Followers

Phù phổi

Người đăng: Doctor Van Thanh Thứ Hai, 9 tháng 11, 2009

Phù phổi là tình trạng tăng áp lực ở các mạch máu trong phổi khiến dịch thoát vào phế nang, cản trở khả năng trao đổi oxi ở các phế nang.

Dấu hiệu và triệu chứng

Dấu hiệu và triệu chứng của phù phồi cấp:

· Khó thở dữ dộiPicture1

· Cảm giác ngạt thở

· Thở khò khè hoặc thở như cá ngáp

· Lo lắng, bồn chồn, cảm giác sắp chết

· Ho khạc đờm có thể lẫn tia máu.

· Ra nhiều mồ hôi

· Da xanh tái

· Đau ngực nếu phù phổi do bệnh mạch vành

Các dấu hiệu và triệu chứng diễn ra dần dần bao gồm:

· Khó thở khi nằm

· Cảm giác khó thở khi thức giấc vào ban đêm.

· Khó thở hơn bình thường khi hoạt động thể lực

· Tăng cân khi phù phổi là hậu quả của suy tim. Tăng cân do ứ dịch trong cơ thể, nhất là ở chân.

Nguyên nhân

Nguyên nhân do tim mạch

· Bệnh mạch vành

· Bệnh cơ tim

· Bệnh van tim

· Cao huyết áp

Nguyên nhân ngoài tim

· Viêm phổi

· Tiếp xúc với một số độc tố

· Bệnh thận

· Hít phải khói

· Phản ứng phụ của thuốc

· Hội chứng suy hô hấp cấp

· Phù phổi do độ cao

Nguyên nhân thường gặp ở trẻ em là:

  • -Viêm cầu thận cấp cao huyết áp.
  • -Thấp tim : hẹp 2 lá.
  • -Tim bẩm sinh có shunt trái – phải lớn.
  • -Quá tải do truyền dịch hoặc truyền máu.
  • -Ngộ độc khí CO
  • -Ngạt nước

Xét nghiệm và chẩn đoán

a) Hỏi bệnh

  • -Tiền căn: thấp tim, tim bẩm sinh, bệnh thận mãn tính.
  • -Bệnh sử có tiểu it, tiểu máu và phù gợi ý viêm cầu thận cấp.
  • -Nếu bệnh nhân đột ngột suy tim cần nghĩ đến viêm cơ tim.
  • -Đang truyền dịch tốc độ nhanh gợi ý quá tải.

b) Khám lâm sàng:

  • -Ho, khó thở, thở nhanh, ngồi thở, khạc đờm bọt hồng.
  • -Tim nhanh
  • -Ran ẩm 2 phổi tăng dần.
  • -Gan to, tĩnh mạch cổ nổi, CVP cao.
  • -Gallop T3.
  • -Nặng: Vật vã, tím tái, sốc.

c)cận lâm sàng

  • -X quang: bóng tim to, đám mờ đối xứng ở rốn phổi có dạng hình cánh bướm.
  • -Khí máu nếu thất bại với oxy hoặc CPAP: PaO2 giảm
  • -Các xét nghiệm về sau giúp xác định nguyên nhân:
  • -ECG, siêu âm tim để chẩn đoán bệnh tim, đánh giá chức năng co bóp cơ tim.
  • -Tổng phân tích nước tiểu nếu nghi viêm cầu thận cấp.
  • -Nếu nghi ngờ thấp tim: VS, ASO.

Điều trị

1. Nguyên tắc điều trị:

  • -Hỗ trợ hô hấp.
  • -Thuốc tăng sức co bóp cơ tim.
  • -Giảm ứ đọng tuần hoàn phổi và hệ thống.
  • -Tìm và điều trị nguyên nhân.

2. Điều trị ban đầu:

  • Điều trị cấp cứu:
  • -Ngưng truyền dịch nếu đang truyền dịch.
  • -Nằm đầu cao 30 độ.
  • -Thở oxy qua canulla (Là bước đầu tiên trong điều trị phù phổi) 3-6 lít/phút, nếu thất bại thở NCPAP hoặc đặt NKQ giúp thở bằng bóng hay thở máy với PEEP 6-10 cmH2O.
  • -Furosemide liều 1-2 mg/kg/lần TMC có thể lập lại sau 2 giờ khi cần.
  • -Dãn mạch: Isosorbide dinitrate (Risordan) 0,5mg/kg/lần ngậm dưới lưỡi lập lại mỗi 15-30 phút khi cần.
  • -Morphin sulfate liều 0,1-0,2 mg/kg/lần TMC, không dùng trong những trường hợp dọa ngưng thở.
  • -Digoxin TM (xem phác đồ suy tim ứ huyết).
  • -Nếu có cao huyết áp: Nifedipine (Adalate): 0,2 mg/kg ngậm dưới lưỡi.
  • -Garro 3 chi luân phiên: ngày nay nhờ tác dụng nhanh và mạnh của các dãn mạch, một số tác giả khuyến cáo không sử dụng garrot ba chi.

3. Điều trị tiếp theo:
a. Dobutamine nếu không cải thiện hoặc có sốc. Liều 3-10 µg/kg/ph TTM
b. Khi có dấu hiệu khò khè co thắt phế quản:

  • ß2 giao cảm: khí dung hoặc truyền tĩnh mạch
  • Aminophylline: liều bắt đầu 5 -7 mg/kg pha với Dextrose 5% TMC trong 20 phút sau đó 1mg/kg/giờ pha trong Dextrose 5% TTM với bơm tiêm tự động. Cần hạn chế lượng dịch nhập.

4. Điều trị nguyên nhân:

  • Suy tim do tim bẩm sinh (Xem phác đồ tim bẩm sinh).
  • Thấp tim (Xem phác đồ bệnh thấp).
  • Viêm cầu thận (Xem phác đồ viêm cầu thận).

5. Theo dõi:

  • Mạch, huyết áp, nhịp thở, ran phổi, nhịp tim, SaO2, tĩnh mạch cổ mỗi 5-15 phút trong giờ đầu, CVP mỗi giờ, sau đó tùy tình trạng bệnh nhân.
  • Theo dõi garot ba chi nếu có.
  • Khí máu nếu có chỉ định thở máy.
  • Khám chuyên khoa tim mạch để tìm và điều trị nguyên nhân.

0 nhận xét

Đăng nhận xét

Blog Archive