùng tị hầu.
3.3. Bệnh tinh hồng nhiệt
Thường gặp ở trẻ em trên 2 tuổi ở các nước ôn đới.
3.4. Các di chứng của nhiễm liên cầu A
Đặc điểm của nhiễm khuẩn Liên cầu A là sự xuất hiện các di chứng 2-3 tuần lễ
sau bệnh liên cầu, đặc biệt là sau viêm họng. Di chứng có thể là viêm cầu thận cấp hoặc
thấp khớp cấp.
3.4.1. Viêm cầu thận cấp
Xảy ra ở một số người 1-3 tuần lễ sau khi nhiễm liên cầu A, đặc biệt là nhiễm
các typ 12, 4, 49 hoặc 57 ở họng hoặc ở da, do sự tác động của phức hợp kháng nguyên-
92
kháng thể lên màng cơ bản của tiểu cầu thận. Triệu chứng là tiểu máu, phù thủng, cao
huyết áp. Các giả thuyết cho rằng đó là do sự tác động của kháng thể chống lại kháng
nguyên vách của liên cầu nhóm A phản ứng chéo với màng đáy của cầu thận.
3.4.2. Thấp khớp cấp
Là một di chứng nghiêm trọng nhất vì nó đưa đến phá hủy cơ tim và van tim. Một
vài chủng liên cầu A có kháng nguyên màng tế bào phản ứng chéo với sợi cơ tim. Huyết
thanh của bệnh nhân thấp khớp cấp chứa kháng thể phản ứng với những kháng nguyên
đó. Thấp khớp cấp có xu hướng trở nên nghiêm trọng trong nhiễm trùng tái phát.
Ngoài ra, phức hợp miễn dịch globulin miễn dịch-bổ thể-kháng nguyên của liên
cầu đã được chứng minh bằng miễn dịch huỳnh quang ở thương tổn của tiểu cầu thận và
cơ tim.
4. Tính miễn dịch
Sự đề kháng với liên cầu có tính chất đặc hiệu typ. Chỉ có kháng thể kháng M đặc
hiệu typ có khả năng chống lại sự nhiễm trùng. Liên cầu A có trên 55 typ huyết thanh. Nhìn
chung không người nào trở nên miễn dịch với tất cả nhóm liên cầu A. Các kháng thể kháng
Streptolysin O và kháng Streptokinase không có khả năng bảo vệ cơ thể.
5. Chẩn đoán vi sinh vật
5.1. Chẩn đoán trực tiếp
Bệnh phẩm thích hợp, có thể là máu, mủ, đờm giải, nước tiểu, nước não tủy v..v..rồi
nuôi cấy lên trên các môi trường thích hợp; phân lập và định danh vi khuẩn dựa vào đặc điểm
hình thể, tính chất nuôi cấy, tính chất khuẩn lạc, tính chất tan máu. Những chủng liên cầu A
rất nhạy cảm với bacitracin. Xác định nhóm của liên cầu tan máu b nhất là nhóm A, B, C, G
bằng thử nghiệm đồng ngưng kết.
5.2. Chẩn đoán gián tiếp
Trong các trường hợp như thấp khớp cấp có thể sử dụng phản ứng ASO để định hiệu
giá ASO trong máu bệnh nhân. Đây là một phản ứng trung hòa enzyme, bình thường hiệu giá
ASO < 200 đơn vị. Trong trường hợp bệnh lý ASO tăng cao. ASK ít được sử dụng.
6. Phòng bệnh và điều trị
6.1. Phòng bệnh
Nguồn nhiễm liên cầu A là người, chủ yếu là phòng bệnh chung như phát hiện sớm
những nhiễm trùng ở da, ở họng do liên cầu A gây nên để điều trị với kháng sinh thích hợp.
Cần phát hiện và điều trị những người lành mang trùng phục vụ ở các nhà hộ sinh, nhà trẻ,
phòng mổ.
6.2. Điều trị
Đối với liên cầu A phải điều trị sớm liều lượng đầy đủ với kháng sinh giết khuẩn như
penicillin, erythromycin.
Đối với liên cầu viridans, liên cầu ruột, cần phối hợp kháng sinh giữa nhóm b lactamin
và aminoglycosit như penicillin và streptomycin hoặc điều trị theo kháng sinh đồ.
III. PHẾ CẦU (STREPTOCOCCUS PNEUMONIAE)
Phế cầu thường gặp ở vùng tị hầu của người bình thường với tỷ lệ khá cao (20-40%).
1. Đặc điểm sinh vật học
1.1. Hình thể
Phế cầu là cầu khuẩn Gram dương, hình ngọn nến, xếp thành đôi, 2 đầu giống nhau
nhìn vào nhau tạo thành hình mắt kính hay số 8. Trong môi trường nuôi cấy, phế cầu thường
xếp thành chuỗi ngắn dễ nhầm với liên cầu. Trong bệnh phẩm hay trong môi trường nuôi cấy
giàu albumin thì vi khuẩn tạo vỏ. Nuôi cấy lâu ngày ở môi trường nhân tạo thì không có vỏ.
Vi khuẩn không có lông, không tạo nha bào. Những enzyme tự ly giải làm cho vi khuẩn mất
màu Gram rồi ly giải.
1.2. Tính chất nuôi cấy
93
Phế cầu là vi khuẩn hiếu kỵ khí tùy ý, mọc tốt ở môi trường giàu chất dinh dưỡng và ở
khí trường 5 - 10% CO2. Nhiệt độ thích hợp 370C, pH 7,2 - 7,6. Ở thạch máu khuẩn lạc sau 24
giờ nhỏ, tròn, bờ đều, trong, lúc đầu lồi, sau đó lõm ở giữa với bờ cao xung quanh, tạo vòng
tan máu a xung quanh khuẩn lạc.
1.3. Tính chất sinh hóa
Phế cầu lên men nhiều loại đường, không sinh hơi, catalase âm tính, phản ứng
Neufeld dương tính (tan trong dung dịch mật hay muối mật), không mọc ở môi trường có
optochin.
1.4. Sức đề kháng
Phế cầu dễ bị giết chết bởi những chất sát khuẩn thông thường (Phenol, Cl2Hg) và
nhiệt (60 0C trong 30 phút). Trong quá trình giữ chủng, vi khuẩn dễ bị giảm độc lực hoặc biến
đổi từ dạng khuẩn lạc S sang dạng R (không có vỏ). Phế cầu không chịu được nhiệt độ quá
lạnh và qua nóng. Nhiệt độ giữ chủng thích hợp là 18oC - 30oC.
1.5. Cấu trúc kháng nguyên
1.5.1. Kháng nguyên vỏ: bản chất polysaccharide. Dựa vào kháng nguyên vỏ, phế cầu được
chia thành 85 typ huyết thanh. Vỏ giữ vai trò quan trọng trong độc lực của vi khuẩn.
1.5.2. Kháng nguyên thân: bao gồm carbohydrat C đặc hiệu nhóm và protein M đặc hiệu typ
tương tự như ở liên cầu A.
2. Khả năng gây bệnh
Phế cầu thường gặp ở tị hầu với tỉ lệ khá cao. Lúc đường hô hấp bị thương tổn, phế
cầu xâm nhập vào cơ thể gây bệnh đường hô hấp, điển hình là viêm thùy phổi, thường do typ
1, 2, 3 gây nên. Bệnh xảy ra lẻ tẻ, có thể trở thành dịch đặc biệt về mùa đông. Nó cũng thường
gây viêm phế quản, áp xe phổi, viêm màng phổi có mủ.
Phế cầu còn là một tác nhân thường gây viêm màng não mủ ở trẻ em.
Ngoài ra phế cầu còn gây các nhiễm khuẩn khác như viêm xoang, viêm tai, viêm
họng, viêm kết mạc mắt, viêm màng ngoài tim, viêm khớp, nhiễm khuẩn huyết.
3. Chẩn đoán vi sinh vật
Nhuộm Gram, nếu thấy nhiều cầu khuẩn Gram dương hình ngọn nến xếp từng đôi
đồng thời với bạch cầu đa nhân và đại thực bào sơ bộ chẩn đoán viêm do phế cầu và có thể bắt
đầu điều trị. Đồng thời nuôi cấy để chẩn đoán xác định. Định danh vi khuẩn dựa vào đặc
điểm hình thể, khuẩn lạc và một số thử nghiệm để phân biệt với liên cầu tan máu như neufeld
dương tính, optochin dương tính.
Định typ phế cầu bằng phản ứng phình vỏ.
4. Phòng bệnh và điều trị
4.1. Phòng bệnh
Hiện nay vaccine polysaccharide vỏ chưa phổ biến. Chủ yếu là phòng bệnh chung: lúc
sức đề kháng của cơ thể giảm như bị cúm cần bồi dưỡng sức khỏe, trẻ em người già yếu dễ bị
phế viêm cần mặc ấm về mùa đông, lúc có sự thay đổi đột ngột nhiệt độ.
4.2. Điều trị
Cần điều trị sớm. Phế cầu nhạy cảm với erythromycin, penicillin, ampicillin,
chloramphenicol, bactrim.
IV. NÃO MÔ CẦU (NEISSERIA MENINGITIDIS)
1. Đặc điểm sinh vật học
1.1. Hình thể
Cầu khuẩn Gram âm hình hạt cà phê 0,8 x 0,6 mm, thường đứng thành đôi riêng lẻ
hoặc thành đám nhỏ. Xem trực tiếp từ bệnh phẩm có thể tìm thấy vi khuẩn ở trong bạch cầu
đa nhân. Vi khuẩn không lông, nhiều chủng có vỏ.
1.2. Tính chất nuôi cấy
94
Não mô cầu hiếu khí tuyệt đối, chỉ mọc ở các môi trường giàu chất dinh dưỡng như
thạch máu, thạch chocolat, Thayer - Martin ủ ở 370C ở khí trường 5 -10% CO2. Khuẩn lạc tạo
thành sau 24 giờ, nhỏ, tròn, lồi, bóng, mờ đều, màu xám.
1.3. Tính chất sinh hóa
Oxydase dương tính, catalase dương tính, glucose dương tính không sinh hơi, maltose
dương tính, sacharose âm tính.
1.4. Cấu trúc kháng nguyên
Não mô cầu có các thành phần kháng nguyên sau
1.4.1. Kháng nguyên vỏ: bản chất polysaccharide, có tính chất đặc hiệu nhóm. Dựa vào kháng
nguyên này, não mô cầu được chia thành nhiều nhóm huyết thanh: A, B, C, 29-E, H, I, K,
L,W-135, X, Y, Z. Kháng nguyên polysaccharide của não mô cầu được phóng thích ra trong
dịch não tủy trong thời kỳ đầu của bệnh nên có thể chẩn đoán sớm bệnh bằng cách xác định
kháng nguyên này ở trong dịch não tủy.
1.4.2. Kháng nguyên vách: bản chất protein, nằm ở màng ngoài cùng của của vách tế bào vi
khuẩn, có tính đặc hiệu typ. Não mô cầu nhóm B có 12 typ.
1.5. Sức đề kháng
Não mô cầu có sức đề kháng kém. Rất dễ chết, trong bệnh phẩm nước não tủy nó chỉ
sống khoảng 3-4 giờ sau khi ra khỏi cơ thể. Dễ bị chết bởi nhiệt độ (600C trong 10 phút).
2. Khả năng gây bệnh
Não mô cầu thường sống ở vùng tị hầu mà không gây nên triệu chứng, trạng thái
người lành mang trùng có thể kéo dài trong ít ngày đến nhiều tháng. Trong những điều kiện
không thuận lợi cho cơ thể như mặc không đủ ấm, cảm lạnh vi khuẩn đi vào máu sẽ gây nên
viêm màng não mủ. Hiếm hơn, nó có thể gây nên nhiễm khuẩn huyết tối cấp rất nặng, với sốt
cao, phát ban, tử vong cao do xuất huyết thượng thận. Rất hiếm khi nhiễm khuẩn huyết do não
mô cầu trở thành mãn tính và kéo dài như sốt không rõ căn nguyên.
3. Chẩn đoán vi sinh vật
- Nhuộm soi: bệnh phẩm là máu, dịch não tủy. Nhuộm Gram và nhuộm xanh mêtylen
để khảo sát bạch cầu và tìm song cầu Gram âm, hình hạt cà phê.
- Phân lập nuôi cấy vi khuẩn: đồng thời cấy bệnh phẩm lên thạch máu hoặc thanh
chocolat, ủ ở 370C ở bình ủ có 5-10% CO2. Phân lập và định danh dựa vào tính chất hình
thể, tính chất khuẩn lạc và sự lên men các loại đường: glucose dương tính không sinh
hơi, maltose dương tính, sacharose âm tính.
- Tìm kháng nguyên polysaccharide trong nước não tủy bằng kỹ thuật điện di miễn
dịch đối lưu với kháng huyết thanh mẫu thì có thể chẩn đoán trong giai đoạn sớm.
4. Phòng bệnh và điều trị
4.1. Phòng bệnh
4.1.1. Phòng bệnh không đặc hiệu: cho trẻ em mặc ấm về mùa lạnh, phát hiện người lành
mang trùng, phát hiện sớm và cách ly bệnh nhân. Những người tiếp xúc với bệnh phải cho
uống kháng sinh phòng, thường dùng rifampicin.
4.1.2. Phòng bệnh đặc hiệu: Hiện nay vaccine hỗn hợp bao gồm kháng nguyên polysaccaride
từ 4 nhóm não mô cầu A, C, Y và W-135 tỏ ra rất hiệu quả trong phòng bệnh.
4.2. Điều trị
Điều trị bằng kháng sinh thích hợp sớm và liều lượng cao. Các kháng sinh thường
dùng là peniciline, chloramphenicol, các cephalosporin... Các sunfamit thấm qua màng não tốt
nhưng tỷ lệ não mô cầu kháng thuốc này cao nên không được dùng một mình để điều trị não
mô cầu.
V. LẬU CẦU (NEISSERIA GONORRHOEAE)
1. Đặc điểm sinh vật học
1.1. Hình thể
95
Giống như não mô cầu, lậu cầu là cầu khuẩn Gram âm hình hạt cà phê, kích thước 0,8
x 0,6 mm, thường xếp thành đôi. Trong lậu cấp tính, lậu cầu thường rất nhiều và nằm trong
bạch cầu đa nhân. Trong lậu mạn tính lậu cầu ít hơn thường nằm ngoài tế bào.
1.2. Tính chất nuôi cấy
Nuôi cấy khó khăn vì khi ra ngoài cơ thể vi khuẩn rất dễ chết, cần phải cấy ngay vào
môi trường. Lậu cầu chỉ mọc ở môi trường giàu chất dinh dưỡng như thạch chocolat, thạch
Thayer-Martin. Vi khuẩn phát triển tốt trong điều kiện hiếu khí ở pH 7,2-7,6, nhiệt độ 35-
360C và khí trường có 5-10% CO2. Khuẩn lạc sau 48 giờ nhỏ, tròn, dẹt, màu xám nhạt.
1.3. Tính chất sinh hóa
Oxydase dương tính, catalase dương tính, glucose dương tính không sinh hơi, maltose
âm tính, sacharose âm tính.
1.4. Sức đề kháng
Lậu cầu có sức đề kháng kém, chết nhanh khi ra khỏi cơ thê. Trong bệnh phẩm, vi
khuẩn chết ở nhiệt độ phòng trong 1-2 giờ, ở nhiệt độ 580C trong1 giờ. Dung dịch nitrat bạc
1% giết chết lậu cầu trong vòng 2 phút.
1.5. Cấu trúc kháng nguyên
Lậu cầu có nhiều kháng nguyên đặc hiệu nhóm và typ. Trong thực tế, các kháng
nguyên đó không giúp ích gì cho việc xác định vi khuẩn.
2. Khả năng gây bệnh
Lậu cầu chỉ tìm thấy ở người, không tìm ở trong thiên nhiên. Người mắc bệnh do lây
truyền trực tiếp qua đường sinh dục, qua da, niêm mạc, giác mạc. Nó gây viêm niệu đạo (bệnh
lậu) ở cả nam và nữ. Nó còn gây nhiễm khuẩn ở những bộ phận khác nhau của đường sinh
dục: ở nam gây viêm tiền liệt tuyến, viêm mào tinh và ở nữ gây viêm cổ tử cung, viêm tử
cung, viêm vòi trứng. Ngoài ra, lậu cầu có thể gây nhiễm khuẩn ở các cơ quan khác như
nhiễm khuẩn huyết đưa đến nhiễm khuẩn ở khớp, viêm màng trong tim, viêm kết mạc.
Ở trẻ sơ sinh, có thể xảy ra viêm kết mạc do lậu cầu khi đi qua đường sinh dục của mẹ
bị bệnh, nếu không điều trị kịp thời có thể gây mù lòa.
3. Chẩn đoán vi sinh vật
3.1. Chẩn đoán trực tiếp
- Ở nam, lấy mủ niệu đạo lúc sáng sớm trước khi đi tiểu lần đầu tiên trong ngày.
- Ở nữ, lấy mủ ở lổ niệu đạo, cổ tử cung, các lổ của tuyến âm đạo.
3.1.1. Nhuộm Gram
- Chẩn đoán bệnh lậu cấp tính: soi kính hiển vi tiêu bản nhuộm Gram, nếu có nhiều
bạch cầu đa nhân trung tính và nhiều song cầu Gram âm nội bào thì có thể xác định bệnh nhân
mắc bệnh lậu.
- Chẩn đoán bệnh lậu mãn tính: trên tiêu bản nhuộm gram bệnh phẩm, thường ít thấy
lậu cầu và lậu cầu nằm ngoài bạch cầu đa nhân, có thể có nhiều tạp khuẩn khác, cần nuôi cấy
để xác định vi khuẩn.
3.1.2. Chẩn đoán bằng kỹ thuật PCR
3.2. Nuôi cấy: Trong cả hai trường hợp cấp và mãn, cần cấy bệnh phẩm vào môi trường thích
hợp, phân lập và định danh vi khuẩn nhờ vào tính chất nuôi cấy và sinh hoá.
3.2. Chẩn đoán huyết thanh
- Tìm kháng thể kháng lậu bằng kháng thể đơn dòng gắn huỳnh quang.
- Tìm IgM bằng ELISA để chẩn đoán lậu ngoài đường sinh dục.
4. Phòng bệnh và điều trị
4.1. Phòng bệnh
Lậu cầu không tạo nên miễn dịch bảo vệ sau khi khỏi bệnh. Chủ yếu phát hiện bệnh và
điều trị triệt để, cải thiện hoàn cảnh xã hội. Đối với trẻ sơ sinh để phòng ngừa viêm kết mạc
do lậu cầu, sau khi trẻ lọt lòng nhỏ một giọt nitrat bạc 1%.
4.2. Điều trị
96
Hiện nay, đã xuất hiện những chủng lậu cầu đề kháng với penicillin G, do đó cần phải
làm kháng sinh đồ để lựa chọn kháng sinh thích hợp cho việc điều trị bệnh. Tuy nhiên trong
thực tê, penicillin G vẫn là kháng sinh thường dùng và nhiều trường hợp cho kết quả tốt.
Ngoài ra kháng sinh như ampicillin, oxacillin, spectinomycin, cefoxitin, rifamycin cũng dùng
điều trị tốt bệnh lậu. Cần điều trị triệt để để tránh chuyển sang lậu mãn tính. Đối với lậu mãn
tính, chẩn đoán khó và điều trị phức tạp, tốn kém.
HỌ VI KHUẨN ĐƯỜNG RUỘT
(Enterobacteriaceae)
Mục tiêu học tập
1. Trình bày được đại cương về họ vi khuẩn đường ruột.
2. Trình bày được các đặc điểm sinh vật học và khả năng gây bệnh của các vi khuẩn E.coli,
Salmonella, Shigella, Klebsiella và Proteus.
3. Nêu được phương pháp chẩn đoán vi sinh vật, nguyên tắc phòng và điều trị bệnh đối với
E.coli, Salmonella, Shigella, Klebsiella và Proteus.
I. ĐẠI CƯƠNG VỀ HỌ VI KHUẨN ĐƯỜNG RUỘT
1. Nơi cư trú
Các vi khuẩn đường ruột thường sống ở ống tiêu hóa của người và động vật, có thể
gây bệnh hoặc không gây bệnh. Ngoài ra chúng có thể sống ở ngoại cảnh (đất, nước) và trong
thức ăn.
2. Hình thể
Các vi khuẩn thuộc họ Enterobacteriaceae là những trực khuẩn gram âm không sinh
nha bào. Một số giống vi khuẩn thường không di động (Klebsiella, Shigella), một số vi khuẩn
khác di động nhờ có lông ở xung quanh thân tế bào. Một số giống có vỏ nhìn thấy được nhờ
kính hiển vi thường như Klebsiella.
3. Nuôi cấy
Các vi khuẩn đường ruột hiếu khí kỵ khí tùy tiện, phát triển được trên các môi trường
nuôi cấy thông thường.
Trên các môi trường đặc, các khuẩn lạc của các vi khuẩn đường ruột thường nhẵn,
bóng (dạng S). Tính chất này có thể biến đổi sau nhiều lần nuôi cấy liên tiếp thành các khuẩn
lạc có bề mặt khô và xù xì (dạng R).
Các khuẩn lạc của các vi khuẩn có vỏ như Klebsiella là khuẩn lạc nhầy, lớn hơn
khuẩn lạc dạng S và có xu hướng hòa lẫn vào nhau.
Nghiên cứu các tính chất sinh vật hóa học giúp cho việc định loại vi khuẩn.
4. Tính chất sinh vật hóa học
Các vi khuẩn thuộc họ Enterobacteriaceae lên men glucose, có sinh hơi hoặc không
sinh hơi, oxidase âm tính, catalase dương tính, khử nitrate thành nitrite. Lên men hoặc không
lên men một số đường (ví dụ lactose). Có hay không có một số enzymeeee như urease,
tryptophanase. Khả năng sinh ra H2S khi dị hóa protein, axít amin hoặc các dẫn chất có lưu
huỳnh...
5. Cấu trúc kháng nguyên
Ở các vi khuẩn đường ruột người ta có thể phân biệt:
Các kháng nguyên thân hoặc kháng nguyên O
97
Các kháng nguyên lông hoặc kháng nguyên H
Các kháng nguyên bề mặt (vỏ hoặc màng bọc) được gọi là kháng nguyên K.
Việc nghiên cứu các kháng nguyên khác nhau này cho phép phân chia các vi khuẩn
thuộc cùng một loài hoặc một giống ra các type huyết thanh.
5.1 Kháng nguyên O
Là kháng nguyên nằm trong vách tế bào vi khuẩn, bản chất là lipopolysaccharide
(LPS) bao gồm:
Thành phần protein làm cho phức hợp có tính chất kháng nguyên.
Thành phần polysaccharide quyết định tính đặc hiệu của kháng nguyên.
Thành phần lipid A chịu trách nhiệm về tính độc.
Kháng nguyên O (LPS) là nội độc tố, khi tiêm cho động vật, nó gây ra các phản ứng
giảm bạch cầu, sốt và nhiễm độc. Các phản ứng này đều thấy ở bệnh nhân mắc bệnh thương
hàn và sốc nội độc tố.
Cơ thể người hoặc động vật đáp ứng lại với kháng nguyên O bằng kháng thể O. Kháng
nguyên O khi gặp kháng thể tương ứng sẽ xảy ra phản ứng ngưng kết gọi là hiện tượng ngưng
kết O: thân vi khuẩn ngưng kết với nhau dưới dạng những hạt nhỏ, lắc khó tan.
5.2. Kháng nguyên H
Là kháng nguyên của lông chỉ có ở những vi khuẩn di động và có bản chất là protein
giống như myosin của cơ. Kháng nguyên H kích thích cơ thể hình thành kháng thể H và khi
gặp nhau sẽ xảy ra hiện tượng ngưng kết H, trong đó các vi khuẩn ngưng kết lại với nhau do
các lông kết dính lại tạo nên các hạt ngưng kết rất dễ tan khi lắc.
Các vi khuẩn di động khi cho tiếp xúc với các kháng thể H tương ứng thì chúng bị bất
động.
5.3. Kháng nguyên bề mặt
Là kháng nguyên bao quanh thân của vi khuẩn hoặc dưới dạng một cái vỏ nhìn thấy
được rõ ràng ở kính hiển vi thường (ví dụ kháng nguyên K của Klebsiella) hoặc là dưới dạng
một màng bọc không nhìn thấy được ở kính hiển vi thường (ví dụ kháng nguyên Vi của
Salmonella typhi)
6. Phân loại
Có nhiều cách phân loại họ Enterobacteriaceae. Theo cách phân loại của Bergey’s
Manual (1984) chia Enterobacteriaceae làm 13 giống chính như sau:
Các giống : I. Escherichia II. Shigella
III. Edwardsiella IV. Citrobacter
V. Salmonella VI. Klebsiella
VII. Enterobacter VIII. Serratia
IX. Proteus X. Providencia
XI. Morganella XII. Yersinia
XIII. Erwinia
Trong các giống kể trên thì các giống vi khuẩn có ý nghĩa y học nhất là : Escherichia;
Shigella; Salmonella; Klebsiella; Enterobacter; Proteus; Yersinia; còn các giống khác ít ý
nghĩa
II. ESCHERICHIA COLI
Escherichia coli (E.coli) là những vi khuẩn ký sinh, bình thường có ở ruột, nhưng
đồng thời cũng là tác nhân gây bệnh khi chúng xâm nhập vào các cơ quan khác như đường
98
niệu, đường máu..., và có một số chủng E. coli có khả năng gây bệnh ỉa chảy như ETEC,
EPEC, EIEC...
1. Đặc điểm sinh vật học
1.1. Hình thể
E.coli là trực khuẩn gram âm, di động do có lông quanh thân, một số chủng E.coli có
vỏ polysaccharide, không sinh nha bào.
1.2. Tính chất nuôi cấy
E.coli là vi khuẩn hiếu khí hoặc kỵ khí không bắt buộc, phát triển dễ dàng trên các môi
trường nuôi cấy thông thường, một số có thể phát triển được ở môi trường tổng hợp đơn giản.
Nhiệt độ thích hợp 370C, pH thích hợp là 7 - 7,2.
1.3. Tính chất sinh vật hóa học
E.coli lên men nhiều loại đường sinh axit và sinh hơi như: Glucose, lactose, ramnose;
indol dương tính, đỏ methyl dương tính, VP âm tính, citrat âm tính, urease âm tính, H2S âm
tính.
1.4. Kháng nguyên của E.coli
E.coli có rất nhiều type huyết thanh mà công thức dựa vào sự xác định kháng nguyên
thân O, kháng nguyên vỏ K và kháng nguyên lông H.
Kháng nguyên O : Có khoảng 150 yếu tố khác nhau về mặt huyết thanh.
Kháng nguyên K : Được chia ra thành loại L, A hoặc B tùy theo sức đề kháng đối với
nhiệt. Có chừng 100 kháng nguyên K khác nhau.
Kháng nguyên H : Đã xác định được khoảng 50 yếu tố H.
2. Khả năng gây bệnh cho người
E.coli là thành phần vi khuẩn hiếu khí chủ yếu ở ruột của người bình thường. Sự có
mặt của E.coli ở ngoại cảnh và trong thức ăn chứng tỏ có sự nhiễm bẩn do phân. Tuy thế vai
trò gây bệnh của nó đã được nói tới từ lâu. E.coli có thể gây nhiễm khuẩn ở nhiều cơ quan
trong cơ thể người.
2.1. Bệnh tiêu chảy do E.coli
Các E.coli gây bệnh tiêu chảy ở người gồm có:
2.1.1. Enterotoxigenic E.coli (ETEC)
Là loại E.coli sinh độc tố ruột. ETEC là một nguyên nhân quan trọng gây tiêu chảy
nặng giống triệu chứng do Vibrio cholerae 01 gây ra ở người. Bệnh tiêu chảy do ETEC xảy ra
chủ yếu ở các xứ nhiệt đới và có thể gặp ở các lứa tuổi khác nhau, nhưng đặc biệt ở trẻ nhỏ
thường thấy bệnh cảnh lâm sàng nặng dễ dẫn tới tình trạng kiệt nước và rối loạn điện giải.
ETEC còn là một nguyên nhân thường gây tiêu chảy cho khách du lịch từ các nước phát triển
sang các nước đang phát triển.
Cơ chế gây bệnh: ETEC vào ruột sẽ gắn vào niêm mạc ruột nhờ các yếu tố bám dính,
đồng thời sản sinh ra độc tố ruột tác động lên tế bào niêm mạc ruột gây xuất tiết ra một số
lượng lớn một chất dịch đẳng trương với huyết tương. Bệnh nhân nôn, tiêu chảy liên tục, phần
lớn có đau nhức bắp cơ, đau bụng và sốt nhẹ.
Có hai loại độc tố ruột đã được nghiên cứu kỹ về tính chất sinh lý, sinh hóa và tính
truyền bằng plasmid đó là :
Độc tố ruột LT (Heat - labile)
Độc tố ruột ST (Heat - stable)
Những chủng ETEC có thể sinh ra một hoặc hai loại độc tố ruột tùy thuộc vào plasmid
mà chúng mang.
99
LT loại độc tố ruột bị hủy bởi nhiệt, là một protein gồm 2 tiểu phần A (Active) và B
(Binding) có chức năng riêng biệt. Tiểu phần A có hai tiểu đơn vị A1 và A2, tiểu phần B có 5
tiểu đơn vị B1, B2, B3, B4 và B5. Các tiểu đơn vị B có chức năng gắn với thụ thể ganglioside
GM1 ở bề mặt tế bào biểu mô ruột và chuẩn bị mở đường cho tiểu phần A mà chủ yếu là A1
xâm nhập vào bên trong tế bào. Tiểu đơn vị A tác động tới vị trí đích ở mặt trong màng bào
tương nơi điều hòa enzymee adenylate cyclase. Adenylate cyclase bị hoạt hóa và làm tăng
hàm lượng adenosine monophosphate vòng (AMP vòng). Hiện tượng này dẫn tới sự tăng
thấm của các điện giải và nước qua màng ruột, gây tiêu chảy cấp và kiệt nước, rối loạn điện
giải.
ST, loại độc tố ruột kháng nhiệt, là một phân tử có trọng lượng thấp nhất và không có
tính kháng nguyên. Thụ thể dánh cho ST khác với thụ thể LT. Sau khi đã gắn với thụ thể, ST
sẽ hoạt hóa guanylate cyclase trong tế bào niêm mạc ruột. Hiện tượng này dẫn tới sự tăng
guanosine monophosphate vòng (GMP vòng) và do đó xảy ra tình trạng tăng tiết dịch ở ruột.
2.1.2. Enteropathogenic E.coli (EPEC)
EPEC hiện nay được biết gồm một số type huyết thanh thường gây bệnh tiêu chảy cấp
(bệnh viêm dạ dày - ruột) ở trẻ em lứa tuổi nhỏ (trẻ dưới một tuổi), có thể gây thành dịch. Các
vụ dịch do EPEC thường hay gặp trong bệnh viện, cơ chế gây bệnh của EPEC chưa được biết
rõ. Các EPEC phân lập từ các vụ dịch thường là thuộc các typee huyết thanh:
O26 : B6 O111 : B4 O126 : B16
O55 : B5 O119 : B4 O127 : B18
O86 : B7 O125 : B15 O128 : B12
2.1.3. Enteroinvasive E.coli (EIEC)
Là loại E.coli gây bệnh bằng cơ chế xâm nhập tế bào biểu mô niêm mạc ruột, gây tiêu
chảy ở người lớn và trẻ em với những triệu chứng bệnh lý giống Shigella: nghĩa là đau bụng
quặn, mót rặn, đi tiêu nhiều lần, phân có nhiều mũi nhầy và máu.
Người ta đã chứng minh được rằng khả năng xâm nhập tổ chức ruột của EIEC được
chi phối bởi plasmid. EIEC có thể không lên men lactose, không di động và giống Shigella về
nhiều mặt kể cả cấu trúc kháng nguyên. Do vậy những vụ dịch tiêu chảy do EIEC gây nên dễ
bị lẫn lộn với tiêu chảy do Shigella.
2.1.4. Enteroadherent E.coli (EAEC)
Là loại E.coli bám dính đường ruột gây bệnh do bám vào niêm mạc và làm tổn thương
chức năng ruột.
2.1.5. Enterohemorrhagic E.coli (EHEC)
EHEC là một trong những tác nhân gây tiêu chảy có thể dẫn tới viêm đại tràng xuất
huyết và hội chứng tan máu - ure huyết. EHEC là những chủng E.coli có khả năng sản xuất
một độc tố gây độc tế bào Vero (Verocytotoxin), gọi là VT.
2.2. Các nhiễm khuẩn khác do E.coli
E.coli có thể gây nên nhiễm khuẩn đường tiết niệu: sự ứ động nước tiểu do sỏi, thai
nghén... tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh nhiễm khuẩn đường tiết niệu dễ xảy ra . Mặt khác,
khi thông niệu đạo, người ta có thể gây ra nhiễm khuẩn ngược dòng.
E.coli có thể gây ra nhiễm khuẩn đường sinh dục, nhiễm khuẩn gan mật, viêm màng
não ở trẻ còn bú, nhiễm khuẩn huyết ...
3. Chẩn đoán vi sinh vật
Chủ yếu là chẩn đoán trực tiếp phân lập vi khuẩn từ bệnh phẩm.
Trong bệnh tiêu chảy do E.coli thì cấy phân để phân lập vi khuẩn. Giữa các nhóm
E.coli không thể phân biệt được bằng các thử nghiệm sinh vật hóa học. Đối với EPEC thì xác
100
định type huyết thanh bằng các kháng huyết thanh mẫu. Đối với ETEC thường được xác định
bằng các thử nghiệm tìm khả năng sinh độc tố ruột thông thường nhất là tìm độc tố ruột bằng
thử nghiệm ELISA. Đối với EIEC cần xác định tính xâm nhập, có thể dùng thử nghiệm
Sereny để xác định. Đối với EHEC tìm khả năng sinh verocytotoxin.
Trong nhiễm khuẩn đường tiết niệu thì lấy nước tiểu giữa dòng của bệnh nhân để nuôi
cấy. Chỉ nuôi cấy khi nhuộm soi kính hiển vi cặn nước tiểu thấy nhiều bạch cầu đa nhân cùng
với vi khuẩn. Cần phải định lượng vi khuẩn trong 1 ml nước tiểu để có thể khẳng định vai trò
gây bệnh của vi khuẩn phân lập được ở nước tiểu.
4. Phòng bệnh và chữa bệnh
Hiện nay chưa có vaccine đặc hiệu. Chủ yếu là phòng bệnh chung mà chủ yếu là tôn
trọng các nội quy về vệ sinh.
Qua nhiều công trình nghiên cứu cho thấy một số lớn các chủng E.coli gây bệnh đề
kháng các kháng sinh và hiện tượng một chủng vi khuẩn E.coli đề kháng với nhiều loại kháng
sinh cũng khá phổ biến. Do vậy nên dựa vào kết quả của kháng sinh đồ để lựa chọn kháng
sinh thích hợp trong chữa bệnh.
III. SHIGELLA
Shigella là tác nhân gây ra bệnh lỵ trực khuẩn ở người.
1. Đặc điểm sinh vật học
Shigella là trực khuẩn Gram âm tính, không có lông, vì vậy không có khả năng di
động, không có vỏ không sinh nhà bào.
Shigella lên men glucose không sinh hơi, lên men manitol (trừ Shigella dysenteriae
không lên men manitol), hầu hết Shigella không lên men lactose, chỉ có Shigella sonnei lên
men lactose nhưng chậm. Không sinh H2S, Urease âm tính phản ứng Indol thay đổi, phản ứng
đỏ metyl dương tính, phản ứng VP âm tính, phản ứng citrat âm tính
Shigella có kháng nguyên thân O, không có kháng nguyên H. Căn cứ vào kháng
nguyên O và tính chất sinh hóa, người ta chia Shigella ra làm 4 nhóm:
1.1. Nhóm A (Shigella dysenteriae)
Không lên men manitol, có 10 type huyết thanh được ký hiệu bằng các chữ số Ả Rập
từ 1 - 10. Các type huyết thanh trong nhóm không có quan hệ về kháng nguyên với nhau và
cũng không có quan hệ kháng nguyên với các nhóm khác. Type 1 (Sh. dysenteriae 1) hay còn
gọi là trực khuẩn Shiga là type có ngoại độc tố.
1.2. Nhóm B (Shigella flexneri)
Lên men manitol, có 6 type huyết thanh. Các type này có 1 kháng nguyên nhóm chung
và mỗi một type huyết thanh lại có 1 kháng nguyên đặc hiệu type.
1.3. Nhóm C (Shigella boydii)
Lên men manitol, có 15 type huyết thanh, mỗi type có kháng nguyên đặc hiệu type.
1.4. Nhóm D (Shigella sonnei)
Lên men manitol, lên men lactose chậm, chỉ có 1 type huyết thanh.
2. Khả năng gây bệnh cho người
Shigella gây bệnh lỵ trực khuẩn ở người, đây là một bệnh truyền nhiễm có thể gây
thành các vụ dịch địa phương. Thương tổn đặc hiệu khu trú ở ruột già, trên lâm sàng biểu hiện
bằng hội chứng lỵ với các triệu chứng: đau bụng quặn, đi ngoài nhiều lần, phân có nhiều mũi
nhầy và thường có máu.
Shigella gây bệnh bằng cơ chế xâm nhập vào tế bào biểu mô của niêm mạc ruột và
nhân lên với số lượng lớn trong tổ chức ruột.
101
Các Shigella đều có nội độc tố. Riêng trực khuẩn Shiga còn có thêm ngoại độc tố bản
chất là protein .
Nội độc tố Shigella cấu tạo như kháng nguyên thân, có độc tính mạnh nhưng tính
kháng nguyên yếu. Tác dụng chính của nội độc tố là gây phản ứng tại ruột.
Ngoại độc tố của trực khuẩn Shiga không giống như độc tố ruột của Vibrio cholerae
01 và ETEC, hoạt tính sinh học chủ yếu của ngoại độc tố trực khuẩn Shiga là tác dụng độc đối
với tế bào.
Ở Việt Nam, Shigella gây bệnh lỵ trực khuẩn thường gặp nhất là nhóm B (Shigella
flexneri) và nhóm A (Shigella dysenteriae).
Dịch tễ học: Bệnh lây theo đường tiêu hóa, do ăn uống phải các thức ăn, nước uống bị
nhiễm khuẩn. Ruồi là vật chủ trung gian truyền bệnh.
Người lành mang vi khuẩn và người bệnh đóng vai trò quan trọng gây dịch. Dịch
thường xảy ra vào mùa hè.
Miễn dịch: Người ta cho rằng kháng thể dịch thể không có hiệu lực vì thương tổn của
bệnh ở trên bề mặt của ống tiêu hóa. Ngược lại các miễn dịch tại chỗ ở ruột có thể có một vai
trò quan trọng trước hết là các IgA tiết có trong đường ruột và các đại thực bào được hoạt
hóa.
3. Chẩn đoán vi sinh vật
Cấy phân là phương pháp chẩn đoán tốt nhất. Bệnh phẩm cần được lấy sớm trước khi
sử dụng kháng sinh, lấy chỗ phân có biểu hiện bệnh lý (có máu có nhầy) và phải chuyển đến
phòng xét nghiệm vi trùng nhanh chóng. Nuôi cấy phân lập vi khuẩn trên các môi trường
thích hợp: môi trường không có chất ức chế (thạch lactose) và môi trường có chất ức chế
(DCA, SS hoặc Istrati). Xác định vi khuẩn dựa vào các tính chất sinh vật hóa học và làm phản
ứng ngưng kết với kháng huyết thanh mẫu của Shigella.
Trong bệnh lỵ trực khuẩn, cấy máu không tìm được vi khuẩn.
4. Phòng bệnh và chữa bệnh
4.1.Phòng bệnh
Chủ yếu là cách ly bệnh nhân, khử trùng phân và nước thải, phát hiện và điều trị người
lành mang vi khuẩn, áp dụng các biện pháp vệ sinh và kiểm tra dịch tể đối với nguồn nước,
thức ăn... Hiện nay vẫn chưa có vaccine phòng bệnh có hiệu lực như mong muốn... Đang thử
nghiệm dùng vaccine sống giảm độc lực đường uống nhằm tạo nên miễn dịch tại chỗ ở ruột.
Vaccine sống này chỉ có khả năng bảo vệ đặc hiệu đối với type.
4.2.Chữa bệnh
Dùng kháng sinh để tiêu diệt vi khuẩn, việc chọn kháng sinh thích hợp dựa vào kết quả
kháng sinh đồ. Việc sử dụng kháng sinh bừa bãi, thiếu thận trọng sẽ có nguy cơ làm tăng
nhanh các chủng có sức đề kháng đối với kháng sinh và tăng nguy cơ bị loạn khuẩn với tất cả
các hậu quả nghiêm trọng của nó.
IV. SALMONELLA
Hiện nay có tới 2000 type huyết thanh Salmonella khác nhau. Chúng gây bệnh cho
người hoặc động vật hoặc cả hai. Các bệnh do Salmonella gây ra ở người có thể chia thành 2
nhóm: thương hàn và không phải thương hàn.
1. Đặc điểm sinh vật học
1.1. Hình thể
Salmonella là trực khuẩn gram âm. Hầu hết các Salmonella đều có lông xung quanh
thân (Trừ Salmonella gallinarum và Salmonella pullorum), vì vậy có khả năng di động, không
sinh nha bào.
102
1.2. Tính chất sinh vật hóa học
Salmonella lên men glucose có sinh hơi (trừ Salmonella typhi lên men glucose không
sinh hơi) không lên men lactose, indol âm tính, đỏ methyl dương tính, VP âm tính, citrat thay
đổi, urease âm tính, H2S dương tính (trừ Salmonella paratyphi A: H2S âm tính)...
1.3. Cấu trúc kháng nguyên
1.3.1. Kháng nguyên O
Mỗi Salmonella có thể có một hoặc nhiều yếu tố kháng nguyên. Hiện nay người ta biết
có 67 yếu tố kháng nguyên O. Việc xác định các yếu tố kháng nguyên O là hết sức quan trọng
để định nhóm và định type.
1.3.2. Kháng nguyên H
Chỉ có ở những Salmonella có lông. Kháng nguyên H của Salmonella có thể tồn tại
dưới 2 pha: pha 1 được ghi bằng chữ viết thường a, b, c, d... và pha 2 được ghi bằng các chữ
số Ả rập 1, 2,,,
1.3.3. Kháng nguyên Vi
Là kháng nguyên bề mặt bao bên ngoài vách tế bào vi khuẩn, dưới dạng một màng
mỏng không nhìn thấy được ở kính hiển vi thường. Kháng nguyên Vi chỉ có ở 2 type huyết
thanh Salmonella typhi và S. paratyphi C.
Người ta dựa vào sự khác nhau về cấu trúc kháng nguyên để xếp loại Salmonella. Một
số type huyết thanh Salmonella chủ yếu gây bệnh cho người bao gồm :
Salmonella typhi : Chỉ gây bệnh cho người. Ở nước ta bệnh thương hàn chủ yếu do S.
typhi gây ra.
Salmonella paratyphi A : Chỉ gây bệnh thương hàn cho người và cũng hay gặp ở nước
ta sau S.typhi.
Salmonella paratyphi B : Gây bệnh thương hàn chủ yếu cho người, đôi khi ở cả súc
vật. Bệnh thường gặp ở các nước châu Âu.
Salmonella paratyphi C : Gây bệnh thương hàn, viêm dạ dày ruột và nhiễm khuẩn
huyết. Bệnh thường gặp ở các nước Đông Nam Á.
Salmonella typhimurium và Salmonella enteritidis : Gây bệnh cho người và gia súc,
gặp trên toàn thế giới. Chúng là nguyên nhân gây nhiễm trùng, nhiễm độc thức ăn do ăn phải
thức ăn nhiễm Salmonella.
Salmonella cholerae suis : Loại này hay gây nhiễm khuẩn huyết.
2. Khả năng gây bệnh cho người
2.1. Bệnh thương hàn
Ở nước ta, bệnh thương hàn chủ yếu do S. typhi, sau đó đến S. paratyphi A, còn S.
paratyphi B và S. paratyphi C thì ít gặp. Bệnh lây từ người này sang người khác, qua thức ăn,
nước uống bị nhiễm khuẩn. Sau khi khỏi bệnh về mặt lâm sàng, khoảng 5% bệnh nhân trở
thành người lành mang vi khuẩn kéo dài hàng tháng hoặc hàng năm. Ở họ, ổ chứa Salmonella
là đường mật và vi khuẩn vẫn được tiếp tục đào thải theo phân ra ngoại cảnh. Người lành
mang vi khuẩn là nguồn lan truyền bệnh quan trọng.
Sinh bệnh học: Trực khuẩn thương hàn vào cơ thể qua đường tiêu hóa đến ruột non thì
chui qua niêm mạc ruột rồi vào các hạch mạc treo ruột. Ở đó chúng nhân lên và một phần vi
khuẩn bị dung giải, giải phóng ra nội độc tố. Nội độc tố kích thích thần kinh giao cảm ở bụng,
gây thương tổn mảng Peyer, xuất huyết tiêu hóa, có thể gây thủng ruột. Ngoài ra, nội độc tố
theo máu lên kích thích trung tâm thần kinh thực vật ở não thất ba, gây ra trạng thái sốt kéo
dài, li bì, và gây ra biến chứng trụy tim mạch... Từ các hạch mạc treo ruột vi khuẩn lan tràn
103
vào máu gây nên nhiễm khuẩn huyết và lan đi khắp cơ thể, rồi vi khuẩn vào mật và từ đó quay
trở lại ruột. Vi khuẩn theo phân ra ngoại cảnh.
2.2. Các bệnh khác
Các bệnh không phải thương hàn do Salmonella gây ra thường là một nhiễm trùng giới
hạn ở ống tiêu hóa trong các trường hợp nhiễm trùng nhiễm độc thức ăn mà Salmonella
typhimurium... là tác nhân hay gặp nhất, sau đó là Salmonella enteritidis... Nhiễm trùng nhiễm
độc do Salmonella có thời gian nung bệnh từ 10 đến 48 giờ. Bệnh biểu hiện có sốt, nôn, tiêu
chảy. Bệnh khỏi sau 2 - 5 ngày, không có biến chứng.
Ngoài ra, Salmonella có thể gây nên các tổn thương ở ngoài đường tiêu hóa như viêm
màng não, thể nhiễm trùng huyết đơn thuần, nhiễm trùng phổi...
3. Chẩn đoán vi sinh vật
3.1. Chẩn đoán trực tiếp
Phân lập vi khuẩn từ các bệnh phẩm như máu (cấy máu), phân (cấy phân) và các bệnh
phẩm khác .
3.1.1.Cấy máu
Lấy 5ml đến 10ml máu tĩnh mạch bệnh nhân lúc sốt cao cấy vào bình canh thang có
mật bò, ủ ấm 370C, sau 24 đến 48 giờ nếu vi khuẩn mọc, cần phải kiểm tra hình thể, tính chất
bắt màu khi nhuộm Gram, kiểm tra tính chất sinh vật hóa học, xác định công thức kháng
nguyên với các kháng huyết thanh Salmonella mẫu.
Đối với bệnh thương hàn, nếu bệnh nhân chưa sử dụng kháng sinh thì giá trị của
phương pháp cấy máu cao. Nếu cấy máu vào :
Tuần lễ đầu của bệnh thì tỷ lệ dương tính đạt 90%
Tuần lễ thứ hai của bệnh, dương tính đạt 70% - 80%
Tuần lễ thứ ba, tỷ lệ dương tính đạt 40 - 60%
Nếu bệnh tái phát, cấy máu sẽ tìm thấy vi khuẩn thường xuyên trong nhiều ngày.
3.1.2. Cấy phân
Thường dương tính từ tuần thứ 2 trở đi. Nuôi cấy phân lập vi khuẩn ở môi trường
tăng sinh và môi trường có chất ức chế (môi trường SS, DCA, Istrati, Endo...). Xác định vi
khuẩn dựa vào tính chất sinh vật hóa học và làm phản ứng ngưng kết với kháng huyết thanh
mẫu.
Khi nghi ngờ một trường hợp mắc bệnh thương hàn phải đồng thời xét nghiệm cấy
máu, cấy phân và làm huyết thanh chẩn đoán.
Cấy phân là biện pháp duy nhất để chẩn đoán vi sinh vật trong trường hợp ngộ độc
thức ăn nghi do Salmonella và trong việc xác định người lành mang mầm bệnh.
3.1.3. Cấy các bệnh phẩm khác
Vi khuẩn thương hàn còn có thể phân lập bằng cách cấy tủy xương, nước tiểu, dịch
đào ban, dịch mật của bệnh nhân.
3.2. Chẩn đoán huyết thanh
Sau khi nhiễm Salmonella từ 7 đến 10 ngày, trong máu bệnh nhân xuất hiện kháng thể
O của Salmonella, sau ngày thứ 12 đến ngày thứ 14 xuất hiện kháng thể H. Kháng thể O, tồn
tại trong máu trung bình 3 tháng, kháng thể H tồn tại 1 đến 2 năm.
Lấy huyết thanh các bệnh nhân tìm kháng thể ngưng kết của Salmonella bằng phản
ứng ngưng kết Widal.
Trong bệnh thương hàn, chẩn đoán huyết thanh (Widal) từ tuần lễ thứ hai, làm 2 lần
cách nhau một tuần lễ để tìm động lực kháng thể.
104
4. Phòng bệnh và chữa bệnh
4.1. Phòng bệnh
Thực hiện các biện pháp vệ sinh về phân, nước, rác, tích cực diệt ruồi. Phải ăn chín,
uống sôi, rửa tay trước khi ăn... Quản lý chặt chẽ bệnh nhân. Phát hiện người lành mang mầm
bệnh để điều trị triệt để.
Tiêm vaccine T.A.B là loại vaccine chết. Một số nước dùng vaccine thương hàn sống
giảm độc lực và vaccine chiết từ kháng nguyên Vi của Salmonella.
4.2. Chữa bệnh
Diệt vi khuẩn Salmonella bằng kháng sinh. Những thuốc kháng sinh thường dùng là
chloramphenicol, ampicillin với liều lượng thích hợp để tránh biến chứng truỵ tim mạch vì
thuốc diệt vi khuẩn làm giải phóng ra quá nhiều nội độc tố. Tuy nhiên ngày nay cũng đã xuất
hiện những chủng Salmonella đề kháng với các kháng sinh trên, vì vậy cần làm kháng sinh đồ
để chọn kháng sinh thích hợp.
V. KLEBSIELLA PNEUMONIAE
Loài Klebsiella có nhiều type có khả năng gây bệnh cho người như:
- Klebsiella pneumoniae: Thường gây ra các bội nhiễm ở đường hô hấp.
- Klebsiella rhinoscleromatis : Gây bệnh xơ cứng mũi.
- Klebsiella ozenae: Gây bệnh trĩ mũi
Klebsiella pneumoniae hay còn gọi là phế trực khuẩn Friedlander là loại vi khuẩn rất
phổ biến trong thiên nhiên (nước, đất), nó ký sinh ở đường hô hấp trên của người, là tác nhân
“gây bệnh cơ hội”.
1. Đặc điểm sinh vật học
1.1. Hình thể
Trong bệnh phẩm K. pneumoniae có hình trực khuẩn ngắn, gram âm, bắt màu đậm ở
hai cực, vi khuẩn này có nhiều hình thể, có khi như cầu khuẩn, có khi lại hình dài, có vỏ,
không di động, không sinh nha bào.
1.2. Tính chất nuôi cấy
Vi khuẩn dễ mọc trên môi trường nuôi cấy thông thường. Trên thạch dinh dưỡng hay
thạch máu, khuẩn lạc lầy nhầy, màu xám. Trong canh thang, vi khuẩn mọc nhanh và đục đều,
ở đay ống có lắng cặn.
1.3. Tính chất sinh vật hóa học
Lên men nhiều loại đường sinh acid và hơi như : Glucose, lactose, manit. Phản ứng
indol âm tính, phản ứng đỏ metyl âm tính, phản ứng VP dương tính, phản ứng citrat dương
tính, urease dương tính, H2S âm tính.
1.4. Cấu trúc kháng nguyên
Kháng nguyên thân O : Có 5 type
Kháng nguyên vỏ K : Bản chất là polysaccharide, mang tính chất đặc hiệu type, có 72
type, trong đó type 1 và type 2 hay gặp nhất trong nhiễm khuẩn đường hô hấp.
2. Khả năng gây bệnh cho người
Klebsiella pneumoniae là loại vi khuẩn gây bệnh có điều kiện gọi là “gây bệnh cơ
hội”. Những “nhiễm trùng cơ hội” xảy ra chủ yếu ở môi trường bệnh viện và trên những bệnh
nhân bị suy kiệt, suy giảm miễn dịch. Những điều kiện để các “nhiễm trùng cơ hội” xuất hiện
là :
105
- Ngày càng có nhiều loại kháng sinh phổ rộng, việc sử dụng kháng sinh rộng rãi và
thiếu thận trọng làm mất thế quân bình của vi khuẩn chí bình thường, đồng thời làm cho vi
khuẩn được chọn lọc bởi kháng sinh và tạo nên sức đề kháng đối với kháng sinh.
- Các thủ thuật như nội soi, thông tim... được phát triển và áp dụng ngày càng nhiều
trong các bệnh viện. Khi áp dụng các thủ thuật này có thể đưa vi khuẩn vào cơ thể qua ống
thông...
- Những bệnh nhân mà sức đề kháng giảm sút nghiêm trọng do mắc các bệnh làm suy
giảm miễn dịch (ví dụ: K máu, suy tủy...)
Klebsiella pneumoniae có thể gây ra :
Nhiễm trùng đường hô hấp dưới như viêm phổi, viêm phế quản phổi thứ phát sau cúm,
sau sởi, sau ho gà hoặc ở các bệnh nhân đang hồi sức hô hấp (đang dùng máy hô hấp nhân
tạo).
Nhiễm trùng máu : Thường gặp ở những bệnh nhân bị suy kiệt như xơ gan, ung thư
máu, suy tủy...
Ngoài ra còn có thể gây nhiễm trùng đường tiết niệu, đường mật hoặc đường sinh dục,
viêm màng não, viêm tai, viêm xoang và viêm nội tâm mạc.
3. Chẩn đoán vi sinh vật
Chủ yếu dựa vào chẩn đoán trực tiếp, phân lập vi khuẩn từ các bệnh phẩm đàm, máu
v.v... tùy theo thể bệnh. Nuôi cấy lên các môi trường thích hợp để phân lập và xác định vi
khuẩn dựa vào hình thể, tính chất nuôi cấy đặc biệt (khuẩn lạc nhầy, dính), tính chất sinh vật
hóa học, khả năng gây bệnh thực nghiệm. Xác định type bằng phản ứng ngưng kết hoặc phản
ứng phình vỏ với kháng huyết thanh đặc hiệu type.
4. Phòng bệnh và chữa bệnh
4.1. Phòng bệnh
Chưa có vaccine phòng bệnh đặc hiệu. Chủ yếu là tránh những điều kiện thuận lợi cho
nhiễm trùng cơ hội xuất hiện bằng cách nâng cao sức đề kháng của người bệnh và dự phòng
tốt các nhiễm trùng bệnh viện.
4.2. Chữa bệnh
Dựa vào kết quả của kháng sinh đồ để chọn kháng sinh công hiệu. Klebsiella
pneumoniae thường có sức đề kháng cao với kháng sinh.
VI. PROTEUS
Giống Proteus ký sinh ở ruột và các hốc tự nhiên của người (ví dụ : ở ống tai ngoài).
Chúng là loại vi khuẩn “gây bệnh cơ hội”
1. Đặc điểm sinh vật học
1.1. Hình thể
Trực khuẩn gram âm, rất di động. Vi khuẩn có nhiều hình thể thay đổi trên các môi
trường khác nhau, từ dạng trực khuẩn đến dạng hình sợi dài.
1.2. Tính chất nuôi cấy
Vi khuẩn mọc dễ dàng trên các môi trường nuôi cấy thông thường. Trên môi trường
thạch dinh dưỡng, khuẩn lạc có một trung tâm lan dần ra, từng đợt, từng đợt , mỗi đợt là một
gợn sóng và có mùi thối đặc biệt.
Trên môi trường có natri deoxycholate: Proteus mọc thành khuẩn lạc tròn, riêng biệt
không gợn sóng, có một điểm đen ở trung tâm, xung quanh màu trắng nhạt.
1.3. Tính chất sinh vật hóa học
106
Không lên men lactose. Đa số Proteus : H2S dương tính và urease dương tính. Dựa
vào tính chất sinh vật hóa học người ta phân loại giống Proteus thành các loài: Proteus
mirabilis, Proteus vulgaris, Proteus myxofaciens, Proteus penneri.
1.4. Cấu trúc kháng nguyên
Cấu trúc kháng nguyên của Proteus rất phức tạp và không được vận dụng vào công
tác thực tế hàng ngày. Người ta thấy có một mối tương quan đặc biệt giữa kháng nguyên O
của một số chủng Proteus (được gọi là OX2 ; OX19; OXK) và Rickettsia. Vì vậy, người ta dùng
các chủng này để làm kháng nguyên trong chẩn đoán huyết thanh bệnh do Rickettsia (phản
ứng Weil - Felix).
107
2. Khả năng gây bệnh
Proteus là một loại vi khuẩn "gây bệnh cơ hội". Chúng có thể gây ra : -
Viêm tai giữa có mủ
- Viêm màng não thứ phát sau viêm tại giữa ở trẻ còn bú.
- Nhiễm khuẩn đường tiết niệu
- Nhiễm khuẩn huyết ...
3. Chẩn đoán vi sinh vật
Phân lập vi khuẩn từ các bệnh phẩm như : mủ tai, nước tiểu, máu ... tùy theo thể bệnh
lâm sàng. Đặc điểm của các tổn thương và mủ do Proteus gây ra có mùi thối như trong hoại
thư do vi khuẩn kị khí gây nên. Nuôi cấy trên các môi trường thông thường. Xác định vi
khuẩn dựa vào hình thái khuẩn lạc gợn sóng, mùi thối đặc biệt trên dĩa môi trường và trực
khuẩn Gram âm urease dương tính và một số tính chất sinh vật hóa học khác.
Muốn phân lập thành khuẩn lạc riêng rẽ thì nuôi cấy trên môi trường có Natri
desoxycholat, Proteus sẽ mọc thành khuẩn lạc riêng biệt có chấm đen ở giữa sau 48 giờ.
4. Phòng bệnh và chữa bệnh
4.1. Phòng bệnh
Nâng cao thể trạng người bệnh, khi áp dụng các thủ thuật thăm khám phải tuyệt đối vô
trùng dự phòng tốt các nhiễm trùng bệnh viện...
4.2. Chữa bệnh
Sử dụng kháng sinh dựa vào kết quả của kháng sinh đồ. Vi khuẩn này thường có sức
đề kháng cao với kháng sinh.
108
VI KHUẨN DỊCH HẠCH VÀ
LEGIONELLA PNEUMOPHILA
Mục tiêu học tập
1. Trình bày được đặc tính sinh vật học của vi khuẩn dịch hạch và Legionella pneumophila
2. Trình bày được khả năng gây bệnh của hai vi khuẩn này
3. Trình bày được phương pháp chẩn đoán sinh vật học, phương pháp phòng ngừa và điều trị
I. VI KHUẨN DỊCH HẠCH (Yersinia pestis)
Yersinia pestis thuộc giống Yersinia, thuộc họ vi khuẩn đường ruột
(Enterobacteriaceae)
Trực khuẩn dịch hạch được A. Yersin phân lập năm 1894 trong một vụ dịch hạch ở
Hồng Kông. Năm 1896, Lehmann và Neumann đặt tên cho vi khuẩn này là Bacterium pestis.
Năm 1944, Van Loghen chuyển chúng sang giống Yersinia để ghi công của A. Yersin.
Vi khuẩn dịch hạch gây nên bệnh dịch hạch là bệnh của một số loài động vật (chủ yếu là
các loài chuột), lây sang người qua bọ chét, có ổ bệnh thiên nhiên, dễ phát thành dịch lớn.
Dịch hạch là bệnh tối nguy hiểm, được xếp vào nhóm 4 bệnh thuộc diện phải khai báo bắt
buộc: dịch hạch, dịch tả, đậu mùa và sốt vàng.
Ở nước ta, bệnh dịch hạch được phát hiện lần đầu tiên năm 1898 ở Nha trang, sau đó
bệnh phát triển mạnh ở miền Nam. Hiện nay vẫn còn một số ổ dịch hạch chủ yếu ở vùng Tây
nguyên.
1. Đặc điểm sinh vật học
1.1. Hình thái và tính chất bắt màu
Vi khuẩn dịch hạch là trực khuẩn ngắn, hình bầu dục nhỏ, kích thước 0,5 -0,8 x 1-2 m
m, Gram âm, bắt màu đậm ở hai đầu, nhất là khi nhuộm Wayson hay xanh methylen. Trong
bệnh phẩm vi khuẩn đứng riêng lẻ hoặc xếp đôi và có vỏ. Trong môi trường nuôi cấy ở 37oC
thì có vỏ, nếu nuôi cấy ở 28oC thì không có vỏ. Không sinh nha bào, không di động.
1.2. Tính chất nuôi cấy
Trực khuẩn dịch hạch dễ mọc trên các môi trường nuôi cấy thông thường, nhưng
chậm. Hiếu kỵ khí tuỳ tiện, nhiệt độ thích hợp là 28oC.
- Trên canh thang Yersinia pestis lúc đầu làm đục đều nhẹ, dần dần sau 24 - 48 giờ vi
khuẩn phát triển tạo một váng mỏng trên bề mặt và lắng cặn dưới đáy, canh thang trở nên
tương đối trong.
- Trên thạch thường: vi khuẩn mọc chậm tạo khuẩn lạc rất nhỏ (0,1mm) sau 24 giờ. Sau
48 - 72 giờ ở 280C, đường kính mới đạt được 1- 1,5 mm, bờ trãi mỏng ra, không đều, trung
tâm lồi, hơi trong, màu xám nhạt.
1.3. Tính chất sinh vật hóa học
Vi khuẩn dịch hạch không di động. Oxydase âm tính, catalase dương tính. Lên men
đường glucose không sinh hơi, manitol dương tính, ONPG dương tính, có enzyme Dnase, khử
nitrat thành nitrit. Citrat simmon thay đổi tuỳ theo chủng, lactose âm tính, rhamnose âm tính,
saccharose âm tính. Indol âm tính, Voges Proskauer âm tính, không tạo enzyme urease,
không sinh H2S, ornithin decarboxylase (ODC) âm tính, lysin decarboxylase (LDC) âm tính,
arginin dihydrolase (ADH) âm tính. Vi khuẩn dịch hạch bị ly giải bởi phage đặc hiệu.
1.4. Sức đề kháng
109
Vi khuẩn bị tiêu diệt ở 550C/30 phút hoặc ở 1000C/1 phút. Trong điều kiện khô hanh
hoặc phơi nắng vài giờ vi khuẩn có thể chết. Trong các tổ chức, trong xác chuột, ở đất ẩm,
trong nước đá vi khuẩn có thể tồn tại từ vài chục ngày đến vài tháng.
1.5. Kháng nguyên và các yếu tố gây bệnh
- Kháng nguyên vỏ: Còn gọi là kháng nguyên F1 (Fraction 1), có trong điều kiện nuôi
cấy vi khuẩn ở 37oC hoặc ở trong bệnh phẩm của cơ thể đang bị bệnh. Bản chất là protein.
Kháng nguyên vỏ giúp cho vi khuẩn chống lại hiện tượng thực bào.
- Kháng nguyên V và W: Là một phức hợp gồm protein V và lipoprotein W. Các kháng
nguyên này liên quan đến khả năng chống lại hiện tượng thực bào.
- Kháng nguyên thân: là kháng nguyên chung với các vi khuẩn họ đường ruột.
- Độc tố: vi khuẩn dịch hạch có 2 loại độc tố :
+ Nội độc tố: bản chất là Lipopolysaccharide gắn liền với vách tế bào vi khuẩn, gây ra
các triệu chứng sốt trong bệnh dịch hạch.
+ Độc tố chuột (murine toxin) bản chất là protein như một ngoại độc tố, có tác động làm
tan hồng cầu, có hoạt tính trên hệ thống mạch máu gây ra ứ máu và gây sốc.
2. Khả năng gây bệnh
2.1. Dịch tễ học
Bệnh dịch hạch là bệnh của loài gậm nhấm hoang dại, trong đó loài chuột Rattus với 2
chủng: chuột đồng và chuột nhà có vai trò quan trọng nhất. Người chỉ là vật chủ ngẫu nhiên
mắc phải do bị bọ chét nhiễm khuẩn đốt.
- Ổ chứa: Các loài gậm nhấm hoang dại
- Côn trùng môi giới: Chủ yếu là các loại bọ chét Xenopsylla cheopis, ngoài ra có thể
gặp Xenopsylla astia và các côn trùng hút máu như Pulex irritans ...
- Đối tượng cảm thụ: Động vật gặm nhấm hoang dại và có thể lây sang người.
Đường truyền bệnh: Đầu tiên dịch xảy ra ở các loài gậm nhấm hoang dại rồi truyền đến
chuột đồng, chuột nhà, sau đó truyền sang người là con đường hay gặp nhất hoặc người tới ổ
bệnh hoang dại cũng có thể bị bọ chét nhiễm khuẩn đốt và mắc bệnh. Bệnh dịch hạch có thể
truyền từ người bệnh sang người lành do chấy rận hoặc có thể truyền bệnh trực tiếp từ người
sang người nếu người mắc bệnh dịch hạch thể phổi.
Ổ chứa
(gậm nhấm hoang dại)
Côn trùng môi giới
Chuột
Côn trùng môi giới
Người Người
Chấy, rận
Hình 1: Sơ đồ dây chuyền dịch tể
110
- Xennopsylla cheopis
- Xenopsylla astia
- Pulex irritans
- Ruồi hút máu
- Chuột đồng
- Chuột nhà
Thể phổi
2.2. Gây bệnh cho người
Vi khuẩn dịch hạch sau khi vào cơ thể sẽ vào hệ thống bạch huyết và nhân lên trong
hạch, sau đó vào máu, rồi cư trú ở gan, lách, thận và các hạch sâu.
Thời gian ủ bệnh từ 3- 6 ngày, đôi khi ngắn hơn, tùy thuộc vào sức đề kháng của cơ
thể và độc lực của vi khuẩn.
Bệnh dịch hạch có 3 thể lâm sàng:
- Thể hạch: Sau khi bị bọ chét nhiễm khuẩn đốt, tại nơi đốt nổi mụn nước, đôi khi đen ở
giữa. Vi khuẩn xâm nhập vào hạch bạch huyết gần vết đốt nhất làm cho hạch sưng to, rắn,
dính chặt không di động và rất đau. Bệnh nhân sốt cao, mệt và chóng mặt, triệu chứng nhiễm
độc nặng. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh nhân sẽ tử vong vào ngày thứ 5 hoặc thứ 6
của bệnh vì nhiễm khuẩn huyết. Thể hạch là thể lâm sàng thường gặp nhất.
- Thể phổi: Có thể nguyên phát do lây trực tiếp qua thể phổi của người bệnh hoặc là thứ
phát sau thể hạch. Bệnh khởi phát đột ngột, sốt cao, ho, đau lồng ngực, đàm có máu. Bệnh
tiến triển nhanh và rất nặng, tử vong sau 2 - 3 ngày nếu không được điều trị kịp thời. Thể phổi
rất dễ lây lan.
- Thể nhiễm khuẩn huyết: Có thể là tiên phát, nhưng thường do biến chứng của thể hạch
và thể phổi nguyên phát, gây thương tổn có mủ ở da, mẩn xuất huyết và huyết niệu, sốt cao,
cấy máu dương tính. Tử vong sau 2 - 3 ngày.
3. Chẩn đoán vi sinh vật
3.1. Chẩn đoán trực tiếp : Bệnh phẩm là dịch chọc hạch trong thể hạch, máu trong thể nhiễm
khuẩn huyết, đàm trong thể phổi.
Từ bệnh phẩm làm tiêu bản nhuộm gram (đối với thể hạch) hoặc xanh methylen hoặc
Wayson. Phương pháp nhuộm trực tiếp có giá trị kết hợp với triệu chứng lâm sàng để có
hướng điều trị kịp thời.
Mặt khác cần nuôi cấy bệnh phẩm vào các môi trường thích hợp như canh thang,
nước pepton, thạch máu, thạch thường ..., ủ ở 28oC . Sau đó xác định các tính chất sinh vật
hóa học, định typ phage và tiêm truyền súc vật.
3.2. Chẩn đoán gián tiếp : Bệnh dịch hạch là bệnh nhiễm khuẩn cấp tính nên người ta không
làm phản ứng huyết thanh để chẩn đoán bệnh. Người ta thường làm chẩn đoán huyết thanh để
điều tra dịch tể học, thường dùng phản ứng ngưng kết hồng cầu thụ động để phát hiện kháng
thể kháng F1.
4. Phòng bệnh và điều trị
4.1. Phòng bệnh
4.1.1 Phòng bệnh đặc hiệu : Hiện nay có hai loại vắcxin: vắc xin sống giảm độc và vắcxin
chết. Vắcxin chết tiêm hai lần, gây miễn dịch được 6 tháng. Vắc xin sống giảm độc tiêm một
lần, gây miễn dịch nhanh và thời gian miễn dịch kéo dài đến một năm. Chỉ tiêm vắc xin cho
những người đang sống ở vùng dịch hoặc phải làm nhiệm vụ ở những vùng đó.
4.1.2. Phòng bệnh chung: Cắt đứt dây truyền dịch tể bằng cách: diệt chuột, diệt côn trùng môi
giới, bệnh nhân phải khai báo và cách ly, phong tỏa khu vực có dịch. Khi có dịch xảy ra cần
phải uống kháng sinh dự phòng cho người nhà bệnh nhân, nhân viên y tế tiếp xúc với thể
phổi.
4.2. Điều trị
Vi khuẩn dịch hạch nhạy cảm với các kháng sinh như streptomyxin, chloramphenicol,
tetracyclin, nhưng phải điều trị sớm. Kháng sinh penicilin không có tác dụng.
111
II. LEGIONELLA PNEUMOPHILA
Năm 1977 Mac Dade đã phân lập được từ tổ chức phổi của một bệnh nhân chết vì viêm
phổi một trực khuẩn Gram âm mới mà trước đó khoa học chưa biết. Năm 1978, trực khuẩn
này được đặt tên là Legionella pneumophila.
Loài Legionella pneumophila thuộc giống Legionella, họ Legionellaceae. Chúng có khả
năng gây bệnh đường hô hấp ở người.
1. Đặc điểm sinh vật học
1.1.Hình thể
Vi khuẩn đa hình thái, thường gặp dạng trực khuẩn Gram âm (bắt màu yếu), đôi khi gặp
hình cầu trực khuẩn hoặc hình sợi. Kích thước thay đổi 0,3-0,9 m m x 2- 20 m m. Hình thể
thay đổi theo những điều kiện nuôi cấy và môi trường nuôi cấy khác nhau. Vi khuẩn di động,
có một lông ở một đầu, không sinh nha bào, không có vỏ.
1.2.Tính chất nuôi cấy
Vi khuẩn khó nuôi cấy, hiếu khí tuyệt đối, đòi hỏi môi trường giàu chất dinh dưỡng với
một khoảng pH hẹp (chung quanh 6,5), đặt trong khí trường có 2,5 % CO2 và ở nhiệt độ từ 35-
37OC. Môi trường tốt nhất hiện nay để phân lập vi khuẩn Legionella pneumophila là môi
trường BCYE (Buffered Charcoal Yeast Extract agar), đây là môi trường thạch có than họat
và cao men (chứa L- cystein là yếu tố cơ bản cho sự phân lập Legionella). Ở môi trường này
có các khuẩn lạc rất nhỏ, màu xanh xám dễ dàng quan sát ở kính lúp, xuất hiện vào ngày thứ 3
sau khi cấy.
Có thể nuôi cấy Legionella pneumophila ở các nuôi cấy tế bào phôi gà, phổi phôi người,
bạch cầu đơn nhân to của người, ở các tế bào HeLa, Hep-2...
Nuôi cấy ở phôi gà là phương pháp tốt nhất thích hợp với tất cả các Legionella thuộc
các loài khác nhau.
1.3. Tính chất sinh vật hóa học
Oxydase dương tính yếu, catalase (+), làm lỏng gelatin, urease âm tính và không lên
men các loại đường, có khả năng ly giải hippurat natri, thử nghiệm này dùng để chẩn đoán
phân biệt với các Legionella khác, sinh ra enzyme b-lactamase.
1.4. Kháng nguyên
Kháng nguyên O đặc hiệu được chia thành nhiều nhóm huyết thanh khác nhau. Kháng
nguyên H chung với các Legionella khác.
1.5. Sức đề kháng
Vi khuẩn dễ bị diệt bởi tác nhân lý hóa, nhưng lại sống lâu được trong nước. Vi khuẩn
có ở trong nước tự nhiên (ao, hồ), nước chứa ở bể và tháp nước nhân tạo. Vi khuẩn có mặt
trong hệ thống dẫn nước nóng lạnh, hệ thống máy điều hòa nhiệt độ, các ống nước, vòi nước...
2. Khả năng gây bệnh
Legionella pneumophila là nguyên nhân của bệnh lý viêm phổi cấp và sốt Pontiac. Vi
khuẩn từ môi trường xung quanh vào người theo đường hô hấp do hít phải bụi hoặc hơi nước
có nhiễm khuẩn.
Bệnh viêm phổi cấp do Legionella là một nhiễm trùng cấp tính đường hô hấp có viêm
phổi nặng với sốt cao đột ngột, ho, đau ngực, ỉa chảy, li bì hoặc mê sảng... Nếu không được
điều trị thì tỉ lệ tử vong từ 10 % - 20 %.
Sốt Pontiac được đặc trưng bởi sốt, rét run, đau cơ và không có bệnh lý hô hấp. Tiến
triển lành tính.
Ở bệnh viện có những vụ dịch bệnh xảy ra do Legionella pneumophila ở những bệnh
nhân bị bệnh nặng hoặc được điều trị bằng các thuốc ức chế miễn dịch.
112
Trong nhiều trường hợp có những nhiễm trùng bán lâm sàng, chỉ phát hiện được do sự
tăng hiệu giá kháng thể đặc hiệu.
Trường hợp mắc bệnh lẻ tẻ, chủ yếu ở những người nghiện hút thuốc lâu năm , bị viêm
phế quản mạn và nguy cơ mắc bệnh ở những người bị bệnh ung thư. Bệnh xảy ra lẻ tẻ ở khắp
mọi nơi trên thế giới.
3. Chẩn đoán vi sinh vật
3.1. Chẩn đoán trực tiếp: Phát hiện vi khuẩn trong mẫu nghiệm (đờm, chất dịch phế quản,
mảnh sinh thiết phổi...) bằng phương pháp miễn dịch huỳnh quang trực tiếp, đây là phương
pháp đặc hiệu, cho kết quả nhanh sau một vài giờ.
3.2. Phân lập vi khuẩn: Bệnh phẩm là máu, mảnh phổi (sinh thiết hoặc mổ tử thi), dịch màng
phổi, chất hút từ phế quản, khí quản...
Vật phẩm ngoại cảnh: lấy mẫu nước.
Bệnh phẩm được cấy vào môi trường thạch BCYE, ủ 36OC trong khí trường có 2,5%
CO2. Vi khuẩn mọc sau 48 giờ. Quan sát khuẩn lạc và định danh vi khuẩn.
Môi trường cấy máu được theo dõi trong 3 tuần, nếu vi khuẩn mọc cấy chuyển vào môi
trường BCYE.
3.3. Chẩn đoán huyết thanh: Dùng các kỹ thuật miễn dịch huỳnh quang gián tiếp, ELISA để
phát hiện kháng thể trong huyết thanh bệnh nhân. Cần xác định kháng thể trong huyết thanh
kép, hiệu giá lớn hơn 4 lần mới có giá trị chẩn đoán.
4. Phòng bệnh và chữa bệnh.
4.1. Phòng bệnh: Cần xử lý nước ở các bể nước, vòi nước, điều hòa nhiệt độ. Cần có những
biện pháp ngăn ngừa không để xảy ra dịch trong bệnh viện.
4.2. Chữa bệnh: Vi khuẩn nhạy cảm với nhiều kháng sinh như erythromycin, rifampicin,
fluoroquinolon. Các β-lactamin không có tác dụng trên vi khuẩn này vì chúng sản xuất
enzymee β-lactamase.
113
HAEMOPHILUS VÀ BORDETELLA
Mục tiêu học tập
1.Trình bày được một số tính chất vi khuẩn học của vi khuẩn Haemophilus và Bordetella.
2.Nêu ra được khả năng gây bệnh của hai loại vi khuẩn này.
3.Trình bày được một số phương pháp chẩn đoán vi khuẩn học đối với Haemophilus và
Bordetella.
I. HAEMOPHILUS
Giống Haemophilus thuộc họ Pasteurellaceae, gồm những trực khuẩn nhỏ, Gram âm,
không di động, không sinh nha bào, có vỏ liên quan mật thiết với tính chất gây bệnh. Môi
trường nuôi cấy bắt buộc phải có một hoặc cả hai yếu tố phát triển X và V (X:
hematin, V: nicotinamidadenin dinucleotid = NAD). Thạch chocolat có cả hai yếu tố này và
thích hợp cho sự phát triển của những Haemophilus đòi hỏi cả hai yếu tố X và V. Các
Haemophilus đòi hỏi cả hai yếu tố X và V chỉ có thể phát triển trên môi trường thạch máu nếu
cho thêm yếu tố V bên ngoài vào.
Các Haemophilus ký sinh bắt buộc trên niêm mạc đường hô hấp hoặc đôi khi ở đường
sinh dục của người hay động vật. Thuộc nhóm này có nhiều thành viên, ở đây chỉ giới thiệu
Haemophilus influenzae, tác nhân chủ yếu gây nhiễm khuẩn hô hấp cấp ở trẻ nhỏ và
Haemophilus ducreyi, tác nhân gây bệnh hạ cam.
1. Hemophilus influenzae
Haemophilus influenzae do Richard Pfeiffer phân lập lần đầu tiên từ một bệnh nhân bị
chết trong vụ dịch cúm lớn năm 1892 (nên còn gọi là trực khuẩn Pfeiffer). Từ đó trở đi, trong
một khoảng thời gian dài, người ta tin rằng nó chính là căn nguyên gây ra bệnh cúm và đặt tên
là Bacterium influenzae. Năm 1933, khi phát hiện ra vius cúm thì căn nguyên của bệnh cúm
cũng như vai trò của B. influenzae mới được làm sáng tỏ: virus cúm gây ra bệnh cúm, còn B.
influenzae là vi khuẩn “ăn theo’’ (second invader) sau khi các tế bào niêm mạc đường hô hấp
đã bị tổn thương nặng nề bởi virus cúm.
Về danh pháp, thuật ngữ “Bacterium influenzae” do Lehmann và Neumann đề xuất
năm 1896. Năm 1917, Winslow và cộng sự, trên cơ sở những hiểu biết mới về B.influenzae,
đã chuyển chúng sang giống Haemophilus, và từ đó đến nay, chúng mang tên Haemophilus
influenzae.
1.1. Đặc điểm sinh vật học
Là vi khuẩn đa hình thái, Gram âm, không di động, không sinh nha bào. Trong bệnh
phẩm vi khuẩn thường có vỏ polysaccharide mang kháng nguyên đặc hiệu typ. Trong khi cấy
truyền trên môi trường nhân tạo thì vi khuẩn mất vỏ. Vi khuẩn hiếu khí, đòi hỏi CO2 (5 -
10%), nhiệt độ thích hợp là 370C, pH thích hợp 7,6 - 7,8. Vi khuẩn chỉ mọc được trên môi
trường thạch có cả yếu tố X và V (mọc tốt trên môi trường thạch chocolat), khuẩn lạc
nhỏ, trong, mặt nhẵn (dạng S), đường kính 0,5-0,8 mm, sau khi cấy truyền các khuẩn lạc
trở thành dạng R; không gây tan máu trên thạch máu.
Trong môi trường nuôi cấy H.influenzae, yếu tố V có thể thay thế bằng NAD hoặc
NADP, yếu tố X có thể thay thế bằng Hemin hoặc Hematin. Cũng có thể thay thế yếu tố
V bằng cách cấy tụ cầu vàng trên môi trường thạch máu, các khuẩn lạc trong, nhỏ của
H.influenzae mọc quanh đường cấy tụ cầu khuẩn (do tụ cầu vàng tiết ra yếu tố V), đó là thử
nghiệm "vệ tinh" (Satellitism), được sử dụng khi không có yếu tố V trong môi trường nuôi
cấy H. influenzae.
H.influenzae lên men đường glucose, không lên men đường lactose và mannit.
H.influenzae đề kháng rất kém với các yếu tố ngoại cảnh. Trong bệnh phẩm, chúng
chết nhanh chóng nếu bị ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp, để khô hay lạnh. H.influenzae bị
các chất sát khuẩn thông thường giết chết một cách dễ dàng.
114
1.2. Khả năng gây bệnh ở người
H.influenzae là loài vi khuẩn ký sinh bình thường ở đường hô hấp, thường phân lập
được ở niêm mạc mũi họng người lành với tỷ lệ khoảng 25%. Nó có thể gây nên các nhiễm
khuẩn khác nhau:
- Nhiễm khuẩn đường hô hấp: H.influenzae typ b là một trong các tác nhân chủ yếu gây các
nhiễm khuẩn khác nhau của đường hô hấp, thường gặp ở trẻ nhỏ tuổi. Bệnh do H.influenzae
thường là thứ phát (sau sởi, cúm) gồm: viêm đường hô hấp trên (thanh quản, tai giữa, xoang),
viêm đường hô hấp dưới (viêm phế quản cấp và mạn tính, viêm phổi). Viêm thanh quản do
H.influenzae typ b là chứng bệnh ít gặp nhưng rất nghiêm trọng.
- Viêm màng não mủ ở trẻ em: viêm màng não do H.influenzae là một bệnh nặng và
có tính chất cấp tính, cần được chẩn đoán và điều trị ngay.
- Ngoài ra H.influenzae còn gây nhiễm khuẩn huyết, viêm nội tâm mạc (hiếm), viêm
niệu đạo và các nhiễm trùng sinh dục (âm đạo, cổ tử cung, tuyến Bartholin, vòi trứng).
1.3. Chẩn đoán vi sinh vật
Bệnh phẩm: tuỳ theo bệnh cảnh lâm sàng mà lấy bệnh phẩm khác nhau. Bệnh phẩm có
thể là đàm, chất nhầy mũi họng, chất dịch khí quản, phế quản hoặc dịch não tủy, mủ...
1.3.1. Chẩn đoán trực tiếp
- Soi tươi, nhuộm gram đối với dịch não tuỷ thấy có nhiều bạch cầu đa nhân và vi
khuẩn khuẩn gram âm đa hình thái.
- Tìm kháng nguyên vỏ typ b trong bệnh phẩm: để chẩn đoán nhanh các nhiễm trùng
do H.influenzae typ b gây ra. Dùng kỹ thuật miễn dịch để phát hiện kháng nguyên typ b trong
dịch não tuỷ, máu và nước tiểu. Các phương pháp miễn dịch được áp dụng là miễn dịch đối
lưu, ngưng kết thụ động, đồng ngưng kết và ELISA với kháng thể đơn dòng.
- Tìm ADN: dùng một đoạn ADN mẫu đánh dấu phóng xạ hoặc dùng kỹ thuật khuếch
đại gen (PCR: polymerase chain reaction) để tìm đoạn ADN đặc trưng của H.influenzae trong
bệnh phẩm.
1.3.2. Nuôi cấy
Nuôi cấy bệnh phẩm trên môi trường thạch chocolat, ủ ở bình kín chứa 10% CO2. Xác
định H. influenzae bằng thử nghiệm "vệ tinh" với tụ cầu và thư nghiệm với các yếu tố X và V.
1.4. Phòng bệnh và điều trị
1.4.1. Phòng bệnh
- Phòng bệnh không đặc hiệu: viêm màng não do H.influenzae typ b là một bệnh lây,
bệnh nhân cần phải được cách ly. Người lành tiếp xúc với bệnh nhân phải uống kháng sinh dự
phòng (Rifampicin).
- Phòng bệnh đặc hiệu: dùng vaccine chứa polysaccharit vỏ của H.influenzae typ b
(Hib).
1.4.2. Điều trị
Điều trị các nhiễm trùng do H.influenzae cần phải dựa vào kháng sinh đồ. Trong khi
chưa có kết quả kháng sinh đồ hoặc khi không phân lập được vi khuẩn, chloramphenicol được
ưu tiên lựa chọn. Viêm màng não cần dùng cephalosporin thế hệ 3.
2. Haemophilus ducreyi (Trực khuẩn hạ cam)
Được Ducreyi phát hiện năm 1889 trong mủ mụn loét ở cơ quan sinh dục của bệnh
nhân mắc bệnh hạ cam, vì thế được gọi là trực khuẩn hạ cam.
Vi khuẩn có ít ở chỗ tổn thương, phải phân lập trên môi trường có 20 - 30 % máu tươi,
vi khuẩn chỉ cần yếu tố X. Bệnh nhân mắc bệnh hạ cam có phản ứng với hỗn dịch vi khuẩn bị
giết chết tiêm nội bì. Phản ứng thường xuất hiện vào ngày thứ 8 và tồn tại rất lâu, có giá trị hổ
trợ chẩn đoán.
Bệnh lây qua đường sinh dục nên dự phòng chủ yếu là quan hệ tình dục hợp vệ sinh
và không quan hệ với nhiều người. Chữa bệnh bằng kháng sinh như ampicillin,
chloramphenicol, bactrim...
115
II. BORDETELLA PERTUSSIS (Trực khuẩn ho gà )
Trực khuẩn ho gà thuộc giống Bordetella, họ Alcaligenaceae.
1. Đặc điểm sinh vật học
B. pertussis hình trực khuẩn rất nho, kích thước 0,5-0,8 mm x 0,2-0,3 mm, Gram âm,
không di động, không sinh nha bào, có thể có vỏ, vi khuẩn hiếu khí. Muốn phân lập từ bệnh
phẩm phải có môi trường đặc biệt, đó là môi trường Bordet - Gengou (môi trường chứa khoai
tây, glycerol và 15-20% máu), vi khuẩn mọc chậm sau 2 - 4 ngày, khuẩn lạc nhỏ, tròn, lồi,
xám nhạt như xà cừ hoặc có ánh kim loại (giống như giọt thủy ngân), xung quanh có vòng tan
máu hẹp. Catalase âm tính, Oxydase dương tính, Urease âm tính. Trong quá trình nuôi cấy
trên môi trường nhân tạo, trực khuẩn ho gà biến dị từ dạng S sang dạng R. Hiện tượng này
được chia làm 4 pha :
- Pha I: Tương ứng với khuẩn lạc dạng S, vi khuẩn hình bầu dục, có vỏ, đứng riêng rẽ
hoặc từng đôi, ít khi thành chuỗi, có độc lực, có kháng nguyên đặc hiệu của pha I là những
kháng nguyên mạnh tạo được miễn dịch đối với bệnh ho gà.
- Pha IV : Tương ứng với khuẩn lạc dạng R, vi khuẩn hình sợi t o hơn và hay xếp
thành chuỗi ngắn, không có vỏ, không có độc lực, mất kháng nguyên pha I.
- Pha II và pha III: là những giai đoạn trung gian
Sự biến đổi pha có ý nghĩa quan trọng trong sản xuất vaccine. Muốn điều chế vaccine
tốt cần phải dùng vi khuẩn ở pha I.
Trực khuẩn ho gà sản xuất các yếu tố làm thành độc lực và có vai trò quan trọng trong
cơ chế bệnh sinh:
- Độc tố ho gà: bản chất protein, do vi khuẩn ở pha I tiết ra, làm tăng lượng AMP vòng
dẫn đến sự tăng tiết dịch và chất nhầy đường hô hấp (triệu chứng đặc trưng của cơn ho trong
bệnh ho gà). Kháng thể kháng độc tố ho gà có vai trò bảo vệ chống nhiễm trùng.
- Độc tố Adenylate cyclase: có thể xâm nhập vào tế bào đường hô hấp làm tăng tiết
AMP vòng, ức chế hiện tượng hoá hướng động bạch cầu đa nhân trung tính và ức chế hiện
tượng thực bào. Độc tố này có vai trò bảo vệ vi khuẩn trong giai đoạn sớm của bệnh.
- Độc tố tế bào khí quản (tracheal cytotoxin): gây tổn thương đặc hiệu các tế bào lông
chuyển của biểu mô đường hô hấp.
- Độc tố không chịu nhiệt và nội độc tố (lipopolysaccharid): vai trò sinh bệnh không
rõ.
- Kháng nguyên thân: chịu nhiệt, còn gọi là ngưng kết nguyên, kháng nguyên này
chung cho cả giống Bordetella.
2. Khả năng gây bệnh ở người
B. pertussis gây bệnh ho gà, thường gặp ở trẻ em, rất dễ lây và gây thành dịch.
Bệnh ho gà lây trực tiếp qua đường hô hấp, lây nhất ở thời kỳ đầu của bệnh. Vi khuẩn
phát triển ở liên bào đường hô hấp, không vào máu. Vi khuẩn giải phóng các độc tố gây
thương tổn đường hô hấp và gây nên các dấu hiệu toàn thân của bệnh ho gà.
Bệnh ho gà là một bệnh nhiễm khuẩn cấp tính ở đường hô hấp, làm viêm long đường
hô hấp và xuất hiện những cơn ho đặc biệt, gây những biến chứng phổi và não, ảnh hưởng tới
sự phát triển trí tuệ của trẻ, nhất là ở trẻ sơ sinh.
Bệnh ho gà xảy ra quanh năm, thường gặp ở trẻ mới đẻ đến 5 tuổi. Tử vong nhiều nhất
là ở trẻ em dưới 1 tuổi. Bệnh có thể gặp ở người lớn và chỉ gây ho dai dẳng không thành cơn
rõ rệt. Ngày nay, nhờ có vaccine tốt tỷ lệ mắc bệnh ho gà đã giảm rất nhiều.
3. Chẩn đoán vi sinh vật
3.1. Chẩn đoán trực tiếp
- Chủ yếu là phân lập vi khuẩn. Có nhiều cách lấy bệnh phẩm, tốt nhất là lấy bệnh
phẩm ở thời kỳ đầu của bệnh. Lấy bệnh phẩm ở họng mũi bằng tăm bông mềm và đàn hồi qua
đường mũi, cấy vào môi trường Bordet-Gengou ngay tại giường bệnh nhân. Có thể dùng một
dĩa môi trường mở ra và để cách miệng bệnh nhân 10cm hứng nước bọt bắn ra trong cơn ho
116
không kích thích khoảng 15 giây. Để tủ ấm 370C/ 2-3 ngày. Xác định khuẩn lạc điển hình,
nhuộm gram để xác định hình thể vi khuẩn và làm phản ứng ngưng kết với kháng huyết thanh
đặc hiệu.
Ngoài ra, có thể dùng kháng thể đơn dòng để tìm độc tố ho gà trong bệnh phẩm, dùng
kỹ thuật khuếch đại gen (PCR: Polymerase Chain Reaction) để tìm đoạn ADN đặc hiệu của vi
khuẩn.
3.2. Chẩn đoán gián tiếp
Tìm kháng thể kháng độc tố ho gà trong huyết thanh bệnh nhân.
4. Phòng bệnh và điều trị
4.1. Phòng bệnh
4.1.1. Phòng bệnh không đặc hiệu:
Phát hiện bệnh sớm và chữa trị kịp thời, cách ly bệnh nhân và hạn chế tiếp xúc nhất là
những bệnh nhân đang ở thời kỳ đầu của bệnh.
4.1.2. Phòng bệnh đặc hiệu
Vaccine ho gà hiện nay là vaccine chết, được làm từ vi khuẩn ho gà ở pha I. Dùng
vaccine ho gà tiêm đồng loạt cho trẻ em dưới 1 tuổi để gây miễn dịch cơ bản. Tiêm nhắc lại
sau 1 năm để củng cố miễn dịch và sau 5 năm tiêm nhắc lại một lần nữa. Vaccine phòng bệnh
ho gà là một trong 6 loại vaccine bắt buộc trong chương trình tiêm chủng mở rộng, thường
dùng dưới dạng 1 vaccine hỗn hợp Bạch hầu-Uốn ván-Ho gà (DTC: Diphterie-Tetanie-
Cough). Ngoài ra có thể dùng huyết thanh miễn dịch hoặc globulin miễn dịch người để phòng
bệnh và chữa bệnh ho gà ở trẻ còn bú.
4.2. Điều trị
Phải phát hiện sớm để cách ly và điều trị ngay bằng kháng sinh. Liệu pháp kháng sinh
không rút ngắn được giai đoạn kịch phát nhưng loại trừ được vi khuẩn gây bệnh, giảm lây
lan, dự phòng bội nhiễm. Kháng sinh chọn lọc là erythromycin.
117
TRỰC KHUẨN MỦ XANH
VÀ BURKHOLDERIA PSEUDOMALLEI
Mục tiêu học tập
1.Trình bày được đặc điểm sinh vật học của trực khuẩn mủ xanh và Burkholderia
pseudomallei
2.Trình bày được khả năng gây bệnh của hai vi khuẩn này
3.Trình bày được phương pháp chẩn đoán sinh vật học, phương pháp phòng ngừa và điều trị
Trực khuẩn mủ xanh và Burkholderia pseudomallei thuộc họ Pseudomonadaceae , họ
này bao gồm những trực khuẩn Gram (-), hiếu khí, di động bằng một hoặc nhiều lông ở một
đầu (trừ Burkholderia mallei không di động), chúng chuyển hóa năng lượng bằng hình thức
oxy hóa carbohydrate, không lên men các loại đường. Có enzyme oxydase và enzyme
catalase. Chúng phân bố rộng rãi trong thiên nhiên, chỉ một số loài có khả năng gây bệnh ở
người, động vật hoặc thực vật.
I. TRỰC KHUẨN MỦ XANH (Pseudomonas aeruginosa)
Pseudomonas aeruginosa thường tìm thấy trong đất, trong nước hoặc trên cơ thể người
và động vật. Trực khuẩn mủ xanh là tác nhân chính của nhiễm trùng bệnh viện và các nhiễm
trùng cơ hội.
1. Đặc điểm sinh vật học
1.1. Hình thể
Trực khuẩn Gram âm, kích thước thay đổi thông thường nhỏ và mảnh,
1,5 - 3 mm, thường họp thành đôi và chuỗi ngắn, rất di động, có lông ở một đầu, hiếm khi tạo
vỏ và không tạo nha bào.
1.2. Nuôi cấy
Vi khuẩn hiếu khí, mọc dễ dàng trên các môi trường nuôi cấy thông thường như thạch
dinh dưỡng, thạch máu, canh thang. Nhiệt độ thích hợp 30 - 37 0C, nhưng có thể phát triển
được ở 410C. pH thích hợp là 7,2-7,5. Khuẩn lạc thường lớn, trong, bờ đều hoặc không đều,
có thể có ánh kim loại, màu xám nhạt trên nền môi trường màu hơi xanh, mùi thơm. Cũng có
thể gặp loại khuẩn lạc xù xì hoặc nhầy.
Tính chất đặc trưng của trực khuẩn mủ xanh là sinh sắc tố và chất thơm. Trên môi
trường nuôi cấy có pepton, vi khuẩn có thể tiết ra các loại sắc tố sau :
-Pyocyanin: là loại sắc tố phenazin có màu xanh lơ, tan trong nước và chlorofoc, khuếch
tán ra môi trường nuôi cấy làm cho môi trường và khuẩn lạc có màu xanh. Sắc tố này sinh ra
thuận lợi trong môi trường tiếp xúc nhiều với không khí. Chỉ có trực khuẩn mủ xanh sinh sắc
tố pyocyanin.
-Pyoverdin: là loại sắc tố huỳnh quang, phát màu xanh khi chiếu tia cực tím có bước
sóng 400 nm, tan trong nước nhưng không tan trong chlorofoc. Ngoài trực khuẩn mủ xanh
còn có một số loài Pseudomonas khác tạo thành sắc tố này.
-Pyorubrin: sắc tố màu hồng nhạt, chỉ 1% số chủng trực khuẩn mủ xanh sinh ra sắc tố
này.
-Pyomelanin: sắc tố màu nâu đen, chỉ 1-2% số chủng trực khuẩn mủ xanh sinh sắc tố
này.
Có khoảng 5-10% số chủng trực khuẩn mủ xanh không sinh sắc tố.
1.3. Tính chất sinh hoá
118
Trực khuẩn mủ xanh có oxydase dương tính(+), làm lỏng gelatin, khử NO3 thành N2. Sử
dụng carbohydrat theo lối oxy hoá có sinh axit như glucose, mannitol, glycerol,
arabinose...Lactose âm tính (-), Citrat simmon dương tính(+), ADH dương tính(+) ; Urease
âm tính(-), indol âm tính(-), H2S âm tính(-).
1.4. Kháng nguyên
Vi khuẩn có kháng nguyên lông H không bền với nhiệt và kháng nguyên O chịu nhiệt.
Dựa vào kháng nguyên O, tới nay người ta chia trực khuẩn mủ xanh làm 16 typ huyết thanh.
Cũng có thể định typ phage nhưng thường định typ bacterioxin (pyocin) trong các vụ dịch.
Cũng như các trực khuẩn đường ruột, kháng nguyên O của trực khuẩn mủ xanh mang
nội độc tố bản chất gluxit-lipit- protein. Nhưng trong cơ chế sinh bệnh quan trọng hơn là
ngoại độc tố. Trong 3 loại ngoại độc tố do vi khuẩn tạo thành ngoại độc tố A được xem như là
nhân tố chủ yếu về độc lực, nó không bền với nhiệt, giết chết chuột nhắt, chuột lớn và cản trở
sự tổng hợp protein tương tự như độc tố bạch hầu.
2. Khả năng gây bệnh
Trực khuẩn mủ xanh là loại vi khuẩn gây bệnh có điều kiện. Vì vậy hiếm gặp nhiễm
trùng Pseudomonas aeruginosa ở người bình thường trừ nhiễm trùng thứ phát như viêm tai
ngoài mạn. Nhiễm trùng thường xảy ra ở những người mà cơ chế bảo vệ bị tổn thương như sử
dụng corticoid hoặc kháng sinh dài ngày, bỏng nặng hoặc tiêm tĩnh mạch ma túy... Vị trí
nhiễm trùng thông thường là đường tiểu và vết thương hở (nhất là vết bỏng). Tại chỗ xâm
nhập chúng gây viêm có mủ (mủ có màu xanh), ở cơ thể suy giảm sức đề kháng chúng có thể
xâm nhập vào sâu hơn trong cơ thể và gây viêm các phủ tạng như các nhiễm trùng nung mủ
và những áp xe ở những phần khác nhau ở cơ thể người. Những trường hợp viêm màng trong
tim, viêm phổi, viêm màng não tuy hiếm nhưng cũng xảy ra hoặc gây bệnh toàn thân (như
nhiễm khuẩn huyết, nhiễm khuẩn ở trẻ mới đẻ hoặc đẻ non thường bệnh rất trầm trọng).
Nhiễm khuẩn máu thường gây chết xảy ra ở người suy nhược.
Những năm gần đây nhiễm trùng trực khuẩn mủ xanh trở nên quan trọng do :điều trị
và phòng ngừa những nhiễm trùng khác bằng những kháng sinh mà nó đề kháng, sử dụng các
thuốc corticoit, thuốc chống chuyển hoá và thuốc giảm miễn dịch đã làm cho giảm sút sức đề
kháng của cơ thể, sử dụng các dụng cụ thăm khám như ống thông và các dụng cụ khác để
thăm dò chưa được khử khuẩn tốt, sử dụng ngày càng rộng rãi máu và các sản phẩm của máu
mà ta không thể khử khuẩn được trong khi các chất này có thể bị nhiễm Pseudomonas. Trực
khuẩn mủ xanh là một tác nhân nhiễm trùng bệnh viện đáng lưu ý: nhiễm trùng sau mổ và
bỏng nặng. Nhiễm trùng trực khuẩn mủ xanh trong những trường hợp đó có thể gây chết. Tỷ
lệ tử vong do nhiễm trùng máu có thể vượt quá 80%.
3. Sinh lý bệnh học
Một số tác giả đã chứng minh rằng trực khuẩn mủ xanh gây bệnh được là do:
- Một độc tố tạo thành từ một hỗn hợp chất độc gồm: dung huyết tố, protease, lexitinase.
- Kháng nguyên nhầy ở xung quanh vi khuẩn gồm một ADN gắn với gluxit- lipit -
prôtein của kháng nguyên O (nội độc tố) của vi khuẩn. Kháng nguyên đóng vai trò quan trọng
trong độc lực của vi khuẩn (có thể so sánh với vai trò của nội độc tố).
4. Chẩn đoán
Bệnh phẩm là mủ của các vết thương bị bội nhiễm, chất dịch phế quản, nước tiểu, dich
màng phổi... Trong chẩn đoán dịch tễ học: dịch chuyền, dịch rửa vết thương, dụng cụ ngoại
khoa... là mẫu nghiệm.
Mẫu nghiệm được cấy lên môi trường thông thường như thạch dinh dưỡng hoặc môi
trường có chất ức chế như môi trường Cetrimide. Ủ ở 37 0C trong khí trường thường.
119
Chọn khuẩn lạc dẹt, lớn, bờ không đều, bề mặt có ánh kim loại, tạo sắc tố hòa tan
nhuộm xanh khuẩn lạc và nhuộm xanh môi trường xung quanh khuẩn lạc. Xác định vi khuẩn
dựa vào trực khuẩn Gram (-), không sinh nha bào, oxidase (+), chuyển hoá đường theo kiểu
oxy hoá, đặc biệt khuẩn lạc có mùi thơm và sinh sắc tố nhuộm màu môi trường xung quanh
khuẩn lạc. Đối với các chủng không sinh sắc tố cần cấy vào các môi trường tăng sinh sắc tố
như: King A (tăng sinh pyocyanin) và King B (tăng sinh pyoverdins). Người ta có thể sử dụng
những kỹ thuật khác nhau để xác định được nguồn gốc của các chủng trực khuẩn mủ xanh
trong các nhiễm trùng bệnh viện.
5. Phòng ngừa và điều trị
Nhiễm trùng do Pseudomonas aeruginosa khó điều trị vì đề kháng với nhiều kháng
sinh. Những chủng thường gặp cho thấy vi khuẩn thường kháng với 3 kháng sinh hoặc hơn.
Trong điều trị phải làm kháng sinh đồ. Hiện nay thường sử dụng tobramycin, amikacin,
carbenicillin, cefaperazon, ceftazidim. Gần đây miễn dịch liệu pháp hoạt động và thụ động
được sử dụng ở bệnh nhân bỏng với kết quả khá tốt. Nhiễm trùng tại chỗ có thể rửa với 1%
axít axetic hoặc bôi thuốc mỡ Colistin hoặc Polymycin B.
II. BURKHOLDERIA PSEUDOMALLEI (Trực khuẩn Whitmore)
B. pseudomallei là tác nhân gây ra bệnh Melioidosis, một bệnh thường gặp ở vùng Đông
- Nam châu Á. Bệnh Melioidosis thường nặng, tỷ lệ tử vong cao do chẩn đoán lâm sàng khó
khăn, bệnh hay tái phát và do B. pseudomallei kháng lại nhiều kháng sinh.
1. Đặc điểm sinh vật học
1.1. Hình thể
Trực khuẩn Gram âm ngắn, bắt màu thuốc nhuộm mạnh ở hai đầu, đứng riêng lẻ hoặc
chuỗi ngắn, đôi khi có hình dạng cầu trực khuẩn. Kích thước 0,8 x1,5 m m. Vi khuẩn di động
có một chùm lông ở một đầu, không sinh nha bào.
1.2. Tính chất nuôi cấy
Vi khuẩn mọc được ở các môi trường nuôi cấy thông thường, khó phân lập ở nuôi cấy
lần đầu. Hiếu khí, nhiệt độ thích hợp 370C, nhưng có thể phát triển được từ 5-420 C và ở môi
trường có 3% NaCl.
Trên môi trường lỏng, vi khuẩn mọc bằng cách tạo váng, theo thời gian váng càng dày.
Trên môi trường đặc, tạo khuẩn lạc khô, bề mặy nhăn nheo, bờ răng cưa, màu trắng đục hoặc
màu kem. Có thể quan sát thấy nhiều dạng khuẩn lạc có kích thước và hình thái khác nhau
trên cùng một môi trường. B. pseudomallei không sinh sắc tố hoà tan. Nuôi cấy toả ra mùi
thơm (giống mùi nho).
1.3. Tính chất sinh hoá
Oxydase dương tính(+), catalase dương tính(+). Sử dụng carbohydrat theo lối oxy hoá
sinh axit như: arabinose, dulcitol, glucose, lactose và mannitol, làm lỏng gelatin, ADH
(arginin đihydrolase) dương tính(+), citrat simmon dương tính(+), indol âm tính(-), khử nitrat
thành N2 , di động mạnh.
1.4. Sức đề kháng
B. pseudomallei có mặt trong tự nhiên, đặc biệt được tìm thấy trong các cánh đồng lúa
nước ở vùng Đông Nam Á. Chúng sống hàng tuần đến hàng tháng ở nơi ẩm nếu gặp điều kiện
thích hợp như không có ánh sáng mặt trời và lạnh.
1.5. Miễn dịch
Do vi khuẩn phân bố rộng rãi trên đồng ruộng, 30-50% nông dân khoẻ mạnh sống trong
vùng B. pseudomallei lưu hành có kháng thể chống vi khuẩn này. Khi bị bệnh, kháng thể tăng
cao và còn tồn tại vài tháng sau khi khỏi bệnh. Tuy nhiên, kháng thể này không có vai trò bảo
vệ, bệnh nhân có thể bị tái nhiễm hoặc tái phát một cách dễ dàng.
120
2. Khả năng gây bệnh
2.1. Ở người
Vi khuẩn gây bệnh Mélioidosis thường gặp ở Miến Điện, Thái Lan, Việt Nam, Lào,
Campuchia, Indonesia và châu Úc.
Vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể chủ yếu qua vết thương, những chổ sây sát trên da. Tại
nơi xâm nhập chúng hình thành những mụn mủ nhỏ, có khi tạo thành một áp xe rất lớn. Ở
những người suy giảm miễn dịch, mắc các bệnh mạn tính kéo dài vi khuẩn thường vào máu và
gây ra bệnh cảnh lâm sàng nặng của một nhiểm khuẩn huyết. Từ máu vi khuẩn đến các phủ
tạng gây nên áp xe nhỏ ở nhiều cơ quan như ở phổi, thận, gan, lách. Sau đó các áp xe nhỏ tạo
thành các áp xe lớn gây ra các triệu chứng lâm sàng ở nhiều cơ quan khác nhau. Vi khuẩn có
thể sống trong các đại thực bào, điều này có thể giải thích những trường hợp bệnh tái phát.
Bệnh có thể diển biến cấp tính, bán cấp và mãn tính
- Thể cấp tính nhiễm khuẩn huyết với ỉa chảy và sốt ác tính, thường chết trong vài ngày.
- Thể ban cấp dạng thương hàn với áp xe ở phổi, thận, gan, cơ, chết sau vài tuần lễ.
- Thể mạn tính có thể khu trú (áp xe ở xương hoặc ở da) hoặc nhiễm khuẩn huyết kiểu
làn sóng.
2.2. Khả năng gây bệnh thực nghiệm
Người ta có thể gây bệnh được cho phần lớn các động vật như thỏ, chuột lang, chuột
nhắt, ngựa bằng nhiều đường khác nhau: qua da, tiêm tĩnh mạch, tiêm phúc mạc hoặc đường
hô hấp. Bệnh melioidose ở súc vật có thể lây sang người.
3. Chẩn đoán vi sinh vật
3.1. Phân lập vi khuẩn
Bệnh phẩm là mủ áp xe, mụn mủ, máu trong nhiễm khuẩn huyết, đàm trong viêm phế
quản, dịch màng phổi, dịch màng tim...Cấy bệnh phẩm vào môi trường nuôi cấy thông thường
như thạch thường, thạch máu, canh thang hoặc môi trường chọn lọc có chứa gentamicin. Xác
định vi khuẩn dựa vào hình thể, tính chất bắt màu, hình thái khuẩn lạc và tính chất sinh hóa.
3.2. Chẩn đoán huyết thanh
- Trong điều tra dịch tễ học: dùng phản ứng ngưng kết hồng cầu thụ động tìm kháng thể
ngưng kết
- Trong chẩn đoán bệnh: dùng phản ứng ngưng kết hồng cầu thụ động và ELISA với
kháng nguyên protein
4. Phòng ngừa và điều trị
4.1. Phòng bệnh
Hiện nay chưa có vaccine. Tăng cường sức đề kháng chung, giữ gìn vệ sinh, tránh các
tổn thương da trong khi làm việc ở nơi có vi khuẩn.
4.2. Điều trị
Dùng kháng sinh như tetracyclin, chloramphenicol, bactrim, ceftazidim. Vì vi khuẩn lẫn
tránh trong tế bào nên cần lưu ý chọn lựa kháng sinh khuếch tán tốt vào trong tế bào và dùng
trong thời gian dài để phòng ngừa tái phát. Vi khuẩn kháng gentamycin, ampicillin,
polymycin. Dùng biện pháp chọc hút mủ ổ áp xe, tăng cường sức đề kháng, điều trị triệu
chứng.
121
VIBRIO
Mục tiêu học tập
1.Trình bày được các đặc điểm sinh vật học.
2.Trình bày được khả năng gây bệnh của vi khuẩn tả và V.parahaemolyticus.
3.Trình bày được phương pháp chẩn đoán vi sinh vật.
Giống Vibrio thuộc vào họ Vibrionaceae. Chúng là những vi khuẩn hình que hơi cong
như dấu phẩy, Gram âm, không sinh nha bào, di động nhờ một lông ở một đầu, oxydaza
dương tính ...
Giống Vibrio được chia thành :
- Vibrio cholerae O1: thuộc nhóm huyết thanh O1 có khả năng sinh độc tố ruột và gây
ra bệnh dịch tả. Vibrio cholerae O1 bao gồm týp sinh học cổ điển và týp sinh học El Tor. Các
sinh týp này ngưng kết với kháng huyết thanh nhóm 01. Trong nhóm này có 3 týp huyết thanh
là Ogawa, Inaba và Hikojima.
- Vibrio cholerae không phải O1/ không phải O139: bao gồm các nhóm huyết thanh từ
O2 - O138 không có khả năng gây dịch tả. Có tính chất sinh hóa tương tự như V.cholerae O1
nhưng không ngưng kết với kháng huyết thanh O1. Các nhiễm trùng do nhóm này thường liên
quan đến môi sinh, chúng gây ra viêm ruột cấp nhưng cơ chế gây bệnh vẫn chưa được giải
thích.
- Vibrio cholerae O139: là tác nhân gây ra bệnh dịch tả được phát hiện lần đầu tiên
vào năm 1992 tại Ấn Độ và Bangladesh. Độc lực của nó là độc tố ruột và kháng nguyên pili
đồng điều hòa độc tố (Toxin coregulated pili - TCP).
- Các Vibrio khác : V. mimicus; V. parahaemolyticus; V.hollisae. V. fluvialis;
V.furnissii; V.vulnificus; V.alginolyticus; V.damsela; V.cincinnatiensis; V.metschnikovii.
I. VI KHUẨN TẢ (Vibrio cholerae)
1. Đặc điểm sinh vật học
1.1. Hình thể
Vi khuẩn tả hình que ngắn, hơi cong hình cung hoặc hình dấu phẩy, Gram âm, rất di
động nhờ một lông ở đầu, không có vỏ, không sinh nha bào.
1.2. Tính chất nuôi cấy
Vi khuẩn tả rất hiếu khí, mọc được trên các môi trường dinh dưỡng thường, pH kiềm.
Thường dùng nước pepton pH 8,5 , môi trường thạch TCBS (thiosulfate - Citrate - Bile salt)
pH 8,6 , TTGA (Taurocholate - Tellurite - Gelatin Agar) pH 8,5 để nuôi cấy phân lập vi
khuẩn tả.
1.3. Tính chất sinh vật hóa học
Vi khuẩn tả có oxidase, lên men không sinh hơi glucose, saccharose, D-mannitol,
maltose, không lên men arabinose. Phản ứng indol dương tính, phản ứng Voges-Proskauer âm
tính đối với sinh týp cổ điển và dương tính đối với sinh týp El Tor.
1.4. Cấu trúc kháng nguyên
- Kháng nguyên thân O: bản chất là lipopolysaccharide. Nó quyết định tính sinh miển
dịch của vaccine tả cổ điển (vaccine tả chết). Người ta phân biệt thành nhiều nhóm huyết
thanh “O”. V.cholerae sinh týp cổ điển và sinh týp El Tor thuộc nhóm huyết thanh O1. Trong
nhóm O1 có 3 týp huyết thanh : Ogawa, Inaba và Hikojima.
122
- Kháng nguyên lông H: Không có giá trị trong thực tiển.
- Kháng nguyên độc tố ruột bản chất là protein, độc tố ruột của V.cholerae 01 kích
thích cơ thể sinh kháng độc tố.
1.5. Sức đề kháng
Vi khuẩn tả chết ở nhiệt độ 100oC hoặc 80oC/5 phút và bị tiêu diệt bởi các hóa chất
như cloramin, cresyl, vôi cục ... Khô hanh và ánh nắng mặt trời cũng làm vi khuẩn dễ chết.
Trong nước đá, nước biển, nước ao hồ vi khuẩn sống được vài ngày.
2. Khả năng gây bệnh
2.1. Sinh bệnh học
Các vi khuẩn tả xâm nhập cơ thể bằng đường tiêu hóa, chúng phải vượt qua hàng rào
dịch vị của dạ dày có pH axít để xuống ruột non là nơi có pH thích hợp cho sự phát triển của
vi khuẩn. Độ axít bình thường của dịch vị là một cản trở rất lớn đối với quá trình sinh bệnh
của vi khuẩn tả. Vào đến ruột non, V.cholerae bám dính vào tế bào niêm mạc ruột nhờ có các
yếu tố bám dính như kháng nguyên TCP, kháng nguyên ngưng kết hồng cầu nhạy cảm với
mannoza..., vi khuẩn nhân lên và tiết ra độc tố ruột. Các vi khuẩn không xâm nhập vào trong
các tế bào niêm mạc ruột.
Độc tố ruột của vi khuẩn tả là một protein gồm 2 tiểu phần A (Active) và B (Binding)
có chức năng riêng biệt. Tiểu phần A có hai tiểu đơn vị A1 và A2, tiểu phần B có 5 tiểu đơn vị
B1, B2, B3, B4 và B5. Tiểu phần B có chức năng gắn độc tố ruột vào thụ thể ganglioside GM1 ở
trên màng của tế bào niêm mạc ruột, còn tiểu phần A mà chủ yếu là A1 xâm nhập vào bên
trong tế bào hoạt hóa enzymee adenylate cyclase, làm tăng nồng độ AMP vòng nội bào làm
cho tế bào niêm mạc ruột giảm hấp thu Na+, tăng tiết nước và Cl-, gây ra ỉa chảy cấp tính. Nếu
không được điều trị tích cực bệnh nhân sẽ chết vì kiệt nước và mất các chất điện giải.
Độc tố tả còn gây nên ức chế miễn dịch tế bào bằng cách tác động trực tiếp lên
macrophage và tế bào lympho T.
Trong quá trình sinh bệnh tả, độc tố tả và vi khuẩn tả không gây nên thương tổn niêm
mạc ruột. Vì vậy cơ chế hấp thụ lại muối, nước và glucose vẫn nguyên vẹn. Đây là cơ sở sinh
lý cho việc bù dịch bằng đường uống dung dịch có điện giải và glucose (ORESOL) có tác
dụng tốt (glucose ở đây nhằm tạo điều kiện hấp thụ lại Na cao hơn, chứ không phải là để cung
cấp năng lượng).
2.2. Khả năng gây bệnh
Trong điều kiện tự nhiên bình thường, V.cholerae chỉ gây bệnh tả cho người. Bệnh tả
là một bệnh nhiễm trùng nhiễm độc cấp tính, lây rất mạnh gây thành dịch lớn. Thời gian ủ
bệnh từ 2 đến 5 ngày. Dấu hiệu đặc trưng của thời kỳ toàn phát của bệnh là tiêu chảy và nôn,
phân lỏng và trắng như nước vo gạo. Bệnh nhân mất nước, mất muối rất nhanh, có thể mất 1
lít nước trong 1 giờ do đó chỉ vài giờ là xuất hiện hội chứng mất nước cấp tính làm cho toàn
thân sút đi rất nhanh và rất nặng. Nếu không được điều trị, tỷ lệ chết rất cao (50 đến 60%).
Lâm sàng bệnh tả có nhiều biểu hiện rất khác nhau từ thể nhẹ dễ bỏ qua cho đến thể
nặng với hội chứng tả điển hình.
2.3. Miễn dịch
Đáp ứng miễn dịch dịch thể trong bệnh tả làm xuất hiện IgG trong máu và IgA tiết ở
niêm mạc ruột. Các kháng thể này chống lại vách tế bào vi khuẩn, ngăn cản vi khuẩn bám
dính vào niêm mạc và chống lại độc tố tả, ngăn cản độc tố tả (tiểu phần B) gắn vào màng tế
bào niêm mạc ruột.
2.4. Dịch tễ học
Bệnh tả lây truyền qua đường tiêu hóa qua thức ăn, nước bị nhiễm khuẩn. Nguồn
truyền nhiễm là người bệnh và người lành mang vi khuẩn tả.
123
Kể từ năm 1817 cho đến nay trên thế giới đã xảy ra 7 đại dịch tả. Sáu đại dịch tả đều
do V.cholerae sinh type cổ điển gây nên. Đại dịch tả lần thứ 7 do V.cholerae sinh týp El Tor
gây nên, bắt đầu từ năm 1961 kéo dài cho đến ngày nay. V.cholerae El Tor đề kháng với tác
nhân hóa học, tồn tại lâu hơn ở người và sống trong thiên nhiên lâu hơn V.cholerae sinh týp
cổ điển. Ngoài ra đối với vùng bệnh tả El Tor lưu hành thì những trường hợp nặng thường ít
hơn và những trường hợp nhẹ không triệu chứng lại nhiều hơn.
Bắt đầu từ năm 1992 dịch tả xảy ra ở Madras và nhiều nơi khác thuộc Ấn Độ và
Bangladesh do Vibrio cholerae O139 gây nên với cơ chế bệnh sinh hoàn toàn giống như
Vibrio cholerae O1. Sau đó dịch tả do chủng O139 đã lây lan ra các nước khác.
3. Chẩn đoán vi sinh vật
3.1. Chẩn đoán trực tiếp
Bệnh tả là một bệnh cấp tính nên cấy phân để phân lập vi khuẩn tả là phương pháp
chẩn đoán tốt nhất.
3.1.1. Bệnh phẩm
Lấy phân sớm ngay trong thời kỳ đầu của bệnh trước khi điều trị kháng sinh. Bệnh
phẩm phân cần đưa ngay về phòng xét nghiệm trong vòng 2 giờ. Nếu gửi bệnh phẩm đi xa
phải cho vào môi trường bảo quản và vận chuyển Cary Blair, và đưa về phòng xét nghiệm
càng sớm càng tốt.
3.1.2. Xét nghiệm kính hiển vi
Soi tươi có thể thấy vi khuẩn tả di động rất nhanh. Nhuộm Gram thấy nhiều phẩy
khuẩn Gram âm. Xét nghiệm bệnh phẩm ở kính hiển vi có tác dụng chẩn đoán sơ bộ.
3.1.3. Nuôi cấy
Bệnh phẩm được cấy vào các môi trường chọn lọc và môi trường phong phú để phân
lập vi khuẩn. Xác định tính chất sinh vật hóa học. Làm phản ứng ngưng kết trên phiến kính
với kháng huyết thanh đa giá O1 và với kháng huyết thanh đơn giá đặc hiệu týp Inaba hoặc
Ogawa để xác định chẩn đoán.
3.1.4. Phương pháp chẩn đoán nhanh
Để xác định nhanh vi khuẩn tả có thể dùng các kỹ thuật như bất động vi khuẩn, kháng
thể huỳnh quang trực tiếp.
3.2. Chẩn đoán gián tiếp
Phương pháp chẩn đoán huyết thanh không giúp ích cho chẩn đoán bệnh. Nó có thể
được dùng trong điều tra dịch tể học.
4. Phòng bệnh và chữa bệnh
4.1. Phòng bệnh
4.1.1. Phòng bệnh chung
- Giám sát dịch tể học, chủ động phát hiện nguồn bệnh sớm, kịp thời cách ly, bao vây
và xử lý.
- Làm sạch môi trường sống bằng các biện pháp như xử lý rác và nước thải theo đúng
yêu cầu vệ sinh; kiểm tra vệ sinh thực phẩm; thực hiện ăn chín uống sôi và ở sạch ...
4.1.2. Phòng bệnh đặc hiệu
- Vaccine chết, dùng đường tiêm trong da, có hiệu lực thấp và thời gian bảo vệ ngắn.
Hiện nay nhiều nước không sử dụng loại vaccine cổ điển này.
- Vaccine sống giảm độc lực: tạo ra các chủng đột biến không độc để làm vaccine
uống. Hiện nay đang thử nghiệm.
124
- Vaccine chết, uống: Loại vaccine này có thể ở dạng toàn tế bào bất hoạt đơn thuần
hoặc ở dạng kết hợp với tiểu đơn vị B của độc tố tả được tinh chế.
Ở Việt Nam dùng loại vaccine tả đường uống đơn liên chứa các tế bào Vibrio cholerae
O1 cổ điển và El Tor được bất hoạt bằng nhiệt và formalin. Hiện nay đang thử nghiệm loại
vaccine tả bất hoạt (Vaccine biv-WC) gồm cả Vibrio cholerae O1 và Vibrio cholerae O139.
4.2. Chữa bệnh
Phải bù nước và điện giải sớm, nhanh và đủ cho bệnh nhân. Dùng kháng sinh
Tetracycline, Doxycycline ...
II. VIBRIO PARAHAEMOLYTICUS
V.parahaemolyticus được phân lập lần đầu ở Nhật Bản năm 1950 từ phân bệnh
nhân tiêu chảy do ăn cá biển.
1. Đặc điểm sinh vật học
V.parahaemolyticus có hình hơi cong và ngắn. Gram âm và di động.
Là vi khuẩn ưa mặn (halophile) tồn tại trong nước biển và các động vật biển
như cá, tôm, sò, ốc ...
Vi khuẩn mọc tốt ở môi trường kiềm và mặn. Nhiệt độ thích hợp cho sự nhân
lên là 37oC.
V.parahaemolyticus có oxidase dương tính, lên men D-mannitol, maltose,
L.arabinose, không lên men saccharose.
V.parahaemolyticus bị chết ở 65oC sau 10 phút, chúng không phát triển được ở
nhiệt độ dưới 15oC.
Vi khuẩn có 3 loại kháng nguyên :
+ Kháng nguyên thân 0 : chịu nhiệt, được chia thành 12 type.
+ Kháng nguyên lông H.
+ Kháng nguyên vỏ K : không chịu nhiệt, được chia thành 59 type.
2. Khả năng gây bệnh
V.parahaemolyticus là một trong những nguyên nhân gây nhiễm trùng nhiễm
độc thức ăn. Người mắc bệnh chủ yếu là do ăn phải thức ăn hải sản chưa được nấu
chín hoặc bị nhiễm khuẩn trong quá trình chế biến và bảo quản.
Thời gian ủ bệnh bệnh ngắn từ 2 - 6 giờ. Bệnh biểu hiện các triệu chứng nôn
và tiêu chảy kiểu tả nhẹ hoặc tiêu chảy kiểu lỵ trực khuẩn.
Bệnh do vi khuẩn này gây ra gặp nhiều nhất ở Nhật Bản, ngoài ra còn gặp ở
nhiều nước khác. Ở Việt Nam đã gặp nhiều lần tại vùng bờ biển Bắc Bộ.
3. Chẩn đoán vi sinh vật
- Phân lập vi khuẩn từ bệnh phẩm là phân, chất nôn của bệnh nhân.
- Phân lập vi khuẩn từ các hải sản trong trường hợp điều tra thực phẩm nhiễm
khuẩn.
4. Phòng bệnh và chữa bệnh
- Chưa có vaccine phòng bệnh.
- Phòng bệnh chung bằng cách nấu kỹ thức ăn hải sản, không ăn sống hải sản.
- Điều trị bằng các kháng sinh nhạy cảm như tetracycline, chloramphenicol ...
125
CAMPYLOBACTER VÀ HELICOBACTER
Mục tiêu học tập
1. Trình bày được một số tính chất vi khuẩn học của Campylobacter và Helicobacter.
2. Nêu được khả năng gây bệnh của các vi khuẩn này.
3. Trình bày được một số phương pháp chẩn đoán vi khuẩn học đối với Campylobacter và
Helicobacter.
I. CAMPYLOBACTER JEJUNI
Giống Campylobacter thuộc họ Spirillaceae, gồm có các loài khác nhau có thể
gây bệnh cho người.
1. Đặc điểm sinh vật học
Campylobacter jejuni là những vi khuẩn bé, mảnh, Gram âm, hình dấu phẩy
nhọn hai đầu, rất di động nhờ có 1 lông ở 1 đầu, không sinh nha bào. Nuôi cấy
C.jejuni trên môi trường nhân tạo thường khó khăn vì vi khuẩn đòi hỏi điều kiện vi
hiếu khí (micro-aerophile). Mọc được ở 37oC nhưng mọc tốt hơn ở 42oC, không mọc
ở 25oC. Thường dùng các môi trường chọn lọc như thạch máu Columbia, thạch máu
tryptose để phân lập vi khuẩn. C.jejuni mọc chậm sau 2 - 3 ngày.
Vi khuẩn có Oxydase và Catalase, phân hủy nitrat, không oxy hóa hoặc không
lên men các loại đường.
C.jejuni có kháng nguyên O chịu nhiệt được chia thành 23 typ huyết thanh và
có kháng nguyên H không chịu nhiệt.
2. Khả năng gây bệnh
C.jejuni là một tác nhân gây viêm ruột cấp tính thường gặp ở người. Chúng xâm nhập
vào người do ăn uống các thức ăn và nước bị nhiễm khuẩn, do tiếp xúc với động vật, chủ yếu
là với gia cầm, gia súc.
Thời gian ủ bệnh 2-10 ngày. Thể lâm sàng thường gặp là bệnh cảnh của một
viêm ruột cấp tính với dấu hiệu đau bụng, tiêu chảy dữ dội, phân nước có khi có máu
và mủ. Có trường hợp xảy ra nhiễm khuẩn huyết. Tiêu chảy do C.jejuni kéo dài 5-10
ngày. Đa số trường hợp khỏi không cần điều trị bằng kháng sinh.
Cơ chế gây bệnh chưa rõ. C.jejuni có độc tố ruột, nhưng có ý kiến cho rằng vi
khuẩn này có khả năng xâm nhập giống như Shigella. C.jejuni nhân lên chủ yếu ở hồi
tràng và hổng tràng.
Bệnh viêm ruột do C.jejuni xảy ra ở nhiều nơi trên thế giới, gây tiêu chảy cấp ở người,
đặc biệt ở trẻ em và ở khách du lịch từ các nước phát triển đến các nước nhiệt đới.
3. Chẩn đoán vi sinh vật
Chẩn đoán viêm ruột cấp do C.jejuni phải dựa chủ yếu vào phân lập vi khuẩn từ phân
của bệnh nhân. Cấy phân vào các môi trường chọn lọc, để ở nhiệt độ 42oC từ 2 - 3 ngày trong
khí trường có 5% oxy, 10% cacbonic và 85% nitơ.
4. Phòng bệnh và điều trị
Chưa có vaccin. Cần chú ý vệ sinh môi trường, vệ sinh ăn uống. Kháng sinh chỉ nên
dùng trong những trường hợp nhiễm khuẩn huyết hoặc tiêu chảy kéo dài.
II. HELICOBACTER PYLORI
Từ năm 1900 đến năm 1980, thỉnh thoảng người ta ghi nhận có sự hiện diện của một
vi khuẩn hình xoắn ở niêm mạc dạ dày. Nhưng những phát hiện đó không được quan tâm
đúng mức, bởi vì cho đến cuối thế kỷ 20 này, hầu như người ta vẫn quan niệm rằng dạ dày là
môi trường không có vi khuẩn do độ pH acid của nó. Mãi đến năm 1979, Warren đưa ra giả
thuyết chính vi khuẩn đó là căn nguyên gây ra viêm, loét dạ dày - tá tràng. Năm 1981,
Marshall bắt đầu tìm ra phương pháp phân lập vi khuẩn này, đến năm 1982 ông đã nuôi cấy
thành công và thấy vi khuẩn này giống như Campylobacter jejuni , năm 1983 ông chính thức
126
công bố vi khuẩn này trên tạp chí Lancet (Paris) với tên là Campylobacter pyloridis, về sau
được gọi là Campylobacter pylori. Năm 1989, Goodwin nghiên cứu về cấu trúc tế bào vi
khuẩn này và thấy chúng khác hẳn các Campylobacter khác nên đã đề nghị xếp các
Campylobacter này thành một giống mới, giống Helicobacter và từ đó Campylobacter pylori
được gọi là Helicobacter pylori.
1. Đặc điểm sinh vật học
Là những vi khuẩn nhỏ, lúc mới phân lập từ mẫu sinh thiết niêm mạc dạ dày thì có
hình cong, hoặc hình chữ S, đứng thành đám. Nếu cấy chuyển nhiều lần thì có hình que. Vi
khuẩn Gram âm, rất di động nhờ có 2-6 lông ở một đầu. Vi khuẩn không sinh nha bào.
Vi khuẩn đòi hỏi điều kiện vi hiếu khí. Yêu cầu dinh dưỡng cao, môi trường nuôi cấy
cần có máu động vật hoặc huyết thanh. Vi khuẩn mọc chậm, trên môi trường thạch máu
Colombia hoặc thạch máu tryptose sau 3 ngày ủ ở 37oC, có thể thấy khuẩn lạc nhỏ, không
màu, có đỉnh nhọn.
Vi khuẩn không lên men các loại đường, có oxydase và catalase, urease dương tính
mạnh. Urease dương tính mạnh là tính chất dùng để phân biệt H. pylori với các vi khuẩn có
hình cong khác như Campylobacter...
2. Miễn dịch
2.1. Đáp ứng miễn dịch tại chỗ
Tại nơi H. pylori xâm nhập, xuất hiện hiện tượng tập trung một số lượng lớn các bạch
cầu trung tính và các tế bào lympho. Các tế bào lympho và bạch cầu giải phóng ra các
interleukin và các gốc tự do oxy hoá, nhưng phản ứng viêm tại chỗ này không có khả năng
loại bỏ H. pylori.
2.2. Đáp ứng miễn dịch dịch thể
Khi nghiên cứu tìm kháng thể trong máu những bệnh nhân loét dạ dày - tá tràng có
mặt H. pylori, người ta đã phát hiện thấy có sự gia tăng kháng thể IgG, IgA và đặc biệt là
IgM. Các kháng thể này giảm một cách có ý nghĩa sau khi tiệt trừ hết H. pylori. Vấn đề này đã
được ứng dụng trong chẩn đoán huyết thanh học và giám sát kết quả điều trị.
3. Khả năng gây bệnh ở người
3.1. Khả năng gây bệnh
Từ khi Marshall phân lập thành công vi khuẩn này, nhiều công trình nghiên cứu về vai
trò gây bệnh của H. pylori đã được thực hiện. Người ta cũng đã tiến hành nghiên cứu trên
người tình nguyện, đây là những người không có hội chứng viêm, loét dạ dày; họ được uống
H. pylori. Sau một thời gian, họ bị viêm dạ dày; sau đó người ta lại dùng các biện pháp tiêu
diệt H. pylori thì những người này lại hết viêm dạ dày. Gần đây, nhiều tác giả nhận xét rằng,
hầu như các trường hợp viêm loét dạ dày - tá tràng đều liên quan đến nhiễm trùng H. pylori;
đặc biệt trong thể viêm teo, một thể rất dễ dẫn đến ung thư dạ dày mà lại thấy luôn luôn có
mặt vi khuẩn này.
3.2. Cơ chế gây bệnh
H. pylori rất di động, xâm nhập qua lớp chất nhầy và xâm lấn biểu mô dạ dày, đặc biệt
là khoảng gian bào. Vi khuẩn sản sinh urease rất mạnh, enzyme này có hoạt tính phân giải urê
thành amoniac. Urê là sản phẩm chuyển hoá của các mô tế bào, chúng vào máu một phần và
được đào thải ra ngoài qua thận. Một lượng urê từ máu qua lớp niêm mạc dạ dày vào dịch dạ
dày. Amoniac có phản ứng kiềm làm tăng tạm thời pH tại chỗ đến khoảng 6,5 và giúp cho vi
khuẩn sống sót được trong môi trường rất axit của dạ dày. Ngoài ra amoniac còn gây độc trực
tiếp đối với tế bào niêm mạc dạ dày. H.pylori còn làm giảm chất nhầy bảo vệ thành dạ dày
cho nên axit dịch vị tác động trực tiếp lên thành dạ dày. Sự phối hợp nhiều yếu tố trên gây
viêm, lóet dạ dày. Trên những bệnh nhân bị viêm lóet dạ dày - tá tràng có thể phân lập được
H.pylori từ 80%-90% trường hợp.
3.3. Dịch tể học
127
Tình trạng kinh tế của xã hội có ảnh hưởng lớn đến hiện tượng nhiễm H. pylori. Ngay
ở Mỹ, tỷ lệ nhiễm H. pylori ở người da đen cũng cao hơn người da trắng, bởi vì liên quan đến
đời sống tinh thần, vật chất và vệ sinh môi trường.
Nguồn truyền nhiễm là người, có thể gặp ở khỉ nhưng không đáng kể. Đường lây chủ
yếu là người truyền sang người. Phương thức lây truyền là đường phân - miệng và đường
miệng - miệng, trong đó đường phân - miệng đóng vai trò chủ yếu.
4. Chẩn đoán vi sinh vật
4.1. Chẩn đoán trực tiếp
Phân lập vi khuẩn từ bệnh phẩm, bệnh phẩm thông thường nhất là mẫu sinh thiết niêm
mạc dạ dày khi nội soi, hoặc có thể là dịch dạ dày. Nuôi cấy lên các môi trường thích hợp như
thạch máu Colombia, ủ 37oC ở điều kiện vi hiếu khí, sau 3 ngày thấy khuẩn lạc nghi ngờ thì
trích biệt rồi nhuộm Gram (cần thay thế đỏ Safranin bằng đỏ Fuchsin để màu đỏ được rõ hơn
do vi khuẩn nhỏ), thử nghiệm các tính chất sinh vật hóa học để xác định vi khuẩn.
4.2. Chẩn đoán nhanh bằng test ureaza
Cho mẫu sinh thiết vào môi trường Ure-christensen, nếu trong mẫu nghiệm có
H.pylori thì chúng sẽ phân hủy ure thành amonium và carbon dioxide làm cho pH môi trường
trở nên kiềm và đổi màu của chỉ thị màu đỏ phenol từ màu hồng sang đỏ cánh sen.
4.3. Thử nghiệm đo hàm lượng carbon đồng vị phóng xạ C13 trong hơi thở
Theo nguyên lý là CO2 được tạo thành sau phản ứng phân hủy ure sẽ theo máu rồi tới
phổi và thải ra ngoài theo hơi thở. Đưa vào cơ thể bệnh nhân ure gắn C13, đo hàm lượng C13
thải ra theo hơi thở để xác định có hay không nhiễm H.pylori.
4.4. Tìm kháng thể kháng H.pylori
Tìm kháng thể kháng H.pylori trong huyết thanh, trong nước bọt hoặc trong dịch dạ
dày bằng thử nghiệm ELISA. Thường dùng trong điều tra dịch tễ học nhiễm H.pylori.
4.5. Kỹ thuật khuếch đại gen (PCR)
Kỹ thuật PCR có thể phát hiện được đoạn gen đặc hiệu của H.pylori ở cả mảnh sinh
thiết dạ dày, dịch dạ dày, nước bọt và phân của bệnh nhân.
5. Phòng bệnh và điều trị
5.1. Phòng bệnh
- Phòng bệnh chung: bệnh dạ dày-tá tràng phụ thuộc rất nhiều vào các điều kiện kinh tế - xã
hội. Việc nâng vao đời sống cho nhân dân là rất cần thiết, trong đó vệ sinh môi trường cũng
đóng vai trò quan trọng, vì bệnh lây chủ yếu qua đường phân miệng.
- Phòng bệnh đặc hiệu: phòng bệnh có hiệu quả và lý tưởng nhất là dùng vaccine. Hiện nay,
một loại vaccine phòng bệnh viêm loét dạ dày-tá tràng đang được các nhà nghiên cứu trên thế
giới quan tâm và thực nghiệm, hy vọng trong tương lai gần sẽ có vaccine để phòng bệnh này.
5.2. Điều trị
Hiện nay, trong điều trị viêm loét dạ dày - tá tràng, ngoài sử dụng thuốc kháng tiết,
người ta còn dùng kháng sinh để tiêu diệt căn nguyên vi khuẩn H. pylori, thường dùng hai loại
kháng sinh phối hợp như Metronidazol hoặc Tinidazol với Amoxicilline hoặc Clarithrromycin
thì hiệu quả tác dụng tốt hơn là dùng một loại.
128
CÁC XOẮN KHUẨN GÂY BỆNH
Mục tiêu học tập
1. Mô tả và trả lời được các câu hỏi về tính chất vi khuẩn học của các xoắn khuẩn gây bệnh
gồm vi khuẩn gaing mai, các leptospira và các borrelia gây bệnh
2. Trình bày và trả lời được tính chất gây bệnh của các xoắn khuẩn gây bệnh
3. Nêu và trả lời được các phương pháp chẩn đoán phòng thí nghiệm, các nguyên tắc phòng
và điều trị các xoắn khuẩn gây bệnh
Các xoắn khuẩn có dạng hình xoắn, có khả năng di động, các xoắn khuẩn có nhiều nơi
trong tự nhiên, nhiều loại ký sinh trên cơ thể người và động vật. Một số xoắn khuẩn gây bệnh
cho người, chúng ta sẽ lần lượt khảo sát 3 loại xoắn khuẩn
- Các Treponema
- Các Leptospira
- Các Borrelia
I. XOẮN KHUẨN GIANG MAI ( TREPONEMA PALLIDUM )
Họ vi khuẩn Treponema bao gồm nhiều loài, có thể chia làm 2 loại.
- Loại không gây bệnh: Loại này chiếm số đông, chúng sống nhiều nơi khác nhau
trong cơ thể như ở đường sinh dục có T.genitale; ở hốc miệng có T.macrodentium.
- Loại gây bệnh: gồm loài T. carateum gây bệnh pinta, loài T.pallidum với dưới loài T.
pallidium subspecies pallidum gây bệnh giang mai hoa liễu thường gặp ở người, và thường
được gọi tắt là T. pallidum.
1. Đặc tính sinh vật học
1.1. Đặc tính hình thái:
Vi khuẩn giang mai có dạng hình xoắn mảnh dài 8-20 μm, rộng 0,1-0,2 μm vi khuẩn có
từ 8 đến 14 vòng xoắn đều, mổi vòng xoắn cách nhau khoảng 1 μm. Vi khuẩn không có vỏ,
không tạo nha bào, chúng có lông ở 2 đầu nhưng không di động bằng lông mà bằng sự uốn khúc
các vòng lượn và quay quanh trục của nó.
Vi khuẩn giang mai có thể bắt màu thuốc nhuộm Giemsa, nhưng vi khuẩn bắt màu tốt
nhất là phương pháp nhuộm thấm bạc, nên đây là phương pháp thông dụng dùng để nhuộm
xoắn khuẩn, xoắn khuẩn giang mai bắt màu nâu đen trên một nền màu nâu nhạt.
Treponema pallidum cho đến hiện nay vẫn chưa nuôi cấy được trên môi trường nhân
tao, cách giữ chủng duy nhất hiện nay là tiêm truyền nhiều lần qua tinh hoàn thỏ.
1.2. Tính chất đề kháng
Xoắn khuẩn giang mai đề kháng rất kém, ra khỏi cơ thể động vật vi khuẩn chết nhanh
chóng. Các chất sát khuẩn thông thường như iod, thủy ngân, xà phòng dể dàng giết chết vi
khuẩn, ở nhiệt độ 42oC vi khuẩn bị giết chết trong khoảng 30 phút, trong huyết thanh cất giử
ở nhiệt độ 4oC vi khuẩn sống được 1 ngày, ở âm 70oC vi khuẩn tồn tại được nhiều năm. Vi
khuẩn nhạy cảm với các thuốc kháng sinh như penicillin, tetracyclin.
1.3. Tính chất kháng nguyên
Cấu trúc kháng nguyên của vi khuẩn giang mai ít được biết, thân vi khuẩn chứa phức
hợp protien, lipid và polysaccharide. Ở những bệnh nhân mắc bệnh giang mai trong huyết
thanh có chứa một loại kháng thể có thể cho phản ứng với hợp chất lipit chiết xuất từ tim bê
gọi là cardiolipin, đây là cơ sở cho phản ứng huyết thanh học cổ điển xác định bệnh giang
mai.
2. Khả năng gây bệnh
2.1. Dịch tễ học
Vi khuẩn được lây truyền chủ yếu qua tiếp xúc sinh dục giữa người lành và người
bệnh bị giang mai, khả năng lây truyền cao nhất lúc bệnh nhân bị giang mai ở giai đoạn I. Các
đường lây truyền khác gồm niêm mạc mắt, niêm mạc miệng hoặc qua da bị xây sát. Ở phụ nữ
129
có thai bị bệnh giang mai vi khuẩn có thể qua rau thai và gây giang mai bẩm sinh, mặt khác
đứa trẻ của các bà mẹ này cũng có thể bị nhiễm trùng khi sinh, lúc trẻ đi qua đường sinh dục
bà mẹ. Vi khuẩn giang mai cũng có thể được truyền qua đường truyền máu.
2. 2. Đặc điểm sinh bệnh và bệnh lý
2.2.1.Giang mai mắc phải
Vi khuẩn giang mai xâm nhập nhanh qua niêm mạc toàn vẹn hoặc đã bị xây sát. Sau
vài giờ vi khuẩn có ở hệ thống bạch huyết và vào máu. Thời gian thế hệ của vi khuẩn giang
mai là 30-32 giờ. Thời gian ủ bệnh tỷ lệ với số lượng vi khuẩn đưa vào. Nói chung nồng độ vi
khuẩn phải đạt 107 vi khuẩn/ 1 gam tổ chức trước khi xuất hiện tổn thương lâm sàng. Thực
nghiệm cho thấy chích trong da số lượng vi khuẩn 106 có thể gây nên tổn thương bệnh lý sau
72 giờ, khi chích liều thấp thời gian dài hơn.
Trong nhiễm trùng tự nhiên ở người thời gian ủ bệnh trung bình 21 ngày. Bệnh diễn
biến qua 3 thời kỳ.
- Giang mai giai đoạn I: giai đoạn này kéo dài 2 đến 6 tuần lễ, biểu hiện bởi tổn
thương tiên phát thường ở bộ phận sinh dục là săng giang mai. Vi khuẩn giang mai có nhiều ở
tổn thương nên khả năng lây nhiễm cao.
- Giang mai giai đọan II: từ 2 tháng đến 1 năm biểu hiện chính trong giai đoạn này là
ban đỏ trên da và các tổn thương cơ quan nội tạng phát triển.
- Giang mai giai đoạn III: tổn thương đã hình thành ở các cơ quan nội tạng như tim,
mạch máu, xương, tổ chức thần kinh dưới dạng gôm giang mai. Tổn thương ở hệ thống thần
kinh trung ương gây liệt và tàn phế.
2.2.2. Giang mai bẩm sinh
Ở phụ nữ có thai bị bệnh giang mai vi khuẩn có thể qua rau thai và gây bệnh cho thai
nhi, đứa bé có thể chết khi còn trong bụng mẹ hoặc có thể sống đến khi sinh. Ở những đứa trẻ
này trong cơ thể đã có các tổn thương giang mai ở cơ quan làm cho đứa trẻ có thể bị tàn phế.
3. Chẩn đoán phòng thí nghiệm
Có nhiều phương pháp chẩn đoán phòng thí nghiệm tùy theo giai đoạn của bệnh. Hai
phương pháp chẩn đoán phòng thí nghiệm chính thường dùng.
3.1. Phương pháp chẩn đoán trực tiếp
Phương pháp này chỉ áp dụng với giang mai giai đoạn I khi có nhiều vi khuẩn ở tổn
thương săng giang mai. Bệnh phẩm là chất tiết dịch từ tổn thương và phát hiện được sự hiện
diện của vi khuẩn bằng các kỹ thuật sau.
- Khảo sát vi khuẩn trên kính hiển vi nền đen.
- Nhuộm nhuộm thấm bạc
- Nhuộm kháng thể huỳnh quang trực tiếp.
- Xác định DNA của xoắn khuẩn giang mai bằng kỹ thuật PCR
3.2. Phương pháp chẩn đoán gián tiếp
Bằng dùng các thử nghiệm huyết thanh học có hai loại phản ứng huyết thanh học được
dùng. Loại phản ứng huyết thanh với kháng nguyên không đặc hiệu và loại phản ứng huyết
thanh với kháng nguyên giang mai đặc hiệu.
3.2.1. Phản ứng huyết thanh với kháng nguyên giang mai không đặc hiệu
Trong loại phản ứng này kháng nguyên dùng là hợp chất lipid từ tim bê (cardiolipin).
Có các loại phản ứng.
- Phản ứng lên bông như phản ứng VDRL, RPR. Đây là các phản ứng dễ thực hiện,
cho kết quả nhanh và thường dùng hiện nay ở các phòng thí nghiệm
- Phản ứng ELISA (VISUWELL) kháng nguyên dùng là kháng nguyên trong phản ứng
lên bông. Đây là kỷ thuật chẩn đoán mới cho kết quả tin cậy.
- Phản ứng cố định bổ thể được dùng trước đây, hiện nay không còn dùng.
130
Phản ứng lên bông và phản ứng cố định bổ thể có khi cho những kết quả dương tính
giả trong một số trường hợp như bệnh sốt rét, bệnh thận hư nhiễm mở, bệnh lupus ban đỏ, phụ
nữ có thai.
3.2.2. Phản ứng huyết thanh với kháng nguyên giang mai đặc hiệu
Các phản ứng được dùng gồm.
- Phản ứng hấp thụ kháng thể huỳnh quang giang mai (Fluorescent treponema
antibody-Absorption: FTA-Abs) phản ứng này dương tính rất sớm trong bệnh giang mai và
vẫn còn dương tính kéo dài ngay sau khi bệnh đã được điều trị hiệu quả.
- Phản ứng kháng thể ngưng kết hồng cầu giang mai (TPHA).
- Phản ứng ELISA xác định IgM: kháng thể kháng IgM (anti-IgM) được gắn lên các
giếng, kháng thể này sẽ bắt IgM có trong huyết thanh của bệnh nhân, tiếp theo kháng nguyên
giang mai thuần khiết sẽ xác định IgM đặc hiệu, phức hợp này sẽ được xác đinh khi cho
kháng thể đơn dòng gắn enzyme. Phản ứng rất hửu ích để chẩn đoán giang mai bẩm sinh ở trẻ
em.
- Phản ứng bất động xoắn khuẩn giang mai (Treponema pallidum
Immobilization:TPI). Huyết thanh bệnh nhân chứa kháng thể có thể làm bất động kháng thể
giang mai. Phản ứng này cần dùng vi khuẩn giang mai sống nên không dùng trong chẩn đoán
ở phòng thí nghiệm.
Các phản ứng huyết thanh với kháng nguyên đặc hiệu chính xác, nhưng đòi hỏi trang
thiết bị đắt tiền nên khó áp dụng rộng rải. Các phản ứng đặc hiệu dương tính sớm ngay trong
thời gian cuối giang mai giai đoạn I nên đây là loại phản ứng có thể dùng để chẩn đóan sớm
bệnh giang mai. Tuy nhiên do độ nhạy cao các phản ứng này ít được dùng để theo dỏi đáp ứng
với điều trị. Sau khi điều trị có hiệu quả chuẩn độ kháng thể trong phản ứng VDRL giảm
nhanh: giảm 4 lần sau 3 tháng và giảm 8 lần sau sáu tháng nên phản ứng này thường được
dùng để theo dõi đáp ứng với điều trị.
4. Phòng bệnh và điều trị
4.1. Phòng bệnh
Chủ yếu dùng các biện pháp chung như bài trừ mại dâm, giáo dục phòng bệnh STD,
vệ sinh trong hoạt động sinh lý tình dục..
4.2. Điều trị
Kháng sinh penicillin hiện nay vẫn còn là thuốc chọn lọc để diều trị bệnh giang mai,
các thuốc kháng sinh như tetracyclin, erythromycin có thể dùng cho các trường hợp dị ứng với
penicillin hoặc cho trẻ em.
II. XOẮN KHUẨN GÂY SỐT VÀNG DA XUẤT HUYẾT ( LEPTOSPIRA)
Leptospira gồm nhiều chủng khác nhau có thể chia làm 2 loại
- Loại không gây bệnh chiếm đa số, chúng sống khắp nơi trong tự nhiên.
- Loại gây bệnh sống ký sinh ở động vật và gây bệnh cho động vật đó.
Ở Viêt Nam bệnh do Leptospira thường xảy ra ở nhiều rơi, nhiều địa phương có ổ
dịch lưu hành.
1. Đặc điểm sinh vật học
1.1. Đặc điểm về hình thái
Leptospira là một lọai xoắn khuẩn nhỏ dài 4-20 μm, rộng 0,1-0,2 μm đầu uốn cong
như hình chiếc móc câu, dưới kính hiễn vi nền đen các vòng xoắn đều và sát nhau. Vi khuẩn
bắt màu tốt với phương pháp nhuộm thấm bạc vi khuẩn bắt màu nâu đen.
131
Hình 1. hình thể vi khuẩn L. ictero hemorhagie
1.2. Tính chất nuôi cấy
Leptospira có thể phát triển trên môi trường nuôi cấy nhân tạo. Vi khuẩn phát triển ở
nhiệt độ thích hợp 28-30oC. pH hơi kiềm 7.2 - 7.5. Môi trường nuôi cấy xoắn khuẩn
Leptospira cần phải có huyết thanh thỏ tươi như môi trường Terskich, môi trường Korthof.
Trong các môi trường này xoắn khuẩn Leptospira mọc chậm khoảng 1 tuần, làm môi trường
đục nhẹ. Ngoài ra vi khuẩn có thể phát triển trong phôi gà .
1.3. Tính chất đề kháng
Leptospira đề kháng kém, vi khuẩn có thể sống lâu trong nước có pH kiềm nhẹ ở nhiệt
độ > 22oC. Leptospira bị giết chết khi đun ở 50oC trong 10 phút nhưng chịu được lạnh, trong
bệnh phẩm tạng phủ của chuột giữ ở tủ lạnh vi khuẩn này có thể sống đến 25 ngày. Ở pH axit vi
khuẩn bị giết chết nhanh chóng, các hóa chất có tác dụng bề mặt như xà phòng và hóa chất
phenol giết chết vi khuẩn dể dàng.
Leptospira nhạy cảm với nhiều kháng sinh như penicillin, tetracyclin,
chloramphenicol.
1.4. Tính chất kháng nguyên:
Cấu trúc kháng nguyên của Leptospira rất khác nhau tùy theo mổi chủng. Vi khuẩn
này có kháng nguyên thân, bản chất hóa học là polysaccaride, gồm 2 yếu tố đặc hiệu cho loài
có tính chất cố định bổ thể, và yếu tố đặc hiệu nhóm có tính chất ngưng kết.
Hiện nay ở Việt Nam chọn 12 chủng Leptospira dùng trong chẩn đoán huyết thanh học
gồm L. australis; L.autumnalis; L.bataviae; L. canicola; L.soi; L. grippotyphosa; L.hebdomadis;
L.ictero-hemorrhagie; L.mitis; L. pomona; L.saxkoebing; L. sejroe.
2. Khả năng gây bệnh
2.1. Dịch tễ học
Vi khuẩn Leptospira gây bệnh thường ký sinh ở cơ thể động vật, thường nhất là chuột,
vi khuẩn này gây nên nhiễm trùng thể ẩn ở chuột và chúng được đào thải ra môi trường bên
ngoài qua nước tiểu của chuột gây nhiễm bẩn nguồn nước, vùng đất ẩm, các hồ nước tù đọng,
vũng nước ở các hầm mỏ. Trong điều kiện thuận lợi pH kiềm và nhiệt độ trên 22oC vi khuẩn
sống khá lâu ở những nơi này.
Vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể qua những chổ da bị xây xát, qua niêm mạc, hoặc da
lành nhưng ngâm lâu trong nước. Do vậy bệnh thường gặp ở những người làm ruộng, thợ hầm
mỏ, thợ rừng hoặc những người tắm hoặc lội ở các hầm nước bị nhiễm bẩn vi khuẩn
Leptospira.
Bệnh hiếm khi được truyền qua vết cắn của chuột. Bệnh xảy ra ở cả 2 giới, gặp ở mọi
lứa tuổi, không có mùa rõ rệt..
2.2. Bệnh lý ở người
Thời gian ủ bệnh 2 - 26 ngày, bệnh đặc trưng bởi hội chứng nhiễm khuẩn nặng đồng
thời các biểu hiện của tổn thương nhiều hệ thống cơ quan.
- Hội chứng màng não
132
- Hội chứng tổn thương gan và thận
- Hội chứng xuất huyết
Bệnh thường kéo dài 9 - 12 ngày. Các trường hợp nặng tử vong do tổn thương nặng ở
nhiều cơ quan và suy thận. Tuy nhiên sự hồi phục thường hoàn toàn, không để lại di chứng ở
các cơ quan, thời gian hồi phục kéo dài 1 - 2 tháng.
2.3. Bệnh ở động vật
Động vật nhạy cảm là chuột, sau khi tiêm vào màng bụng chuột xoắn khuẩn gây bệnh,
bệnh khởi phát với sốt vàng da và xuất huyết ở nhiều tạng phủ. Chuột chết mổ tử thi chuột
tìm được nhiều xoắn khuẩn ở gan chuột.
3. Chẩn đoán phòng thí nghiệm
3.1. Chẩn đoán trực tiếp
Lấy bệnh phẩm là máu hoặc nước tiểu bệnh nhân trong tuần lể đầu. Soi tươi vi khuẩn
dưới kính hiễn vi nền đen, hoặc nhuộm xoắn khuẩn bằng nhuộm Fontana -Tribondeau.
Bệnh phẩm được nuôi cấy vào môi trường Terskich hoặc Korthoff. Khảo sát vi khuẩn
phát triển trong các môi trường này.
Tiêm truyền vào chuột lang là kỷ thuật phân lập tin cậy, khảo sát bệnh ở chuột, tìm
xoắn khuẩn Leptospira ở các tạng phủ chuột.
Tìm acid nucleic của các Leptospira có thể thực hiện bằng thử nghiệm lai DNA hoặc
PCR.
3.2. Chẩn đoán huyết thanh học
Có nhiều phản ứng huyết thanh học khác nhau, thông dụng và đặc hiệu cao là phản
ứng ngưng kết Martin- Pettit, còn gọi là phản ứng ngưng kết tan. Trộn huyết thanh bệnh nhân
với hỗn dịch có vi khuẩn Leptospira, nếu huyết thanh bệnh nhân có kháng thể tương ứng, các
vi khuẩn sẽ ngưng kết sau đó vi khuẩn bị ly giải.
4. Phòng bệnh và điều trị
4.1. Phòng bệnh
4.1.1. Biện pháp chung
Trang bị phương tiện bảo hộ lao động cho người tiếp xúc với nguồn lây, diệt chuột.
4.1.2. Biện pháp đặc hiệu: dùng vaccine phòng bệnh được dùng ở một số nước.
4.2. Điều trị
-Nhiều kháng sinh có hiệu quả tốt với Leptospira như penicillin, tetracyclin,
chloramphenicol
- Biện pháp điều trị hổ trợ
III. CÁC BORRELIA GÂY BỆNH
Borrelia là một nhóm xoắn khuẩn gây bệnh cho người, trong phương thức truyền bệnh
xoắn khuẩn này được truyền do môi giới trung gian ve hay rận. Các Borrelia gây nên bệnh
sốt hồi quy và gần đây Borrelia gây bệnh Lyme.
1. Đặc tính chung của các Borrelia
1.1. Hình thái và bắt màu
Đây là những xoắn khuẩn dài, các vòng xoắn không đều nhau chiều dài của xoắn
khuẩn Borrelia thay đổi từ 5 - 30μm, rộng khoảng 0,3 - 1,4 μm. Thân vi khuẩn nhỏ như sợi
tóc uốn cong kích thước thay đổi tùy theo từng thời kỳ, các xoắn khuẩn phát triển dài ra trong
12-24 giờ rồi phân chia thành 2 tế bào, vi khuẩn di động mạnh trên kính hiển vi nền đen.
Nhuộm Wright xoắn khuẩn bắt màu đỏ, nhuộm Giemsa xoắn khuẩn bắt màu tím sẫm.
1.2. Nuôi cấy
Borrelia là loại vi khuẩn kỵ khí khó mọc trên môi trường nhân tạo, vi khuẩn phát triễn
được ở nhiệt độ 33oC trên môi trường lỏng Borbozur - Stoenner Kelly hoặc có thể cấy trên
phôi gà. Nhưng thông thường là cấy phân lập qua cấy truyền trên chuột.
1.3. Tính chất đề kháng:
133
Vi khuẩn này dể chết bởi các tác nhân vật lý và hóa chất cũng như nhạy cảm với nhiều
kháng sinh penicillin, tetracyclin, chloramphenicol.
2. Khả năng gây bệnh
2.1. Bệnh sốt hồi qui
Chủ yếu do xoắn khuẩn Borrelia obermejeri hay thường gọi B.recurentis thường gây
tthành dịch lớn, vector trung gian truyền bệnh chính là rận. Ngoài ra còn B.dultoni, môi giới
trung gian truyền bệnh là ve, vi khuẩn này gây bệnh có tính chất địa phương.
Vi khuẩn sốt hồi qui sau khi xâm nhập vào cơ thể sau thời gian ủ bệnh 7-10 ngày bệnh
đặc trưng bởi sốt, buồn nôn, nôn mữa, sốt khá dài 5-7 ngày trong đợt đầu rồi trở về bình
thường trong 5-7 ngày rồi sốt trở lại. Những đợt sốt tái phát về sau ngắn hơn, ít rầm rộ hơn và
thời gian ngưng sốt giữa các đợt kéo dài hơn. Nếu bệnh không được điều trị tới một lúc nào
đó xoắn khuẩn cũng bị tiêu diệt và lúc ấy bệnh sẽ khỏi hoàn toàn. Những trường hợp nặng do
viêm cơ tim và có thể gây chết
Hình 2. Hình ảnh loại ve là vector trung
gian truyền bệnh Lyme
2.2. Bệnh Lyme
Được mô tả năm 1977 do xoắn
khuẩn Borrelia burgdorferi gây nên.
Vector trung gian truyền bệnh do các
loại ve. Bệnh tìm thấy đầu tiên ở Mỹ,
hiện nay nhiều nước trên thế giới đã
thông báo phát hiện bệnh này.
Sau khi xâm nhập vào cơ thể qua vết cắn, vi khuẩn gây phản ứng viêm tại chổ rồi lan
tràn vào bạch huyết và vào máu. Bệnh tiến triển với triệu chứng đa dạng và liên hệ đến phản
ứng viêm ở nhiều cơ quan tổ chức của cơ thể gồm da, hệ thống cơ khớp, thần kinh, tim, gan,
thận, tiêu hóa, mắt ... bệnh diễn tiến mãn, kéo dài nhiều năm và có thể phục hồi hoàn toàn.
3. Chẩn đoán phòng thí nghiệm
3.1. Khảo sát trực tiếp
Soi tươi trên kính hiễn vi nền đen, hoặc nhuộm trực tiếp bệnh phẩm máu với phương
pháp Wright vi khuẩn bắt màu đỏ, nhuộm Giemsa vi khuẩn có màu tím.
3.2. Tiêm truyền cho chuột
Tiêm 1-2 ml máu lấy từ bệnh nhân tiêm vào màng bụng chuột theo dõi xoắn khuẩn ở
máu chuột bằng nhuộm trực tiếp, tìm xoắn khuẩn ở tạng chuột.
3.3. Chẩn đoán huyết thanh
Trong chẩn đoán đoán bệnh Lyme, phản ứng ELISA được dùng đầu tiên để xác định
kháng thể lớp IgM đối với B. burgdorferi. Phản ứng western blot xác định kháng thể IgG đặc
hiệu với các kháng nguyên protein của B. burgdorferi là phản ứng chẩn đoán chắc chắn. Khi
thực hiện phản ứng ELISA dương tính cần làm thêm phản ứng western blot để khẳng định
chẩn đoán.
3.4. Các phương pháp khác
Gần đây kỹ thuật PCR được sử dụng để chẩn đoán bệnh Lyme. Tuy nhiên kỹ thuật
này chỉ dùng ở những phòng thí nghiệm có trang bị
4. Phòng bệnh và điều trị
4.1. Phòng bệnh
Diệt côn trùng tiết túc trung gian bằng phun thuốc diệt côn trùng ở những vùng dịch tễ.
4.2. Điều trị
134
Borrelia nhạy cảm với nhiều loại kháng sinh thông thường như penicillin, tetracyclin,
chloramphenicol, cephalosporin ... hiện nay các thuốc này dùng điều trị các nhiễm trùng do
Borrelia.
135
VI KHUẨN BẠCH HẦU
(Corynebacterium diphtheriae)
Mục tiêu học tập
1.Trình bày được đặc điểm sinh vật học của vi khuẩn bạch hầu
2.Trình bày khả năng gây bệnh và cơ chế gây bệnh của vi khuẩn này
3.Trình bày được phương pháp chẩn đoán sinh vật học, phương pháp phòng ngừa và điều trị
Năm 1826, Klebs đã quan sát và mô tả trực khuẩn bạch hầu, một năm sau 1884 Loeffler
phân lập được vi khuẩn này, sau đó Roux và Yersin tìm ra ngoại độc tố (1888). Roux chế
huyết thanh kháng độc tố để chữa bệnh (1894) và Ramon chế giải độc tố bạch hầu để phòng
bệnh (1924). Vi khuẩn bạch hầu thuộc họ Corynebacteriaceae. Họ này gồm các giống
Conrynebacterium, Listeria, Erysipelothrix, phần lớn không gây bệnh, ký sinh ở đất, súc vật
và người, một số ít gây bệnh cho người.
I. ĐẶC ĐIỂM SINH VẬT HỌC
1. Hình thể
Vi khuẩn bạch hầu có kích thước 0,5 -1x 2 - 8m m, dạng hình que thẳng hoặc hơi cong,
hai đầu tròn và thường phình ra to hơn thân làm cho vi khuẩn có dạng hình chùy. Vi khuẩn có
thể xếp thành hàng rào hay thành chữ cái H, V, X, Y ... Vi khuẩn không di động, không có vỏ,
không sinh nha bào. Trực khuẩn bạch hầu bắt màu Gram dương nhưng khi tẩy màu kéo dài dễ
mất màu tím. Khi nhuộm vi khuẩn bằng các phương pháp như Albert hoặc Neisser thì sẽ thấy
có các hạt di nhiễm sắc (hạt volutin) những hạt này bắt màu đen khác với màu của thân vi
khuẩn.
2. Tính chất nuôi cấy
Vi khuẩn bạch hầu là vi khuẩn hiếu khí. Mọc được ở môi trường nuôi cấy thông thường,
nhưng mọc tốt và nhanh ở môi trường có máu và huyết thanh. Nhiệt độ thích hợp là 37oC, pH
thích hợp 7,6 - 8.
- Ở môi trường huyết thanh đông Loeffler, môi trường trứng, vi khuẩn mọc nhanh, 10-
18 giờ sau đã tạo thành những khuẩn lạc nhỏ, tròn lồi, bờ đều, màu xám nhạt.
- Ở môi trường có Tellurit kali 0,3% như môi trường Mac-Leod, môi trường Schroer, vi
khuẩn bạch hầu mọc thành những khuẩn lạc đen hoặc xám đen tùy theo typ.
- Ở môi trường thạch máu: vi khuẩn mọc tạo thành khuẩn lạc bờ đều, tâm cao, màu
trắng đục và có vòng tan máu xung quanh khuẩn lạc tuỳ theo typ. Dựa vào khả năng tan máu ,
người ta phân biệt 3 typ: gravis, mitis và intermedius
- Ở canh thang vi khuẩn làm đục nhẹ, tạo nên những hạt dính vào thành ống và xuất
hiện màng trên mặt môi trường.
3. Tính chất sinh hóa
Lên men và không sinh hơi các loại đường: glucose, galactose, không lên men đường
saccharose và lactose.
Để phân biệt các typ vi khuẩn bạch hầu thật và các trực khuẩn giả bạch hầu
(Corynebacterium hoffmani, Corynebacterium xerosis), người ta dựa vào bảng các tính chất
sinh vật hoá học dưới đây:
136
Bảng các tính chất sinh vật hoá học cơ bản
Vi khuẩn Glucose Saccarose Lên men
tinh bột
Tan máu
Corynebacterium diphteriae gravis + - + -
Corynebacterium diphteriae mitis + - - +
Corynebacterium diphteriae intermedius + - - -
Corynebacterium hoffmani - - - -
Corynebacterium xerosis + + + -
4. Sức đề kháng
Vi khuẩn nhạy cảm với nhiệt, ở nhiệt độ 56oC chết trong vòng 5 phút. Ở trong giả mạc
và khi dính vào đồ chơi, áo quần, vi khuẩn tồn tại khá lâu ở nhiệt độ bình thường. Trong điều
kiện khô và lạnh vi khuẩn bạch hầu có sức đề kháng cao hơn các vi khuẩn không nha bào
khác. Các chất sát khuẩn thông thường giết chết nhanh vi khuẩn sau 1 phút.
5. Khả năng sinh độc tố
Trực khuẩn bạch hầu tạo ngoại độc tố lúc ở trạng thái sinh dung giải với phage b. Sự
hiện diện của prophage đã mang lại cho vi khuẩn gen có khả năng tổng hợp nên độc tố. Sự tạo
thành độc tố của chúng còn phụ thuộc vào một số yếu tố khác như nồng độ Fe++ trong môi
trường, áp suất thẩm thấu, nồng độ axit amin, nguồn N2 và C thích hợp.
Bản chất ngoại đôc tố bạch hầu là protein không bền với nhiệt, là 1 độc tố mạnh, 1mg
độc tố có thể giết chết 1.000 con chuột lang nặng 250g sau 96 giờ. Nếu cho tác dụng với
formol 0,3-0,4 % ở nhiệt độ 40oC sau 1 tháng thì độc tố bạch hầu biến thành giải độc tố được
sử dụng để làm vaccine phòng bệnh bạch hầu.
6. Cấu trúc kháng nguyên
- Kháng nguyên độc tố: Độc tố phân lập từ tất cả các chủng vi khuẩn bạch hầu cho thấy
sự tương đồng về miễn dịch nghĩa là tạo thành 1 typ độc tố sinh kháng duy nhất, điều này đảm
bảo sự thành công của vaccine trong phòng bệnh.
- Kháng nguyên của vi khuẩn: Những khảo sát cho thấy kháng nguyên polysaccharide ở
bề mặt vi khuẩn ở cả 3 typ gravis, mitis, intermedius không khác nhau trong khi ở các trực
khuẩn giả bạch hầu không có kháng nguyên này.
II. KHẢ NĂNG GÂY BỆNH CHO NGƯỜI
Trực khuẩn bạch hầu là nguyên nhân gây bệnh bạch hầu ở người, thường gặp nhất là ở
trẻ em, ở lứa tuổi từ 2 - 7 tuổi. Bệnh có ở khắp nơi trên thế giới, xảy ra quanh năm nhưng gặp
nhiều về mùa lạnh, bệnh chủ yếu lây trực tiếp qua đường hô hấp khi bệnh nhi nói, ho hoặc
hắt hơi. Ngoài ra có thể lây gián tiếp qua đồ chơi, áo quần của bệnh nhi.
Bệnh bạch hầu là bệnh nhiễm trùng, nhiễm độc cấp tính, có thể gây thành dịch và tỷ lệ
tử vong còn tương đối cao. Bệnh có 2 biểu hiện chính là: gây màng giả ở họng cùng với nổi
hạch ở cổ và nhiễm độc toàn thân.
III. CƠ CHẾ GÂY BỆNH
Vi khuẩn bạch hầu vào đường hô hấp, cư trú ở niêm mạc hầu, họng, phát triển ở đường
hô hấp trên và tiết ra ngoại độc tố. Một mặt vi khuẩn và độc tố kích thích gây loét tại chổ tạo
thành màng giả màu trắng xám, dính chặt vào niêm mạc, bóc ra làm chảy máu và cho vào
nước không tan. Mảng giả thường xuất hiện trước tiên ở họng rồi lan tràn lên đường mũi hoặc
xuống khí quản. Bạch hầu thanh quản đặc biệt nghiêm trọng vì gây khó thở. Mặt khác ngoại
độc tố theo đường máu đến tác động vào hệ thống thần kinh gây nên các hiện tượng như liệt
137
vòm miệng, cơ mắt, tứ chi và thương tổn tại tuyến thượng thận, độc tố bạch hầu còn tác động
lên tim gây rối loạn nhịp, suy tim...
Ngoài ra cũng có bạch hầu ở da hoặc ở các vết thương, ở đây màng giả cũng được tạo
thành, tuy nhiên sự phân tán độc tố thường nhẹ, không gây những triệu chứng đáng kể.
IV. MIỄN DỊCH
Độc lực của vi khuẩn bạch hầu phụ thuộc vào 1 typ độc tố duy nhất nên miễn dịch thu
hoạch sau chứng bệnh cơ bản là kháng độc tố. Trẻ sơ sinh thu hoạch miễn dịch tạm thời nhờ
kháng độc tố của mẹ đi qua nhau thai, tính miễn dịch thụ động này chỉ kéo dài trong ít tháng.
Phần lớn trẻ em, đặc biệt từ 1 đến 7 tuổi rất nhạy cảm với vi khuẩn bạch hầu. Trong quá trình
lớn lên cơ thể sẽ tự gây được miễn dịch chủ động, do trẻ bị bệnh hoặc bị nhiễm trùng nhẹ, do
sống gần người lành mang vi khuẩn. Hiện nay ở nước ta, trẻ càng lớn thì khả năng mắc bệnh
giảm dần và người lớn hầu như không mắc bệnh bạch hầu.
Để đánh giá tình trạng miễn dịch với độc tố của vi khuẩn bạch hầu người ta dùng phản
ứng Shick: tiêm nội bì ở mặt trước cánh tay 0,1ml độc tố bạch hầu. Phản ứng dương tính thì
sau 24 - 48 giờ chổ tiêm nổi lên 1 quầng đỏ, cộm cứng với đường kính 1 - 2cm, đáp ứng viêm
tại chổ đạt cực đại trong vòng 5 ngày sau đó nhạt dần. Điều này chứng tỏ độc tố không bị
kháng độc tố trung hòa, cơ thể có khả năng thụ cảm với vi khuẩn bạch hầu. Phản ứng âm tính
thì chổ tiêm không có phản ứng nghĩa là độc tố đã bị trung hòa bởi kháng độc tố. Tuy nhiên
cần phải tiêm đồng thời vào tay đối chứng 1 lượng độc tố tương tự nhưng đã chưng ở 60oC
trong15 phút để phá hủy tác dụng của độc tố, bên đối chứng sẽ không có phản ứng hoặc nếu
có thì mất rất nhanh trong khi phản ứng Shick dương tính thực sự thì đáp ứng viêm kéo dài
trong nhiều ngày.
V. CHẨN ĐOÁN
Phương pháp duy nhất là phân lập vi khuẩn. Bệnh phẩm là màng giả hoặc chất ngoáy
họng ở chổ có tổn thương.
1. Khảo sát trực tiếp bệnh phẩm:
Làm tiêu bản nhuộm Gram, nhuộm Albert để phát hiện vi khuẩn. Nếu thấy hình thể vi
khuẩn điển hình thì cho kết quả sơ bộ để lâm sàng có hướng điều trị kịp thời.
2. Nuôi cấy, phân lập, định danh:
Cấy bệnh phẩm vào các môi trường thích hợp như môi trường trứng, môi trường có
Tellurit để ở nhiệt độ 37oC trong 18 - 24 giờ, rồi chọn khuẩn lạc điển hình để khảo sát tính
chất về hình thể, sinh hóa và xác định độc tố của vi khuẩn bạch hầu bằng 1 trong các phương
pháp sau:
2.1. Phản ứng trung hòa trong da thỏ
Cạo lông ở sườn thỏ dùng bút chì chia các ô vuông nhỏ. Tiêm nội bì 0,2ml canh khuẩn
bạch hầu thử nghiệm 48 giờ vào 1 ô (đồng thời tiêm nội bì 0,2ml canh khuẩn bạch hầu độc
làm chứng vào ô bên cạnh), 5 - 7 giờ sau tiêm vào tĩnh mạch 1.000 đơn vị kháng độc tố bạch
hầu. Ngay sau đó tiêm nội bì vào 1 ô khác 0,2ml canh khuẩn thử nghiệm. Đọc kết quả sau 48 -
72 giờ. Nếu vi khuẩn thử nghiệm sinh ra độc tố thì ở ô tiêm lần đầu xuất hiện nốt hoại tử 5 -
10 mm, bao quanh là một vùng ban đỏ 10 - 15mm giống như ô làm chứng, còn ở ô tiêm lần 2
thì chỉ có một nốt hồng 10 - 15mm.
2.2. Phản ứng Eleck
Đặt 1 giải giấy thấm có chứa kháng độc tố bạch hầu vào giữa đáy của đĩa thạch có chứa
20% huyết thanh ngựa hoặc bê. Vi khuẩn thử nghiệm được cấy thẳng góc với miếng giấy.
Kháng độc tố khuếch tán ra môi trường gặp độc tố của vi khuẩn sẽ tạo thành đường kết tủa
trắng ở trong thạch cũng giống như chủng bạch hầu độc lực làm chứng.
2.3. Phản ứng đồng ngưng kết
138
Nuôi cấy vi khuẩn bạch hầu thử nghiệm trên môi trường trứng ở 37oC qua đêm rồi cho
vào môi trường 1ml dung dịch đệm phosphat (PBS) (pH: 7,2) vô trùng để trong 1 giờ, sau đó
lấy PBS ra ly tâm, tách nước nổi để xác định ngoại độc tố bạch hầu bằng cách dùng 1 lam
kính chia ra làm 3 ô:
- Ô 1: Trộn nước nổi bạch hầu thử nghiệm với tụ cầu đã gắn SAD (Serum Anti
Diphterie).
- Ô 2: Gồm tụ cầu gắn huyết thanh thỏ với nước nổi bạch hầu.
- Ô 3: Gồm tụ cầu gắn SAD với dung dịch đệm PBS.
Ô 2, ô 3 là 2 ô chứng âm. Lắc nhẹ lam kính 1 phút và đọc kết quả sau 15 - 30 phút.
Phản ứng dương tính khi ở ô thử nghiệm (ô 1) có các hạt ngưng kết có thể quan sát được bằng
mắt thường hoặc bằng kính lúp, còn ở 2 ô chứng không có hạt ngưng kết.
VI. PHÒNG BỆNH VÀ ĐIỀU TRỊ.
1. Phòng bệnh
Bệnh bạch hầu lây chủ yếu qua đường hô hấp do vậy cần cách ly triệt để và điều trị cho
người bệnh và người lành mang mầm bệnh. Biện pháp phòng bệnh tốt nhất hiện nay là tiêm
vắc xin giải độc tố bạch hầu có hệ thống cho trẻ em dưới 1 tuổi để gây miễn dịch cơ bản.
Tiêm nhắc lại sau 1 năm và 5 năm để củng cố miễn dịch. Hiện nay ở nước ta đang dùng vắc
xin hổn hợp DTC (Diphterie-Tetanie-Cough).
2. Điều trị
Trên nguyên tắc chung là:
- Trung hòa độc tố bạch hầu bằng cách tiêm kháng độc tố bạch hầu (SAD) kịp thời.
- Diệt vi khuẩn bạch hầu bằng các kháng sinh như penicillin, erythromycin ...
- Giải quyết tình trạng ngạt thở ở bệnh nhân bằng cách cho thở oxy hoặc mở khí quản.
139
TRỰC KHUẨN THAN,
LISTERIA MONOCYTOGENES
Mục tiêu học tập
1.Trình bày được đặc điểm sinh vật học của trực khuẩn than và Listeria monocytogenes
2.Trình bày được khả năng gây bệnh của hai vi khuẩn này
3.Trình bày được phương pháp chẩn đoán sinh vật học, phương pháp phòng ngừa và điều trị
I. TRỰC KHUẨN THAN (Bacillus anthracis)
1. Đặc điểm sinh vật học
1.1. Hình thể
Là những trực khuẩn lớn, gram (+), đầu vuông, không di động và thường xếp thành
chuỗi. Trong bệnh phẩm vi khuẩn có vỏ, không có nha bào. Trong môi trường nuôi cấy vi
khuẩn không có vỏ, hình thành nha bào hình bầu dục nằm ở giữa thân và không làm biến dạng
vi khuẩn.
1.2. Tính chất nuôi cấy
Dễ mọc trên các môi trường nuôi cấy thông thường trong phạm vi pH và nhiệt độ thay
đổi một khoảng rộng. Ở môi trường lỏng đáy ống có cặn bông và nước ở trên trong. Ở thạch
thường khuẩn lạc lớn, vàng nhạt và xù xì dạng R, nếu ủ ở khí trường CO2 hình thành vỏ.
Trong môi trường nghèo dinh dưỡng tạo nha bào.
1.3. Tính chất sinh hóa
Vi khuẩn hiếu kỵ khí không bắt buộc, lên men và không sinh hơi một số loại đường, làm
ly giải protein, làm lỏng gelatin và không làm tan máu cừu. Vi khuẩn ở trạng thái sinh trưởng
dễ bị tiêu diệt ở 380C/1giờ, 550C/40 phút, 800C/1 phút. Vi khuẩn ở trạng thái nha bào có sức
đề kháng cao và tồn tại rất lâu (ở trong đất tồn tại 20-30 năm).
1.4. Cấu tạo kháng nguyên
B. anthracis có một kháng nguyên vỏ là polypeptit, một kháng nguyên thân là polyosit
và một kháng nguyên độc tố. Kháng nguyên vỏ cản trở sự thực bào. Những chủng không vỏ
thì không gây bệnh, nhưng kháng thể kháng vỏ không có tính chất bảo vệ. Độc tố gồm 3
protein khác nhau: yếu tố I gây phù, yếu tố II: là kháng nguyên bảo vệ và yếu tố III: gây chết.
2. Khả năng gây bệnh
2.1. Khả năng gây bệnh cho động vật
Bệnh than là một bệnh truyền nhiễm của súc vật, đặc biệt là của loài ăn cỏ (cừu, bò,
trâu, ngựa...). Các xúc vật mắc bệnh thường bị nhiễm khuẩn huyết và chết. Khi xúc vật chết
đã chôn sâu, các nha bào có thể vẫn lan trên mặt đất do giun đất, mối... làm nhiễm khuẩn cây
cỏ, từ đó các súc vật này ăn phải cây cỏ sẽ bị bệnh và chết.
2.2. Cơ chế gây bệnh
Vi khuẩn sau khi xâm nhập vào cơ thể bằng đường da, đường tiêu hoá hoặc hô hấp,
những nha bào bắt đầu phát triển và hình thành những trực khuẩn dạng hoạt động, gây nên
hiện tượng phù keo các tổ chức và xung huyết các mô. Trực khuẩn than đi đến các hạch
lymphô, lách rồi đến máu. Ở máu, chúng nhân lên nhanh chóng, gây nên nhiễm khuẩn huyết
và xâm nhập vào các cơ quan, nhiều nhất là lách, tổ chức phổi.
2.3. Gây bệnh cho người
Bệnh có thể ngẫu nhiên truyền sang người một cách trực tiếp hoặc gián tiếp do người
tiếp xúc với súc vật bị bệnh hoặc các sản phẩm của chúng, một số ít trường hợp do hít phải
140
nha bào hoặc ăn phải thịt nhiễm khuẩn. Bệnh than không truyền trực tiếp từ người này sang
người khác. Bệnh than là bệnh nghề nghiệp vì hầu hết các đối tượng tiếp xúc với nguồn gây
bệnh trong khi làm việc.
Ở người có thể gặp 3 thể lâm sàng sau:
- Thể da: Hay gặp ở công nhân thuộc da, công nhân lò sát sinh. Vi khuẩn xâm nhập vào
da, tại chỗ xâm nhập, xuất hiện nốt phỏng , ở giữa có màu đen do hoại tử, gọi là nốt mủ ác
tính. Bệnh tiến triển 24-36 giờ sau khi vi khuẩn xâm nhập vào da, hậu quả là tổn thương da
hoại tử. Thường gặp là ở đầu, tay chân. Ngoài ra có thể gặp thể phù ác tính xuất hiện sau mụn
mủ, hoặc không có mụn mủ.
- Thể phổi: Do hít phải bụi chứa nha bào, gây ra ổ xung huyết hoặc viêm phế quản phổi
có thể kèm theo viêm thận, nhiễm độc, dẫn đến nhiễm khuẩn huyết và tử vong.
- Thể dạ dày - ruột: Do ăn phải thịt bị nhiễm khuẩn, bệnh nhân nôn, ỉa chảy, đau bụng
dữ dội, sốt cao. Thể này hiếm gặp.
3. Chẩn đoán vi sinh vật
3.1. Bệnh phẩm: tùy theo thể lâm sàng mà lấy bệnh phẩm thích hợp:
- Thể da: dịch của nốt mủ hoặc chổ phù nề
- Thể phổi: đàm, máu
- Thể dạ dày - ruột: phân
3.2. Chẩn đoán trực tiếp
Bệnh phẩm được soi tươi thấy vi khuẩn không di động, nhuộm gram thấy có trực khuẩn
gram (+), có vỏ, không có nha bào. Nuôi cấy trên môi trường thạch máu hoặc thạch dinh
dưỡng, ủ 350C/18-24giờ, vi khuẩn mọc tạo những khuẩn lạc rất dài, to, phẳng, trắng ngà, bờ
không đều, bám chắc trên mặt thạch. Bệnh phẩm còn được tiêm truyền chuột lang để gây
bệnh thực nghiệm.
4. Phòng bệnh và chữa bệnh
4.1. Phòng bệnh
- Súc vật chết vì bệnh than phải chôn sâu, phủ kín với vôi bột để ngăn ngừavi khuẩn và
nha bào của chúng lan rộng. Đối với công nhân làm việc ở các lò sát sinh cần được bảo hộ lao
động tốt và phải đảm bảo vệ sinh môi trường.
- Tiêm vaccine cho súc vật. Vaccine phòng bệnh gồm vaccine sống giảm độc lực chứa
nha bào không có khả năng sinh vỏ, đưa vào cơ thể bằng đường tiêm. Hiệu lực bảo vệ khoảng
1 năm. Loại vaccine chiết xuất từ môi trường nuôi cấy các chủng vi khuẩn không có vỏ, sử
dụng bằng đường tiêm, hiệu lực bảo vệ 1 năm. Thường tiêm cho những người do nghề nghiệp
phải tiếp xúc thường xuyên với súc vật và các sản phẩm của chúng chứa vi khuẩn.
4.2. Chữa bệnh
Điều trị bằng kháng sinh rất có hiệu quả nếu được chẩn đoán sớm. Thường dùng là
Penicilline, Tetracycline, streptomycin. Tác dụng tốt nhất là penicillin. Trong trường hợp vi
khuẩn kháng penicillin thì nên chọn kháng sinh khác và nên kết hợp các loại kháng sinh đưa
lại kết quả tốt hơn.
II. LISTERIA MONOCYTOGENES
Listeria monocytogenes gây bệnh ở súc vật, có thể truyền sang người.
1. Đặc điểm sinh vật học
Là những trực khuẩn Gram (+), không có vỏ, không sinh nha bào. Trong bệnh phẩm,
chúng nằm trong tế bào, có hình thể to và ngắn. Trong môi trường nuôi cấy chúng thường xếp
như hàng rào và có hình thể dài hơn.
141
Hiếu kỵ khí tùy ý, dễ mọc trên các môi trường nuôi cấy thông thường, nhiệt độ thích
hợp 370C nhưng cũng phát triển được ở 40C. Trên thạch thường vi khuẩn mọc tạo thành
những khuẩn lạc nhỏ, tròn, xám lơ, bóng. Trên thạch máu sau 48 giờ nuôi cấy có vòng tan
máu nhẹ kiểu b.
Catalase (+), thủy phân Esculine, Urease (-), H2S (-). Vi khuẩn có kháng nguyên thân
O và kháng nguyên lông H. Căn cứ vào 2 loại kháng nguyên này, Listeria monocytogenes
được chia thành 4 typ huyết thanh I, II, III, và IV, thường gặp là các typ I và IV. Vi khuẩn
không tiết ra ngoại độc tố nhưng có một nội độc tố gây hoại tử.
2. Khả năng gây bệnh
2.1. Dịch tễ học
Ổ chứa vi khuẩn bao gồm các động vật bị ốm, súc vật lành mang mầm bệnh, sữa của
động vật bị nhiễm khuẩn mạn tính, thức ăn bị nhiễm khuẩn, bụi...Vi khuẩn tồn tại trong ngoại
cảnh lâu vì có sức đề kháng cao.
Đường lây truyền là đường tiêu hoá, ít gặp qua đường hô hấp. Bệnh thường xảy ra đối
với phôi thai, trẻ sơ sinh và người già...Ở trẻ sơ sinh bệnh truyền qua rau thai hoặc lây lúc trẻ
lọt qua đường sinh dục của người mẹ.
2.2. Khả năng gây bệnh ở người
Listeria monocytogenes gây bệnh cho rất nhiều loài động vật, có thể lây sang người, chủ
yếu gây bệnh ở trẻ sơ sinh nhưng cũng gặp ở người lớn. Chúng gây ra viêm màng não, viêm
màng não - não, nhiễm khuẩn huyết, viêm màng não nước trong, viêm kết mạc, nhiễm trùng
tiết niệu... Listeria monocytogenes gây bệnh thể ẩn là phổ biến nhất. Nếu phụ nữ có mang thì
thường biểu hiện là sốt, hội chứng giả cúm, hoặc nhiễm khuẩn tiết niệu. Bệnh có thể hoàn
toàn yên lặng nhưng đưa lại nhiễm khuẩn cho thai nhi qua đưòng rau thai và dẫn tới sẩy thai
hay đẻ non, trẻ ra đời đã mắc bệnh.
3. Chẩn đoán vi sinh vật
3.1. Bệnh phẩm
Bệnh phẩm tùy theo đối tượng và thể bệnh mà lấy cho thích hợp.
- Trẻ sơ sinh: nước não tủy, cứt su, máu, dịch viêm kết mạc...
- Ở thai nhi đã tử vong: các hạt hoại tử của các phủ tạng.
- Ở người mẹ: sản dịch, rau thai, máu.
- Người lớn: nước tiểu, máu, nước não tủy
3.2. Chẩn đoán trực tiếp
Bệnh phẩm được nhuộm soi trực tiếp, có thể tìm thấy trực khuẩn Gram dương nội tế bào
và ngoại tế bào. Cấy vào thạch máu ủ môi trường ở 4 0C để làm phong phú vi khuẩn hoặc cấy
vào môi trường chọn lọc (có axit nalidixic), xác định vi khuẩn dựa vào hình thể, tính chất di
động ở 200C, catalase (+), ngưng kết với kháng huyết thanh Listeria O.
4. Phòng bệnh và chữa bệnh
- Chủ yếu là phòng bệnh chung, chú ý sử dụng các sản phẩm của động vật phải được
tiệt khuẩn tốt. Chẩn đoán sớm người mẹ mắc bệnh để điều trị kịp thời.
- Chữa bệnh: Dùng kháng sinh trong thời gian dài (vì vi khuẩn nội tế bào), thường
dùng penicillin phối hợp streptomycin, hoặc dùng bactrim, ampicillin... kéo dài 2-3 tuần, đối
với bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch có thể dùng 4-6 tuần.
CÁC CLOSTRIDIA GÂY BỆNH
Mục tiêu học tập
142
1.Trình bày được tính chất vi khuẩn học của các vi khuẩn Clostridia gây bệnh gồm
Clostridium tetani, các Clostridia gây hoại thư, Clostridium botulinum và C. difficile.
2. Mô tả được tính chất gây bệnh, phương pháp chẩn đoán vi khuẩn học và nguyên tắc phòng
và điều trị các nhiễm trùng do các vi khuẩn Clostridia gây bệnh
Vi khuẩn giống Clostridium là các trực khuẩn gram (+), kỵ khí, sinh nha bào. Vi
khuẩn này có trong đẩt, trong đường tiêu hóa của người và động vật, phần lớn trong chúng là
các vi khuẩn sống hoại sinh, phân hủy các chất hữu cơ trong đất một số Clostridia gây bệnh
gồm
Clostridium tetani gây bệnh uốn ván
Các Clostridia gây bệnh hoại thư
Clostridium botulinum gây bệnh ngộ độc thịt
Clostridium difficile gây viêm ruột giả mạc.
Chúng ta sẽ khảo sát lần lượt các vi khuẩn này.
I. VI KHUẨN GÂY BỆNH UỐN VÁN (CLOSTRIDIUM TETANI )
Vi khuẩn này gây bệnh uốn ván nên còn có tên là trực khuẩn uốn ván.
1. Các tính chất vi khuẩn học
1.1. Tính chất hình thái và bắt màu
Trực khuẩn uốn ván mảnh, hơi cong, dài 4-8mm, rộng 0,3- 0,8 mm, khi mới nuôi cấy
trên môi trường đặc thì vi khuẩn dài như sợi chỉ bắt màu gram, nếu nuôi cấy lâu vi khuẩn dễ
dàng mất màu gram. Vi khuẩn có lông và di động mạnh trong môi trường kỵ khí. Khi gặp
điều kiện sống không thuận lợi vi khuẩn này sinh nha bào ở trong thân và nằm ở một đầu làm
cho vi khuẩn có dạng hình đinh ghim thấy dể trên tiêu bản nhuộm gram, nhiệt độ thích hợp để
tạo nha bào 370C, ở nhiệt độ 240C hình thành nha bào 4-10 ngày, trên 420C thì không tạo nha
bào.
1.2. Tính chất nuôi cấy
Trực khuẩn uốn ván không cần nguồn dinh dưỡng lớn, điều kiện nuôi cấy cần thiết kỵ
khí, các môi trường kỵ khí dùng cấy vi khuẩn uốn ván như môi trường Brewer có chứa các
hóa chất khử oxy hòa tan như natrithioglycolate, gluthation, hoặc môi trường canh thang thịt
băm hay gan cục. Trong các môi trường này vi khuẩn phát triển làm đục đều môi trường và có
cặn lắng.
Môi trường đặc như thạch Veillon và thạch VF, vi khuẩn uốn ván phát triển tạo khuẩn
lạc vẩn như bông màu trắng đục, vi khuẩn sinh nhiều hơi làm nứt thạch.
1.3. Tính chất đề kháng
Vi khuẩn ở trạng thái dinh dưỡng dễ bị giết chết bởi đun 560C trong 30 phút, nhưng ở
trạng thái nha bào vi khuẩn trở nên rất đề kháng, để giết chết nha bào phải hấp trong nồi áp
suất ở 1200C trong 30 phút hoặc ngâm trong dung dịch phenol 5% trong 8-10 giờ đặc điểm
này cần lưu ý khi tiệt trùng dụng cụ y tế.
1.4. Cấu trúc kháng nguyên
Dựa vào kháng nguyên lông vi khuẩn uốn ván có khoảng 10typ, tất cả 10 typ này đều
tạo ra ngoại độc tố mạnh. Khi xử lý độc tố uốn ván bằng formadehyde hoặc nhiệt độ thì làm
mất độc tính nhưng còn duy trì tính chất kháng nguyên, chế phẩm này gọi là giãi độc tố dùng
làm vaccine. Ngoài ra vi khuẩn uốn ván còn có kháng nguyên thân của vi khuẩn.
1.5. Độc tố của vi khuẩn uốn ván
143
Vi khuẩn uốn ván sản xuất ngoại độc tố, tính chất gây bệnh chủ yếu của vi khuẩn uốn
ván liên hệ đến độc tố của chúng, có 2 thành phần của độc tố uốn ván.
- Tetanospasmin bản chất của nó là protein, độc tố này có ái lực đối với tổ chức thần
kinh, phân tử độc tố gắn vào receptor ở đầu tận cùng của tế bào thần kinh, tác động của nó do
sự ngăn cản phóng thích các chất dẫn truyền thần kinh ( gamma-aminobutyric axit, glycine)
cho các xynap ức chế, không có tác dụng ức chế, gây nên sự kich thích quá mức của các cơ
vân.
- Tetanolysin làm tan máu người máu thỏ, Thực nghiệm ở thỏ và khỉ cho thấy rằng
độc tố này gây những thay đổi trên điện tim và gây giản nhịp tim,vai trò của độc tố này ít rõ
trên lâm sàng.
2. Khả năng gây bệnh
2.1. Dịch tễ học
Vi khuẩn uốn ván tìm thấy nhiều trong lớp đất bề mặt, vi khuẩn sống hoại sinh ở
đường tiêu hóa người và động vật do vậy ở vùng đông dân cư, nhiệt độ nóng ẩm đất có nhiều
phân súc vật và giàu chất hữu cơ càng có nhiều vi khuẩn uốn ván.
Vi khuẩn hoặc bào tử xâm nhập vào cơ thể qua các vết thương do hỏa khí, do tai nạn
lao động có dây nhiều chất bẩn và dị vật tạo điều kiện dễ dàng cho vi khuẩn uốn ván phát
triển và gây bệnh.
Uốn ván xảy ra trong môi trường bệnh viện liên quan đến phẩu thuật bởi các dụng cụ
hoặc thao tác không đảm bảo vô trùng, uốn ván có thể gặp khi tiêm bắp thịt không đảm bảo
vô trùng các loại thuốc như quinin, hoặc heroin.
Uốn ván rốn ở trẻ sơ sinh do cắt rốn bằng dụng cụ không vô trùng.
Bệnh xảy ra ở mọi lứa tuổi và cả hai giới
2. 2. Bệnh sinh và đặc điểm lâm sàng
Vi khuẩn hoặc bào tử khi vào cơ thể gặp điều kiện thuận lợi như tổ chức bị hoại tử, dị
vật, vết thương sâu môi trường tại chỗ kỵ khí vi khuẩn phát triển và tạo độc tố. Vi khuẩn
không xâm nhập quá vị trí vết thương nhưng độc tố của chúng hấp thụ vào máu qua đường
bạch huyết hoặc theo dây thần kinh và khuếch tán qua tổ chức cơ gần kề. Phân tử độc tố gắn
vào receptor ở đầu cùng của tế bào thần kinh ngăn cản các xynap ức chế của tế bào thần kinh.
Tác dụng này đưa đến sự co giật và co cứng cơ đặc thù của bệnh uốn ván.
Thời gian ủ bệnh trung bình 15 ngày, các triệu chứng như cứng hàm, khó nuốt, rồi dần
dần cứng cơ cổ, cơ lưng, cơ bụng rồi co cứng cơ toàn thân đưa đến tư thế ưởn cong người.
Bệnh nặng xuất hiện những cơn co giật cơ, co cứng cơ và co giật tăng cường khi có kích thích
như cấu véo, ánh sáng, âm thanh... Uốn ván rốn ở trẻ sơ sinh xảy ra khoảng 10 ngày sau khi
sinh, bệnh thường nặng và tử vong nhanh.
Triệu chứng bệnh uốn ván tăng dần đến ngày thứ 9-10 sau đó giảm dần, hồi phục hoàn
toàn maát 3-4 tuần.
3. Chẩn đoán phòng thí nghiệm
Ít có giá trị, chẩn đoán bệnh chủ yếu dựa vào lâm sàng.
4. Phòng bệnh và điều trị
4.1. Phòng bệnh
4.1.1. Biện pháp chung
- Vết thương phải xử lý thích hợp
- Vết thương nghi ngờ nhiễm vi khuẩn uốn ván nên để hở, tiêm huyết thanh phòng
uốn ván.
144
- Tiệt trùng kỷ các dụng cụ y tế như kim tiêm, bơm tiêm, dụng cụ phẩu thuật, cắt rốn
phải đảm bảo vô trùng để tránh uốn ván rốn.
4.1.2. Phòng bệnh đặc hiệu
Dùng vaccine giãi độc tố uốn ván. Bệnh uốn ván hiện là một trong các bệnh nhiễm
trùng nằm trong chương trình tiêm chủng, trẻ em cần tiêm vaccine có hệ thống để đạt hiệu quả
phòng bệnh.
4. 2. Điều trị
Theo các nguyên tắc sau đây.
4.2.1. Trung hòa độc tố bằng kháng độc tố uốn ván
4.2.2. Dùng kháng sinh để tiêu diệt vi khuẩn
4.2.3. Xử lý vết thương
4.2.4. Điều trị triệu chứng và hổ trợ
II. CÁC VI KHUẨN GÂY BỆNH HOẠI THƯ
Đây là nhóm vi khuẩn gram dương, kỵ khí, giống nhau về mặt hình thể, về tính chất
gây ra nhiễm trùng nhiễm độc vết thương và gây hoại thư, các vi khuẩn này cũng có vai trò
trong viêm ruột thừa, viêm màng bụng, sẩy thai nhiễm khuẩn... Các vi khuẩn như Clostridium
perfringens, Clostridium novyi, Clostridium septicum được xem là các vi khuẩn chính gây
bệnh thường gặp.
1. Các vi khuẩn gây bệnh
1.1. Clostridium perfringens
1.1.1. Đặc điểm vi khuẩn
Vi khuẩn có hình dạng trực khuẩn, không di động có vỏ khi phát triển ở trong cơ thể
động vật và người, vi khuẩn sinh nha bào khi phát triển trong môi trường tự nhiên, chúng bắt
màu gram nhưng trong môi trường nuôi cấy già vi khuẩn có thể mất màu gram.
Clostridium perfringens phát triển trên các môi trường nuôi cấy kỵ khí ở nhiệt độ 370C
làm đục đều môi trường, trên môi trướng thạch kỵ khí vi khuẩn sinh hơi làm nứt thạch.
Dựa vào khả năng sinh độc tố, người ta chia loại này làm 6 typ A, B, C, D, E, F, trong
đó typ A gây nhiễm trùng hoại thư ở vết thương, typ C gây viêm ruột hoại tử, các typ khác tìm
thấy gây bệnh cho động vật.
1.1.2. Độc tố và men của vi khuẩn
Clostridium perfringens sản xuất nhiều độc tố, phần lớn đây là các enzyme khác nhau,
các typ khác nhau sản xuất nhiều độc tố khác nhau, ví dụ như typ A sản xuất các độc tố đáng
chú ý sau:
- Độc tố alpha (µ toxin) là một phospholipase C chúng thủy phân tổ chức có lecithine,
phá hủy hồng cầu, gây hoại tử tổ chức phần mềm, thực nghiệm cho thấy độc tố này có tác
dụng trên chức năng cơ tim làm hạ huyết áp, chậm nhịp tim, làm tăng tính thấm mạch máu và
gây choáng, thường là tác dụng gây chết trong bệnh hoại thư.
- Độc tố theta (q toxin) có tác dụng tiêu hồng cầu khi ở điều kiện kỵ khí và tiêu tế bào.
- Đốc tố Mu (μ toxin) độc tố này là enzyme hyaluronidase phân hủy axit hyaluronic
của tổ chức liên kết.
- Độc tố kappa (k toxin) có hoạt tính của enzyme collagenase phân huỷ collagen của tổ
chức liên kết.
- Enterotoxin bản chất là protein có tác dụng gây tiêu chảy trong nhiễm độc thức ăn.
1.2. Clostridium novyi
145
Vi khuẩn này có 4 typ độc tố A, B, C, D. trong đó typ A gây bệnh cho người, còn các
typ khác gây bệnh cho động vật. Clostridium novyi sản xuất nhiều độc tố, như typ A sản xuất
các độc tố alpha (µ), gamma (ê), delta (¶), epsilon () tác dụng của các độc tố này giống với
độc tố của Clostridium perfringens.
1.3. Clostridium septicum
Vi khuẩn này có một typ độc tố, vi khuẩn này sản xuất 4 độc tố mạnh: µ toxin, b
toxin, d toxin, ¶ toxin, các độc tố này gây hoại tử tổ chức và tan máu.
2. Bệnh hoại thư sinh hơi
Vi khuẩn xâm nhập vào tổ chức tổn thương bị giập nát có nhiều dị vật, sâu và ngóc
ngách. Thường gặp là các vết thương do chiến tranh, do hỏa khí gặp điều kiện thích hợp vi
khuẩn phát triển và gây hoại tử tổ chức.
Thời gian ủ bệnh thường ngắn 1-3 ngày triệu chứng đau xuất hiện sớm và gia tăng
nhanh, ở vùng vết thương tổ chức bị tổn thương bị phù nề và sưng tấy, có thể có chất dịch rỉ
máu, da vùng bị tổn thương căng trở thành màu tái xám hoặc xanh như màu da chết, sờ có
cảm giác lạo xạo hơi ở dươi tổ chức, dịch rỉ máu mùi chua thối, tình trạng toàn thân bệnh
nhân biểu hiệu nhiễm độc nặng không điều trị bệnh nhân chết do trụy tim mạch, suy thận.
3. Chẩn đoán phòng thí nghiệm
Chẩn đoán phòng thí nghiệm thường cho kết quả chậm, ít hữu ích, chẩn đoán bệnh chủ
yếu dựa vào lâm sàng.
Trong phòng thí nghiệm nhuộm gram trực tiếp dịch rĩ lấy từ vết thương, đồng thời cấy
tìm vi khuẩn trên môi trường kỵ khí.
4. Phòng bệnh và điều trị
- Dùng kháng độc tố để phòng bệnh cho những bệnh nhân có vết thương giập nát.
- Xử lý vết thương sớm thích hợp bằng cắt lọc sạch tổ chức giập nát, lấy chất bẩn, dị
vật.
- Điều trị bằng truyền huyềt thanh kháng độc tố chống bệnh hoại thư và dùng kháng
sinh diệt khuẩn.
III. VI KHUẨN GÂY BỆNH NGỘ ĐỘC THỊT (CLOSTRIDIUM BOTULINUM)
Vi khuẩn này có trong đất, nhưng không tìm thấy trong phân người. Bệnh ngộ độc thịt
xảy ra khi dùng thức ăn dự trữ, chủ yếu các loại thực phẩm đóng hộp bị nhiễm vi khuẩn
Clostridium botulinum hoặc bào tử của chúng.
1. Tính chất sinh vật học của vi khuẩn
1.1. Hình thể
Vi khuẩn hình trục dài 4- 6mm, rộng 0,9-1,2mm, có lông, sinh nha bào, nhuộm gram
bắt màu gram.
1.2. Nuôi cấy
Vi khuẩn kỵ khí tuyệt đối, phát triển thích hợp 26-280C. Trong môi trường lỏng kỵ khí
vi khuẩn mọc mạnh, đầu tiên làm đục môi trường, để lâu lắng cặn và môi trường trở nên trong
suốt. Trong môi trường đặc khuẩn lạc nhỏ, vi khuẩn sinh hơi làm nứt thạch.
1.3. Độc tố
Vi khuẩn sản xuất ngoại độc tố khi phát triển trong môi trường nuôi cấy kỵ khí hoặc
trong thực phẩm có điều kiện kỵ khí. Khả năng sinh độc tố tương đối cố định ở typ A, B, ở
các typ khác khả năng sinh độc tố thay đổi.
146
Độc tố của Clostridium botulinum bản chất là protein, có ái lực với tổ chức thần kinh,
chúng tác động lên các tiếp giáp thần kinh cơ làm ngăn cản sự giải phóng acetyl choline từ các
đầu tận cùng của các dây thần kinh vận động hệ Cholinergic.
1.4. Kháng nguyên
Vi khuẩn Clostridium botulinum, được phân chia thành 6 typ A, B, C, D, E và F tùy
theo tính đặc hiệu miễn dịch về độc tố mà chúng tạo ra.
Vi khuẩn này có kháng nguyên thân và kháng nguyên lông.
2. Khả năng gây bệnh
Bệnh xảy ra do ăn các thực phẩm dự trử đóng hộp bị nhiễm vi khuẩn Clostridium
botulinum hoặc bào tử của chúng. Vi khuẩn gặp điều kiện thuận lợi và sản xuất độc tố. Khi ăn
thực phẩm này vào dạ dày ruột, độc tố không bị phá hủy được hấp thụ nhanh vào máu và đến
tổ chức của cơ thể.
Các triệu chứng thần kinh do tác động của độc tố lên tổ chức này, chúng tác động lên
các tiếp nối thần kinh cơ làm ngăn cản sự giải phóng acetyl choline ở các đầu tận cùng hệ thần
kinh vận động cholinergic.
Bệnh xuất hiện nhanh 6- 48 giờ sau khi ăn thực phẩm nhiễm độc. Đau bụng, nôn mửa,
nhức đầu choáng váng, nhìn đôi, nói khàn đến mất tiếng, liệt cơ, rối loạn nhịp thở, trường hợp
nặng có thể tử vong.
3. Chẩn đoán phòng thí nghiệm
Chẩn đoán bệnh chủ yếu dựa vào lâm sàng, chẩn đoán phòng thí nghiệm ít có giá trị.
Ở phòng thí nghiệm có thể tiến hành phản ứng trung hòa trên chuột.
4. Phòng bệnh và điều trị
4.1. Phòng bệnh
Chủ yếu là loại bỏ các thực phẩm nghi ngờ bị nhiễm độc, nấu kỷ thức ăn.
4.2. Điều trị
Dùng kháng độc tố hỗn hợp từ nhiều typ.
IV. CLOSTRIDIUM DIFFICILE
Clostridium difficile được phát hiện từ năm 1935 và được xem là một thành phần
khuẩn chi của trẻ em bình thường, cho đến gần đây vi khuẩn này được xem là nguyên nhân
của bệnh viêm ruột giả mạc ở những bệnh nhân dùng kháng sinh.
Vi khuẩn này di động, tạo nha bào, bắt màu gram, vi khuẩn có thể phân lập từ bệnh
phẩm phân trên các môi trường như thạch manitol cycloserin, hoặc thạch mạch máu manitol
glycerin.
Vi khuẩn gây bệnh do sản xuất độc tố mạnh, độc tố này vừa có tính chất của độc tố
ruột (enterotoxin) vừa có hoạt tính gây độc tế bào (cytotoxin). Khi tách riêng các hoạt tính
khác nhau của độc tố chúng có hai thành phần riêng biệt gọi là độc tố A và độc tố B. Độc tố
A của vi khuẩn này là thành phần chịu trách nhíệm cho hoạt tính của độc tố ruột. Trong lúc đó
thành phần độc tố B có hoạt tính độc tế bào mạnh hơn độc tố A. Tác dụng độc tố A trên
đường tiêu hóa gây phản ứng viêm, tẩm nhuận tế bào đa nhân, phóng thích các chất trung gian
của phản ứng viêm, gây nên tiết dịch, thay đổi tính thấm màng tế bào và gây hoại tử xuất
huyết.
Tác dụng phần B gây độc tế bào làm cho tế bào hóa tròn. Ngoài hai độc tố trên một số
chủng Clostridium difficile còn có độc tố CDT (ADP-Ribosyl transferase) có tác dụng độc tế
bào.
Bệnh xuất hiện ở bệnh nhân đang dùng kháng sinh như clindamycin, ampicillin, các
cephalosporin và các aminoglycoside. Bệnh nhân sốt, đau bụng, tiêu chảy phân lỏng nước,
147
bạch cầu máu tăng cao, phân có nhiều bạch cầu. Bệnh diễn biến thay đổi, có khi khỏi khi ngừng
thuốc, nhiều bệnh tiêu chảy kéo dài đưa đến mất nước và suy kiệt.
Chẩn đoản phòng thí nghiệm gồm cấy phân tìm vi khuẩn Clostridium difficile; thử
nghiệm tìm độc tố của vi khuẩn này ở trong phân bệnh nhân.
Điều trị viêm ruột giả mạc do Clostridium difficile gồm
- Ngừng thuốc kháng sinh đang sử dụng.
- Dùng vancomycin hoặc metronidazol.
148
HỌ MYCOBACTERIACEAE
Mục tiêu học tập
1.Trình bày được các đặc điểm sinh vật học của vi khuẩn lao và vi khuẩn phong.
2.Trình bày được khả năng gây bệnh của vi khuẩn lao và vi khuẩn phong
3.Trình bày được phương pháp chẩn đoán vi sinh vật.
Họ Mycobacteriaceae bao gồm các trực khuẩn có tính chất bắt màu thuốc
nhuộm một cách đặc biệt: Vi khuẩn khó bắt màu thuốc nhuộm ba dơ nhưng khi đã bắt
màu thuốc nhuộm rồi thì không bị dung dịch cồn axit tẩy màu. Người ta gọi chúng là
vi khuẩn kháng axit. Phương pháp nhuộm Ziehl Neelsen ứng dụng đặc tính trên của
vi khuẩn kháng axit.
Họ Mycobacteriaceae gồm nhiều loài; một số sống hoại sinh ở đất, nước, thực
vật; một số gây bệnh ở người và động vật.
Nhóm gây bệnh lao:
+ Mycobacterium tuberculosis: vi khuẩn lao người (90% lao ở người).
+ Mycobacterium bovis: vi khuẩn lao bò có thể gây bệnh ở người.
+ Mycobacterium avium: vi khuẩn lao chim, ít gây bệnh ở người, thường gặp
trong lao hạch ở người.
Mycobacterium không xếp hạng:
Là nhóm vi khuẩn kháng axít có thể gây bệnh cho người nhưng không gây
bệnh cho chuột lang hoặc thỏ (phân biệt với nhóm gây bệnh lao). Dịch tể học cho
thấy Mycobacterium không xếp hạng có thể gây nên sự nhiễm trùng rộng lớn ở nhiều
vùng nhưng chứng bệnh tương đối nhẹ.
Mycobacteirum leprae: gây bệnh phong.
I.TRỰC KHUẨN LAO (Mycobacterium tuberculosis)
1. Đặc điểm sinh vật học
1.1. Hình thể
Trực khuẩn lao thường gọi là BK (Bacille de Koch) là trực khuẩn mãnh hơi
cong 2 - 4mm ´ 0,2 - 0,5mm. Ở môi trường nuôi cấy nó có thể biến đổi thành hình sợi.
những chủng khác nhau có thể phát triển thành những tế bào nằm riêng rẽ hoặc tập
hợp thành những dây ngoằn ngoèo. Nhuộm Ziehl Neelsen vi khuẩn bắt màu đỏ có khi
cho thấy những hạt màu đỏ bên trong tế bào vi khuẩn.
1.2. Cấu tạo hóa học
Điểm nổi bật là tỷ lệ lipit cao chiếm 20 - 40% trọng lượng khô của tế bào. Vì
sẵn lipit ở vách tế bào (60%) vi khuẩn có tính chất kị thủy nên có xu hướng dính liền
với nhau lúc phát triển ở môi trường lỏng. Tính chất kị thủy cũng cắt nghĩa tính chất
kháng axcít và khả năng chậm phát triển của vi khuẩn (thời gian thế hệ 24 giờ).
Trong thành phần lipit đáng lưu ý là sáp và một glycolipit gọi là mycosit.
1.3. Tính chất nuôi cấy và khả năng đề kháng
Vi khuẩn lao hiếu khí bắt buộc, nhiệt độ thích nghi 37oC, pH thích nghi 6,7
- 7.Vi khuẩn được nuôi cấy ở môi trường giàu chất dinh dưỡng như môi trường đặc
Lowenstein, Ogawa Mark, môi trường lỏng Sauton. Ở môi trường Lowenstein khuẩn
lạc xuất hiện khoảng sau một tháng, khô nhăn nheo giống như hoa su lơ. Ơ môi
149
trường lỏng Sauton vi khuẩn mọc nhiều ở bề mặt chất lỏng thành những mảng nhăn
nheo, khô và dính vào thành ống.
Vi khuẩn lao phát triển chậm, thời gian gia tăng đôi là 12-24 giờ trong khi của
E.coli là 20 phút. Những chủng độc lực tạo thành những khuẩn lạc R. Những chủng
độc lực kém tạo thành những khuẩn lạc ít nhăn nheo hơn và phát triển ít có trật tự
hơn.
So với các vi khuẩn không sinh nha bào khác vi khuẩn lao không đề kháng hơn
với nhiệt, tia cực tím và phenol. Khử trùng theo phương pháp Pasteur (đun 62oC
trong 30 phút) đủ để giết chết vi khuẩn lao. Trái lại vi khuẩn lao đề kháng nhiều hơn
với độ khô và một số chất sát trùng; khó giết chết vi khuẩn lao với những chất tẫy uế
thông thường như dung dịch cresyl 5%, nước Javel; cồn iốt chỉ giết chết vi khuẩn lao
trong khoảng từ 2 đến 5 giờ.
2. Khả năng gây bệnh
Khả năng gây bệnh của vi khuẩn lao phụ thuộc vào độc lực của vi khuẩn và
sức đề kháng của cơ thể. Sự nhiễm trùng lần đầu ở một cá nhân thường tạo thành một
thương tổn tự giới hạn nhưng đôi khi chứng bệnh có thể tiến triển, hình như do sức
đề kháng kém hoặc do lượng vi khuẩn xâm nhiễm quá nhiều. Do sự thăng bằng của
sức đề kháng và độc lực của vi khuẩn thương tổn lành và tiến triển có thể tồn tại ở
một cơ thể và chứng bệnh cho thấy một quá trình mạn tính lúc không được điều trị
bằng kháng sinh.
Bệnh lao thường trải qua 2 giai đoạn:
- Lao sơ nhiễm: Lần đầu tiên xâm nhập cơ thể vi khuẩn lao thường gây nên thương tổn
ở vùng ngoại vi rất thông khí của phổi. Lúc cơ thể trở nên quá mẫn trong 2 - 4 tuần lễ sau thì
thương tổn dạng hạt xuất hiện và hạt lao điển hình được hình thành. Lúc này vi khuẩn lao có
thể đến những hạch bạch huyết kế cận và sau đó qua đường bạch huyết và đường máu có thể
đi khắp cơ thể.
- Lao tái phát: Phần lớn bệnh lao ở người là do sự hoạt động trở lại của ổ bệnh trầm
lặng của lao sơ nhiễm. Những ổ bệnh thường khư trú ở phần dưới hoặc phần đĩnh hoặc gần
đỉnh của phổi, ở đó sự nhiễm trùng dai dẵng nhờ nồng độ O2 cao. Lúc chứng bệnh được khám
phá thì thương tổn bã đậu thường hóa lỏng và hang lao hình thành tạo điều kiện thuận lợi cho
vi khuẩn lao phân tán nhanh chóng. Vi khuẩn lao có thể lây truyền sang người khác qua đờm
giải và theo phế quản đến những phần khác nhau của phổi.
Ngoài phổi phần lớn những cơ quan khác của cơ thể cũng có thể là vị trí của
bệnh lao, thông thường là đường tiểu, xương, khớp, hạch, màng phổi, màng bụng.
3. Miễn dịch và mẫn cảm trong bệnh lao
3.1. Hiện tượng Koch
Vi khuẩn lao được tiêm dưới da vào đùi phải của chuột lang. 10 đến 14 ngày
sau một sần tạo thành ở chỗ tiêm. Sần phát triển thành loét dai dẵng. Ngoài ra vi
khuẩn còn xâm chiếm những hạch bạch huyết kế cận. Cuối cùng trong vòng 6 - 8 tuần
lễ chuột chết vì lao toàn thân.
Nếu trong tuần lễ thứ 2 hoặc thứ 3 tiêm vi khuẩn lao lần 2 vào đùi trái chuột
lang thì sự đáp ứng lần này nhanh hơn, mạnh mẽ hơn nhưng cũng giới hạn hơn.
Thương tổn xuất hiện trong vòng 2 - 3 ngày, lập tức lở loét nhưng lại lành nhanh
chóng. Những hạch bạch huyết kế cận không bị xâm nhiễm. Như thế cơ thể chuột
lang đã hình thành một sự đáp ứng biến thể với sự nhiễm trùng lần hai.những vi
khuẩn đưa vào lần sau khư trú hơn lần đầu và phát triển chậm hơn. Con vật có thể
loại bỏ những vi khuẩn xâm nhập lần sau, như thế nó đã được miễn dịch một phần
nào.
150
3.2. Vaccine BCG
Được điều chế từ một chủng lao bò giảm độc bằng cách cấy truyền nhiều lần
(230 lần trong 13 năm) ở môi trường chứa mật bò và glycerin. Vaccine này tăng sức
đề kháng của cơ thể đối với bệnh lao nhưng tính miễn dịch không hoàn toàn, ở người
nó giảm số người mắc bệnh lao và tỷ lệ tử vong. Tiêm trong da 0,1 ml vắc xin, mỗi
ml chứa 0,5 đến 1 mg BCG.
3.3. Mẫn cảm đối với bệnh lao
Là mẫn cảm kiểu chậm phát sinh sau khi nhiễm vi khuẩn lao. Khám phá tính
mẫn cảm đó bằng phản ứng tuberculin.
Phản ứng tuberculin là một loại test nội bì để đánh giá miễn dịch lao. Bản chất
của nó là một phản ứng quá mẫn muộn. Tuberculin là một sản phẩm chuyển hóa của
vi khuẩn lao. Tuberculin dùng trong y tế hiện nay là dẫn chất protein tinh khiết
(tuberculin purified protein derivative: tuberculin PPD) được điều chế từ sản phẩm
chịu nhiệt của môi trường lỏng nuôi vi khuẩn lao.
Tiêm 0,1ml tuberculin PPD chứa 5 đơn vị tuberculin (5 TU) vào trong da ở
mặt trước cẳng tay. Đọc kết quả sau 72 giờ. Nếu tại nơi tiêm xuất hiện nốt cứng đỏ
với đường kính từ 10mm trở lên là phản ứng dương tính, tức là cơ thể đã có miễn
dịch với vi khuẩn lao.
Phản ứng tuberculin dương tính trong các trường hợp: Bị bệnh lao, nhiễm vi
khuẩn Mycobacteirum tuberculosis nhưng không mắc bệnh lao, nhiễm Mycobacteirum
khác và sau tiêm vaccine BCG. Phản ứng dương tính mạnh có thể gây hoại tử hoặc
loét. Phản ứng tuberculin xuất hiện khoảng một tháng sau khi nhiễm trùng và tồn tại
trong cơ thể nhiều năm và có khi suốt đời. Phản ứng âm tính lúc chưa nhiễm lao, lúc
nhiễm lao chưa quá một tháng, lúc bị lao nặng ở tình trạng suy nhược không còn
phản ứng, lúc mắc bệnh cấp tính như sởi, bệnh Hodgkin.
4. Chẩn đoán vi sinh vật
Bệnh phẩm thông thường là đờm.
- Nhuộm theo phương pháp Ziehl-Neelsen trực tiếp hoặc sau khi thuần nhất.
- Phân lập vi khuẩn: dù kết quả nhuộm thế nào cũng cần nuôi cấy vi khuẩn vì
nuôi cấy nhạy hơn nhuộm. Hơn nữa đặc tính khuẩn lạc còn cho phép phân biệt vi
khuẩn lao với những vi khuẩn kháng axit không gây bệnh và Mycobacteirum không
xếp hạng. Ngoài ra vi khuẩn phân lập được sử dụng để làm kháng sinh đồ.
- Tiêm truyền súc vật: một phần bệnh phẩm có thể tiêm dưới da vào chuột
lang. Thử nghiệm tuberculin sau 3 - 4 tuần và mổ xác sau 6 tuần để tìm thương tổn điển
hình và vi khuẩn lao. Vi khuẩn kháng INH không gây bệnh ở chuột lang nhưng phát triển tốt
ở môi trường nuôi cấy.
5. Phòng bệnh và điều trị
5.1. Phòng bệnh
Bệnh lao là một bệnh xã hội. Biện pháp phòng bệnh không đặc hiệu: nâng cao đời
sống vật chất và tinh thần. Biện pháp phòng bệnh đặc hiệu: dùng vaccine BCG.
5.2. Điều trị
Nên điều trị toàn diện: nghỉ ngơi, bồi dưỡng và thuốc. Đối với những trường hợp
dùng thuốc không hiệu quả thì phải cắt bỏ một phần của phổi hoặc thùy phổi. Sử dụng phối
hợp các loại kháng sinh để giảm tính độc của thuốc và sự đề kháng của vi khuẩn như
streptomycin, PAS và INH hoặc ethambutol, INH và rifamycin.
151
II. TRỰC KHUẨN PHONG (Mycobacterium leprae)
1. Đặc điểm sinh vật học
Tuy được Hansen khám phá đến nay trên 100 năm nhưng vi khuẩn phong chưa nuôi
cấy được ở môi trường nhân tạo. Đó là vi khuẩn kháng axit không lông không vỏ, không sinh
nha bào, có thể nằm riêng rẽ nhưng thường họp thành bó song song hoặc cụm. Vi khuẩn
thường tìm thấy đều đặn ở nước mũi hoặc thương tổn ngoài da của người phong ác tính.
Nhuộm Ziehl Neelsen vi khuẩn hiện ra dưới dạng những que đỏ 1 - 8 mm ´ 0,3 - 0,5 mm. Vi
khuẩn thường tìm thấy trong những tế bào nội mạch của mạch máu hoặc tế bào đơn nhân. Vi
khuẩn lấy ở người phong cấy vào chân chuột có thể gây nên những thương tổn mụn tròn tại
chỗ, ở đó vi khuẩn phát triển giới hạn.
2. Khả năng gây bệnh
Vi khuẩn phong gây nên những thương tổn ở những mô lạnh: da, dây thần kinh ngoại
vi, mũi, yết hầu, thanh quản, mắt và dịch hoàn. Thương tổn ở da có thể xuất hiện như vết sần
nhạt màu đường kính 1 - 5 cm, hoặc tẫm nhuận tỏa lan ở da. Thương tổn ở thần kinh biểu hiện
dưới dạng tẫm nhuận thần kinh gây nên viêm dây thần kinh, dị giác, mòn xương, cụt ngón
chân ngón tay. Nét mặt có thể bị biến dạng do tẩm nhuận da và thương tổn dây thần kinh.
3. Chẩn đoán vi sinh vật
-Làm tiêu bản với nước mũi hoặc lấy dao cạo da ở thương tổn hoặc ở trái tai để làm
tiêu bản, nhuộm Ziehl Neelsen tìm vi khuẩn.
- Sinh thiết da hoặc dây thần kinh bị thương tổn: Nhuộm Ziehl Neelsen thì tìm thấy vi
khuẩn phong và hình ảnh tổ chức điển hình. Trong phong ác tính tìm thấy tế bào Virchow có
nhiều lỗ hổng ở đó vi khuẩn phong họp thành cụm trong phong cũ tìm thấy nhiều tế bào
khổng lồ trong đó rải rát có vi khuẩn phong.
- Chưa có chẩn đoán huyết thanh học. Điều đáng lưu ý là người phong thường có
dương tính giả với thử nghiệm huyết thanh về bệnh giang mai.
- Thử nghiệm Lepromin: nấu tổ chức chứa vi khuẩn phong, đem lọc thì thu được một
phẩm vật gọi là lepromin. Hiện nay lepromin đã được tiêu chuẩn hóa, nó chứa 160 x 106 vi
khuẩn kháng axit / ml. Tiêm trong da 0,1 ml lepromin, có thể xẩy ra:
Phản ứng sớm, xảy ra sau 48 giờ gọi là phản ứng Fernandez, xuất hiện dưới hình thức
sần đỏ. Phản ứng này không đặc hiệu.
Phản ứng chậm, xảy ra sau 2-3 tuần lễ gọi là phản ứng Mitsuda, xuất hiện dưới hình
thức sần đỏ đường kính 3 - 5 mm : (+), 5 - 10 mm : (++), >10 mm : (+++). Phản ứng Mitsuda
trong thực tế chỉ để tiên lượng bệnh.
4. Dịch tể học
Bệnh phong không lây nhiễm mạnh và không cần cách ly bệnh nhân. Hình như trẻ em
nhạy cảm với sự nhiểm trùng hơn người lớn. Thời gian ủ bệnh kéo dài nhiều năm (thường từ 1
đến 10 năm). Thông thường bệnh được phát hiện ở người trưởng thành. Hình như phần lớn
bệnh nhân nhiễm bệnh lúc còn nhỏ tuổi với người trong gia đình.
5. Phòng ngừa và điều trị
5.1. Phòng ngừa
- Khám phá và điều trị những trường hợp bệnh hoạt động.
- Phòng ngừa bằng Sulfon cho những người thường xuyên tiếp xúc với bệnh nhân.
- Tiêm BCG. Có những khảo sát cho thấy tiêm BCG tăng sự đề kháng với vi khuẩn
phong và sự tiến triển của chứng bệnh.
152
5.2. Điều trị
Sulfon, clofazimine và rifamycin loai bỏ sự phát triển của vi khuẩn và sự tiến triển của
chứng bệnh. Uống trong nhiều tháng.
153
RICKETTSIA, CHLAMYDIA VÀ MYCOPLASMA
Mục tiêu học tập
1.Trình bày được đặc điểm sinh vật học của Rickettsia- Chlamydia và Mycoplasma
2.Trình bày được khả năng gây bệnh của các vi khuẩn này và một số bệnh do một số loài
Rickettsia, Chlamydia và Mycoplasma quan trọng gây ra.
3.Trình bày được phương pháp chẩn đoán sinh vật học, phương pháp phòng ngừa và điều trị
I. RICKETTSIA
Rickettsia được Ricketts và Wilder phát hiện năm 1910. Rickettsia đã có một thời xem
như liên hệ mật thiết với virus vì kích thước nhỏ bé và phát triển nội bào. Ngày nay Rickettsia
được khẳng định là vi khuẩn vì:
- Rickettsia có tất cả đặc tính cấu tạo của vi khuẩn, đặc biệt là có vách tế bào điển hình.
- Có tất cả các enzyme cần thiết cho sự chuyển hóa.
- Chứa cả 2 loại axít nucleic: ADN và ARN.
- Phân bào giống vi khuẩn.
-Sử dụng oxy và nhạy cảm với một số kháng sinh (chloramphenicol, tetracyclin).
Bệnh do Rickettsia có những đặc điểm chung:
+ Nguồn lây truyền là côn trùng tiết túc, Rickettsia thường không gây bệnh ở côn trùng
tiết túc nhưng gây bệnh ở người.
+ Trừ trường hợp sốt Q, máu bệnh nhân mắc bệnh do Rickettsia chứa kháng thể ngưng
kết với chủng OX19 hoặc OXK của Proteus vulgaris.
+ Thương tổn bệnh lý chủ yếu là viêm mạch trừ trong sốt Q phế viêm quan trọng hơn.
+ Tất cả những bệnh do Rickettsia đều là những bệnh cấp tính với những triệu chứng
lâm sàng: sốt, đau đầu, nổi ban trừ trường hợp sốt Q không nổi ban.
- Dựa vào đặc điểm lâm sàng, dịch tể học và miễn dịch học người ta chia Rickettsia làm
4 nhóm:
+ Nhóm I: Sốt phát ban dịch tễ, mầm bệnh là: R. prowazeki, R. mooseri.
+ Nhóm II: Sốt có nốt, mầm bệnh là R. conori, R.rickettsi, R.canada, R.akari,
R.australis.
+ Nhóm III: Nhóm sốt phát ban rừng rú (sốt sông Nhật bản): R.tsutsugamushi
(R.orientalis)hiện nay là Oriental tsutsugamushi
+ Nhóm IV: Nhóm sốt “Q” (Query). Mầm bệnh là: R. burnetti.
1. Đặc điểm sinh vật học
1.1. Hình thể
Rickettsia hình dạng thay đổi qua các giai đoạn phát triển: cầu khuẩn đứng riêng rẻ hoặc
xếp từng đôi, trực khuẩn và hình sợi. Thường gặp nhất là hình trực khuẩn. Kích thước
0,5x1μm. Nhuộm Gram bắt màu Gram âm. Lúc nhuộm Giemsa hoặc Machiavello, Rickettsia
có thể quan sát ở kính hiển vi quang học. Nhuộm Giemsa vi khuẩn bắt màu xanh, nhuộm
Machiavello vi khuẩn bắt màu đỏ khá tương phản với màu xanh của tế bào vật chủ.
1. 2. Cấu tạo hóa học
Rickettsia chứa ARN và ADN theo tỷ lệ 3,5 : 1, vách tế bào giống như vách tế bào vi
khuẩn Gram âm chứa phức hợp glycopeptit.
154
1.3. Cấu trúc kháng nguyên
Có 2 loại kháng nguyên được phân biệt.
- Kháng nguyên hòa tan: có tính đặc hiệu nhóm.
- Kháng nguyên không hòa tan: liên quan đến bề mặt của vi khuẩn, phân biệt loài.
1.4. Độc tố
Một số Rickettsia sinh ra một loại độc tố hoà tan trong nuôi cấy, có tính chất gây tan
máu và hoại tử. Khi tiêm độc tố này cho động vật thì chúng bị chết sau vài giờ và tổn thương
bệnh lý giống như do vi khuẩn gây ra. Ngoài ra hoạt tính gây bệnh còn phụ thuộc vào enzyme
gây tan huyết, độc tố gắn chặt với thân vi khuẩn. Độc tố bị phá hủy lúc đun 60o trong 30 phút,
nhưng vẫn giữ được tính kháng nguyên. Độc tố bị trung hòa bởi kháng huyết thanh đặc hiệu.
2. Khả năng gây bệnh
Rickettsia phát triển ở tế bào nội mạch vách huyết quản, ở đó chúng nhân lên và bài tiết
ra yếu tố tiền đông máu, qua trung gian của độc tố làm cho những tế bào đó phồng lên rồi hoại
tử nên mạch máu bị nghẽn rồi bị vỡ nên những thương tổn của mạch máu trông rõ ở da.
Ở não người ta tìm thấy thương tổn ở mạch máu của chất xám. Tim cho thấy những
thương tổn ở mạch máu nhỏ.
3. Chẩn đoán vi sinh vật
3.1. Tiêm truyền vào động vật thí nghiệm
Lấy máu lúc bệnh mới phát tiêm, vào chuột lang, chuột nhắt hoặc trứng gà lộn. Đối với
sốt sông Nhật Bản, bệnh phẩm được tiêm vào phúc mạc chuột nhắt, lấy chất ngoại tiết của
phúc mạc chuột phết lên lam nhuộm Giemsa, nhuộm miễn dịch huỳnh quang.
3.2. Phản ứng huyết thanh:
- Phản ứng không đặc hiệu: Phản ứng Weil-Felix:
Rickettsia và Proteus vulgaris hình như có chung một số kháng nguyên, lúc nhiễm
Rickettsia bệnh nhân sản sinh một số kháng thể ngưng kết với một vài chủng Proteus vulgaris
(chủng OX19, OX2, OXK) như R.prowazeki (OX19), Oriental tsutsugamushi (OXK) và
R.mooseri (OX19).
- Phản ứng đặc hiệu: Kháng nguyên thu hoạch ở sản phẩm nuôi cấy ở trứng gà lộn có
thể làm các phản ứng ngưng kết, phản ứng kết hợp bổ thể hoặc miễn dịch huỳnh quang.
4. Phòng ngừa và điều trị
4.1. Phòng ngừa
Bệnh Rickettsia lây nhiễm do côn trùng tiết túc: ve, chí, rận, mò... nên phải diệt côn
trùng truyền bệnh. Phòng bệnh bằng vaccine cho những người đi đến ổ dịch. Vaccine điều chế
bằng kháng nguyên thu hoạch ở túi lòng đỏ trứng. Cũng có thể phòng ngừa bằng kháng sinh.
4.2. Điều trị
Rickettsia nhạy cảm với kháng sinh. Tốt nhât là điều trị bằng tetracyclin và
chloramphenicol. Kháng sinh ức chế sự phát triển của Rickettsia. Không nên dùng sulfamid vì
thuốc nay tăng cường sự phát triển của vi khuẩn.
5. Những bệnh rickettsia quan trọng
Thường gặp ở nhiều nơi là sốt phát ban dịch tể sốt phát ban chuột, sốt sông Nhật Bản và
sốt Q.
5.1. Sốt phát ban dịch tễ
Do R.prowazeki là bệnh cấp tính do chí rận lây truyền. Đặc điểm: sốt cao, đau đầu dai
dẵng, nổi ban, li bì, đờ đẫn. Nhiệt độ có thể lên đến 39 - 40oC trong ngày đầu hoặc 2 - 3 ngày
sau, khi nhiệt độ lên 40oC thì giữ nguyên, ít thay đổi cho đến khi lành hoặc điều trị. Đau đầu
155
dai dẵng, nặng khó cải thiện với mọi cố gắng làm giảm đau. Nổi ban từ ngày thứ 4 đến ngày
thứ 7, lúc đầu ở phần trên của thân rồi lan khắp cơ thể trừ mặt, lòng bàn tay, bàn chân. Viêm
kết mạc và mặt ửng đỏ cũng được quan sát. Nếu điều trị tốt nhiệt độ trở về bình thường trong
vòng 2 - 5 ngày. Thời gian bình phục kéo dài 2 - 3 tháng. Trong những vụ dịch tử vong có thể
từ 6 - 30%. Bệnh gắn liền với chiến tranh và nghèo đói.
5.2. Sốt phát ban chuột
Do R. mooseri, trong thiên nhiên là bệnh truyền nhiễm của chuột do bọ chét Xenopsylla
cheopis truyền bệnh từ chuột sang người. Bệnh gặp ở nhiều nơi trên thế giới nhất là ở các hải
cảng. Bệnh sốt cấp tính có những nét chung với bệnh sốt phát ban dịch tễ nhưng nhẹ hơn, ít
khi chết trừ trường hợp bệnh nhân già yếu. Bệnh phát triển dần dần, sốt ít khi 39oC, thường
lên xuống và chấm dứt sau 9 - 13 ngày, đau đầu ít nghiêm trọng, nổi ban ít mạnh mẽ, thời gian
nổi ban ngắn hơn.
5.3. Sốt sông Nhật Bản
Do Oriental tsutsugamushi. Bệnh sốt cấp tính có thể nhẹ hay nặng, do mò truyền từ loài
gặm nhấm sang người. Bệnh thường xảy ra đột ngột, với sốt, ớn lạnh, nhức đầu, vết bọ đốt bị
loét rồi đóng vảy đen, hạch kế cận sưng to, viêm kết mạc cũng thường được quan sát. Sốt có
thể lên đến 40,5 oC và giữ ở mức độ đó trong 14 ngày hay hơn. Ở những bệnh nhân không
được điều trị, đau đầu nghiêm trọng và dai dẵng. Bạn hiện ra ở thân từ ngày thứ 5 đến ngày
thứ 8. Ngoài ra ở những bệnh nhân nặng không được điều trị còn có dấu chứng viêm phổi,
dấu chứng thần kinh trung ương: mê sảng. Tính chất nghiêm trọng của bệnh thay đổi theo
vùng.
5.4. Bệnh sốt Q (Query)
Tác nhân là R.burneti. Nguồn bệnh là ve truyền sang gia súc. Bệnh truyền từ gia súc
sang người phần lớn do hít phải bụi nhiễm khuẩn, không nổi ban, không có kháng thể ngưng
kết với Proteus vulgaris. Bệnh lưu hành nhiều nơi trên thế giới. Bệnh thường xảy ra đột ngột:
sốt, đau đầu, mệt mỏi, bệnh giống như cúm, viêm phổi không điển hình. Đau đầu nghiêm
trọng là nét khá đặc hiệu, nhiệt độ lên xuống và thường kéo dài 6 - 12 ngày. Dấu hiệu đường
hô hấp: phim X quang cho thấy hình ảnh thâm nhiễm từng đám tương tự như viêm phổi
không điển hình. Bệnh thường khỏi không để lại di chứng.
II. CHLAMYDIA
Chlamydia gây nên nhiều bệnh khác nhau, đặc biệt là bệnh mắt hột, bệnh Nicolas
-Favre, bệnh sốt vẹt - sốt chim (Ornithose- psittacose). Ngày nay người ta còn thấy
Chlamydia là tác nhân của một số bệnh về đường sinh dục - tiết niệu, bệnh viêm nhiễm tiểu
khung, bệnh viêm niệu đạo...
1. Đặc điểm sinh vật học
Chlamydia sống ký sinh nội bào, kích thước rất nhỏ bé nhưng không phải là virus mà là
vi khuẩn vì:
- Chứa 2 loại axít nucleic: ADN và ARN.
- Có vách tế bào bản chất mucopeptit chứa axít muramic.
- Chứa ribosom và nhiều enzyme chuyển hóa.
- Chúng nhân lên theo kiểu phân đôi
- Nhạy cảm với nhiều kháng sinh.
1.1. Hình thái và chu trình phát triển
Chu trình phát triển nối tiếp giữa 2 thể: thể cơ bản đường kính 300nm có vỏ cứng để
sống sót lúc phóng thích khỏi tế bào và thể lưới đường kính trên 1000nm thích hợp để nhân
lên bên trong tế bào. Hai thể nay và những thể trung gian khác bắt màu khi nhuộm Giemsa
hay Machiavello.
156
Chlamydia có ái lực với tế bào biểu mô của niêm mạc. Thể cơ bản xâm nhiễm tế bào
biểu mô theo cơ chế ẩm bào. Trong khoảng 8 giờ thể cơ bản tổ chức lại thành thể lưới, thể này
nhân lên bằng phân liệt. Sau 24 giờ những thể lưới tổ chức thành những thể cơ bản nằm ở bên
trong một thể vùi ở trong nguyên tương của tế bào vật chủ. Sau đó tế bào bị vỡ và giải phóng
ra các tiểu thể. Trên nuôi cấy tế bào, tế bào vật chủ bị chết và tự ly giải 40 - 60 giờ sau khi
nhiễm trùng.
1.2. Đặc tính hóa học và chuyển hóa
Chlamydia thích nghi mạnh mẽ với sự sống ngoại bào và sự phát triển nội bào. Chúng
phụ thuộc nhiều vào tế bào vật chủ. Chúng cản trở sự tổng hợp protein và ADN của tế bào vật
chủ. Chúng tạo nên những đại phân tử riêng của chúng nhưng sử dụng năng lượng chuyển hóa
của tế bào vật chủ.
1.3. Kháng nguyên
Có 2 loại kháng nguyên:
- Kháng nguyên đặc hiệu nhóm: có thể phát hiện trong dịch thủy phân vi khuẩn.
- Kháng nguyên đặc hiệu typ: liên quan đến lớp ngoài cùng của vỏ ở Chlamydia nguyên
vẹn.
1.4. Miễn dịch
Bệnh Chlamydia có xu hướng mạn tính và có quá trình tái phát nếu không được điều trị.
Tính chất mạn tính của sự nhiễm trùng cho thấy sự đáp ứng miễn dịch không hiệu quả, nhưng
thông thường người bệnh có thể hạn chế hoặc khu trú chứng bệnh mà không phát sinh di
chứng nghiêm trọng. Kháng thể trung hòa kết hợp với kháng nguyên vỏ của Chlamydia ngăn
cản sự lan tràn nhiễm trùng Chlamydia đến những tế bào nhạy cảm nhưng không làm bất hoạt
Chlamydia nằm bên trong tế bào. Người bị nhiễm trùng tiềm tàng tương đối miễn dịch với sự
tái nhiễm nhưng có thể tiếp tục phóng thích vi khuẩn và tạo nên người lành mang trùng.
1.5. Phân loại
- Tác nhân gây bệnh mắt hột (Trachome): Chlamydia trachomatis.
nhđn tế bào
thể

bản
Phagolysosome
thể lưới
hạt vi
Hnh1. Sơ đồ chu kỳ nhân lên của Chlamydia
1 2
4 3
5
157
- Tác nhân gây bệnh viêm hạch bạch huyết hoa liễu ở bẹn (Lymphogranulomatose
venerienne) do Chlamydia lymphogranulomatosis.
- Tác nhân gây bệnh sốt vẹt sốt chim (Ornithose- psittacose) do Chlamydia psittasi.
- Tác nhân bệnh tăng tế bào lympho lưới lành tính còn gọi là bệnh mèo cào
(Lymphoreticulose benigne).
- Tác nhân gây viêm niệu đạo, cổ tử cung và kết mạc thể vùi do Chlamydia
oculogientalis
2. Một số bệnh do chlamydia gây nên
2.1. Bệnh do Chlamydia trachomatis gây ra
Chlamydia trachomatis gồm 18 typ huyết thanh được ký hiệu từ A đến K và L1,2,3
2.1.1. Bệnh mắt hột
Viêm kết mạc do mắt hột do Chlamydia trachomatis typ A-C. Bệnh lưu hành ở các xứ
nóng, trên thế giới có khoảng 460 triệu người mắc bệnh, trong đó có 6 triệu người bị biến
chứng mù hoàn toàn.
Bệnh tiến triển qua 4 giai đoạn:
- Giai đoạn 1: Viêm kết mạc thể nang thường kèm theo bội nhiễm vi khuẩn.
- Giai đoạn 2: Viêm kết mạc thể hạt.
- Giai đoạn 3: Có những biến chứng cơ học như sẹo, loét và bội nhiễm.
- Giai đoạn 4: Hồi phục kèm theo sẹo kết mạc, loét giác mạc và có thể bị mù lòa nếu
không được điều trị tích cực.
Điều trị bằng thuốc mỡ tetracylin.
2.1.2. Bệnh viêm đường tiết niệu - sinh dục lây nhiễm qua đường tình dục
Do Chlamydia trachomatis typ D - K. Hiện nay bệnh tăng về số lượng và gây nhiều
biến chứng nặng. Ở nam giới biểu hiện đầu tiên là viêm niệu đạo, sau đó có thể dẫn đến viêm
mào tinh hoàn. Ở nữ giới biểu hiện viêm trong cổ tử cung, sau đó dẫn đến viêm niệu đạo, nếu
không được điều trị tốt sẽ dẫn đến viêm đường sinh dục thấp, rồi viêm vòi trứng có thể đưa
đến biến chứng có thai ngoài tử cung.... Ở trẻ sơ sinh có thể bị lây nhiễm từ người mẹ qua rau
thai hoặc sau khi đi qua cổ tử cung, âm đạo của người mẹ bị bệnh gây nên viêm kết mạc mắt
trẻ sơ sinh.
2.1.3. Bệnh lymphogranulomatose
Đây là tác nhân gây bệnh viêm hạch bạch huyết hoa liễu ở bẹn hay bệnh Nicolas Favre
do Chl.trachomatis typ huyết thanh L1, 2, 3 . Bệnh lây truyền qua đường sinh dục, sau 3 - 26
ngày tiếp xúc bắt đầu xuất hiện các triệu chứng sau: tổn thương khu trú đường sinh dục biểu
hiện một vết loét nhỏ ở quy đầu, hậu môn, âm hộ... Vết loét thoảng qua sau đó lành mà không
có sẹo, sau đó từ 1 - 2 tháng có nhiều hạch bẹn, tập trung thành khối lớn rồi bị dò ra như một
áp xe, miệng chỗ dò như tổ ong hoặc miệng bình tưới. Viêm hạch bẹn lành không để sẹo. Tuy
nhiên thương tổn có thể gây biến chứng: hẹp hậu môn - trực tràng, chân voi, viêm não - màng
não, đau khớp... kèm theo dấu hiệu toàn thân là sốt và lách to.
2.2. Bệnh sốt vẹt - sốt chim (Psittacosis - Ornithosis)
Bệnh do Chlamydia psittaci. Ủ bệnh 1 - 2 tuần, bệnh phát đột ngột hoặc âm ỉ. Ớn lạnh,
sốt đau đầu và viêm phổi không điển hình. Mầm bệnh có ở các loài chim nuôi như bồ cầu, gà,
vịt, vẹt và một vài loài chim hoang dại. Bệnh lây qua đường hô hấp hoặc do vết thương. Vi
khuẩn vào máu rồi đến phổi, từ đó lây sang người khác qua đường hô hấp.
Điều trị bằng tetracyclin. Sulfamid và streptomycin không có tác dụng.
158
2.3. Bệnh do Chlamydia pneumoniae gây ra
Với viêm phổi kẽ, viêm phế quản, viêm xoang, viêm họng thường gặp ở tuổi vị thành
niên và thanh niên, ở người già thường biểu hiện lành tính và không triệu chứng.
3. Chẩn đoán vi sinh vật
3.1. Chẩn đoán trực tiếp
Do vi khuẩn ký sinh nội bào nên mẫu nghiệm cần phải nhiều các tế bào biểu mô như:
- Dịch nạo niệu đạo, dịch tiền liệt tuyến, tinh dịch, dịch trong cổ tử cung, mẫu sinh thiết
vòi trứng, dịch túi cùng âm đạo
- Dịch nạo kết mạc mắt trong bệnh mắt hột
- Dịch tiết mũi hầu, dịch tiết phế quản phổi, dịch rửa phế quản
Mẫu nghiệm cần phải được bảo quản ở 40C
Nhuộm soi mẫu nghiệm trên tiêu bản nhuộm bằng phương pháp Giêm sa hoặc
Machiavello, thấy những tiểu thể hạt ưa kiềm trong hoặc ngoài tế bào. Có thể phân lập
Chlamydia trên các nuôi cấy tế bào hoặc cấy vào trứng gà ấp để quan sát tính chất xâm nhiễm.
Xác định bằng kỹ thuật miễn dịch huỳnh quang trực tiếp hoặc gián tiếp để phát hiện
Chlamydia, có thể dùng kỹ thuật miễn dịch enzyme (ELISA) để phát hiện kháng nguyên của
Chlamydia. Hiện nay có thể dùng phương pháp khuếch đại gen (kỹ thuật PCR) để chẩn đoán
nhiễm trùng do Chlamydia trachomatis
3.2. Chẩn đoán gián tiếp
- Phản ứng vi lượng miễn dịch huỳnh quang (micro-immunofluorescence) để xác định
kháng thể và cho phép chẩn đoán loài nhiễm trùng, đặc biệt loài Chlamydia trachomatis.
- Ngoài ra người ta còn sử dụng phản ứng kết hợp bổ thể và phản ứng ELISA để phát
hiện kháng thể kháng lipopolysaccharide. Tuy nhiên phải lấy huyết thanh làm 2 lần cách nhau
2 tuần để tìm hiệu giá kháng thể.
4. Phòng ngừa và điều trị
4.1. Phòng ngừa
- Đối với bệnh mắt hột: cần phải tăng cường các biện pháp vệ sinh như không dùng
khăn chung, đảm bảo nguồn nước sạch trong sinh hoạt...
- Đối với bệnh sinh dục tiết niệu dễ lây lan do quan hệ tình dục do đó cần phát hiện sớm
và điều trị kịp thời và có biện pháp phòng bệnh cho vợ hoặc chồng, bài trừ mãi dâm, giáo dục
giới tính
Việc phòng bệnh bằng vaccine hiện nay vẫn đang được nghiên cứu
4.2. Điều trị
Điều trị bằng tetracyclin, sulfamid, erythromycin tuỳ theo từng loài Chlamydia.
III. MYCOPLASMA
1. Đặc điểm sinh vật học
1.1. Hình thể
Mycoplasma là vi khuẩn không vách tế bào, kích thước nhỏ, khó nhuộm với thuốc
nhuộm kiềm, hình thể khác nhau tùy thuộc vào thời gian nuôi cấy và thay đổi theo từng bước
nhuộm, người ta có thể quan sát bằng kính hiển vi nền đen, nhuộm Giemsa.
1.2. Tính chất nuôi cấy
Mycoplasma có thể phát triển trên môi trường có hoặc không có tế bào sống, hiếu khí
hoặc kỵ khí tuyệt đối, nhiệt độ thích hợp 35 - 37oC, pH 7 - 7,8. Trên môi trường lỏng khó
quan sát vi khuẩn mọc vì canh khuẩn trong suốt. Trên môi trường đặc mọc thành khuẩn lạc có
trung tâm tối và dày, mọc lấn xuống thạch, rìa khuẩn lạc mỏng và bẹt.
159
1.3. Cấu trúc hóa học
- Chứa ADN và ARN, tỷ lệ ARN/ADN nhỏ hơn 1
- Không có vách tế bào nhưng có một vỏ mỏng như màng nguyên tương của vi khuẩn
- Quá trình nhân lên khá phức tạp và phụ thuộc vào môi trường, người ta quan sát thấy
cả hiện tượng song phân và hiện tượng nảy chổi. Trên nuôi cấy tế bào, vi khuẩn hầu hết phát
triển trên bề mặt tế bào.
1.4. Cấu trúc kháng nguyên
Người ta tách ở vi khuẩn những thành phần hóa học mang tính chất khác nhau. Mỗi
thành phần hóa học có khả năng tham gia vào một loại phản ứng huyết thanh nhất định.
1.5. Sức đề kháng
Mycoplasma tương đối bền vững lúc bị đông băng rồi tan băng. Trong huyết thanh vi
khuẩn có thể tồn tại ở 56oC trong 2 giờ, chúng dễ bị phá huỷ bởi siêu âm. Nhạy cảm với pH
axit hoặc pH kiềm.
2. Khả năng gây bệnh
Ở người Mycoplasma có một ái tính với niêm mạc hô hấp và niêm mạc đường sinh dục.
Đa số loài sống hoại sinh. Chỉ có 4 loài gây bệnh chắc chắn ở người đó là: Mycoplasma
pneumoniae gây bệnh hô hấp, Mycoplasma hominis, Mycoplasma genitalium và Mycoplasma
(Ureaplasma) urealyticum là tác nhân của bệnh đường sinh dục. Còn các loài khác khả năng
gây bệnh chưa biết rõ.
- M.pneumoniae là tác nhân gây bệnh viêm phổi tiên phát không điển hình ở người. Các
triệu chứng chính là sốt, rét run, toát mồ hôi, ho khan dữ dội, khó thở và đau ngực. Bệnh có
thể gặp ở bất kỳ lứa tuổi nào, nhưng thường gặp ở trẻ em. M.pneumoniae thường gây nên các
vụ dịch nhỏ vào mùa xuân và thu.
- M. urealyticum, M. genitalium gây viêm niệu đạo áp xe tuyến Bartholin, viêm vòi
trứng. M. hominis gây viêm khung chậu ở phụ nữ có thai, có thể gây sẩy thai. Trẻ sơ sinh có
thể bị viêm phổi, nhiễm trùng máu, viêm màng não... do mẹ bị nhiễm trùng sinh dục bởi vi
khuẩn này.
- Khả năng gây bệnh của các Mycoplasma khác như M.fermentens, M.penetrans chưa
được xác định một cách rõ ràng.
3. Chẩn đoán vi sinh vật
- Bệnh phẩm: Lấy bệnh phẩm thích hợp như dịch rửa phế quản, chất bài tiết của phổi
cũng có thể chất dịch từ cơ quan sinh dục.
- Bệnh phẩm nuôi cấy trên các môi trường chọn lọc đặc biệt. Sau đó định loại bằng cách
phát hiện những canh khuẩn điển hình bằng thuốc nhuộm Dienes, tìm khả năng tan máu và
hấp thụ hồng cầu, tính chất lên men glucose...
- Có thể chẩn đoán huyết thanh bằng các phản ứng kết hợp bổ thể, phản ứng ức chế
ngưng kết hồng cầu, ELISA...Phải tìm động lực kháng thể
4. Phòng bệnh và điều trị
- Chưa có vaccine phòng bệnh: đang nghiên cứu vaccine đa giá phối hợp.
- Điều trị bằng kháng sinh macrolide, tetracyclin, chloramphenicol, furadantin,
spiramycin, fluoroquinolon...
160

1 Responses to PHẦN 2: CÁC VI KHUẨN THƯỜNG GẶP

  1. Unknown Says:
  2. cam on thay

     

Đăng nhận xét

Blog Archive