Followers

Các điều nên biết về bệnh thận

Người đăng: Doctor Van Thanh Thứ Sáu, 23 tháng 10, 2009

Uống quá nhiều rượu có thể gây suy thận

(SK&ĐS) - Theo một nghiên cứu của bác sĩ Thomas V. Perneger và cộng sự ở Trường ĐH Johns Hopkins, Baltimore, uống rượu vừa phải (dưới 2 chén/ngày) có thể có lợi cho sức khỏe, nhưng uống trên 2 chén/ngày có thể tăng nguy cơ suy thận. Để đánh giá mối liên quan giữa việc uống rượu và bệnh thận, các nhà nghiên cứu so sánh thói quen uống rượu của 716 bệnh nhân suy thận với nhóm chứng gồm 361 người không bị bệnh thận. Kết quả cho thấy: nguy cơ suy thận ở nhóm người uống hơn 2 loại đồ uống có cồn/ngày cao gấp 4 lần và nguy cơ sẽ giảm 9% nếu những người này thôi không uống như vậy nữa. Tuy các nhà nghiên cứu không chứng minh được việc uống rượu vừa phải là một lý do làm giảm nguy cơ suy thận, nhưng họ đoán đó là nhờ ảnh hưởng của rượu đối với mỡ máu và cục máu đông.
Trẻ dễ bị hư thận nặng do tùy tiện dùng thuốc Nam

(NLĐ) - Bác sĩ Trần Thị Mộng Hiệp, Trưởng khoa Nội tổng hợp 4 Bệnh viện Nhi Đồng 2 TP.HCM cho biết, hiện chưa có công trình nghiên cứu nào về tác hại của việc dùng thuốc Nam (không có nguồn gốc) để điều trị bệnh thận. Nhưng thực tế cho thấy, những trẻ từng dùng các loại thuốc này đều nhập viện trong tình trạng hư thận rất nặng. Trẻ hư thận thường có các triệu chứng như phù toàn thân, tiểu ít kèm theo một số thay đổi về sinh hóa (giảm đạm máu, tăng lipit máu, tiểu đạm). Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, các triệu chứng không rầm rộ mà lại âm thầm nên khó phát hiện. Ơ' giai đoạn đầu, nhiều trẻ chỉ bị sưng 2 mí mắt vào buổi sáng ngủ dậy, cha mẹ nghĩ là do ngủ nhiều. Một số trẻ bị phù, không kèm theo dấu hiệu khác nên gia đình tưởng lầm là lên cân. Hiện tượng tiểu ít, nước tiểu vàng đậm cũng ít được chú ý. Các bác sĩ tiết niệu khuyên cha mẹ nên để ý theo dõi nước tiểu của trẻ; khi phát hiện bất kỳ thay đổi nào (số lượng, tính chất, màu sắc) thì phải đưa trẻ đi xét nghiệm nước tiểu để phát hiện sớm bệnh hư thận nếu có.
Cẩn thận khi dùng thuốc hạ sốt - giảm đau

(TN) - Bản chất của những thuốc này là ức chế việc sản sinh Prostagladin nên nó cũng làm tăng tiết dịch vị, giảm tiết các chất nhờn để bảo vệ niêm mạc dạ dày và giảm lượng máu đến nuôi dưỡng lớp niêm mạc. Do vậy, thuốc dễ làm cho viêm loét dạ dày và nếu đã có tổn thương thì rất khó có khả năng hồi phục. Theo Cơ quan Lương thực và Dược liệu Hoa Kỳ (FDA), ở Mỹ mỗi năm có 2 - 4% số người dùng các thuốc giảm đau bị chảy máu dạ dày - ruột và 15% khác có chảy máu vi thể không nhìn thấy, chỉ phát hiện được qua xét nghiệm phân hay nội soi. Không chỉ tác động trên dạ dày, thuốc ức chế Prostagladin còn làm giảm lượng máu qua thận, giảm lọc gây phù ngoại vi và suy thận (0,09%), làm tăng huyết áp, dị ứng (0,11%), làm tăng men gan, gây bệnh trầm cảm ở nhiều người, tăng chảy máu các vết mổ (1,04%) và làm khởi phát cơn khó thở ở những người vốn có hen suyễn hay gây tắc nghẽn mạn tính ở phổi.
Hiểu biết về thận - tiết niệu

Hệ tiết niệu bao gồm hai thận, niệu quản, bàng quang và niệu đạo. Bình thường cơ thể có hai quả thận hình hạt đậu có 2 mặt: mặt trước lồi, mặt sau phẳng. Bờ trong có vùng rốn thận. Bờ ngoài lồi. Bề mặt thận trơn láng nhờ được bọc trong bao mỏng gọi là vỏ thận. Kích thước bình thường dài khoảng 12cm, rộng 6cm, dày 3cm. Trọng lượng thận: trung bình khoảng 150 gam ở nam giới, ở nữ giới trọng lượng thận nhỏ hơn chút ít khoảng 130 gam. Thận nằm sau phúc mạc, hai bên cột sống, ngay phía trước cơ thắt lưng.
Các chức năng sinh lý của thận được thực hiện thông qua 3 cơ chế chủ yếu: lọc máu ở thận, hấp thụ và bài tiết ở ống thận, sản xuất một số chất trung gian nưhư: Rênin, Erythoropoietin, Calcitonin, Prostagalandin...Như vậy thận có cả chức năng ngoại tiết và nội tiết.
Chức năng chính của thận là: tạo nước tiểu, qua đó duy trì sự hằng định của nội môi, quan trọng nhất là cân bằng nước và các chất điện giải, đồng thời đào thải các sản phẩm giảng hoà của cơ thể như: ure, creatinin, acid uric...
Một số bệnh liên quan đến thận
Phù
Phù là hiện tượng tăng dịch kẽ, ứ nước ở tổ chức dưới da. Phù chỉ có thể khu trú hoặc toàn thân với các mức độ nhẹ, vừa, nặng. Trong trường hợp phù nhẹ chỉ thấy nặng mặt, mí mắt hơi sưng. Trong trường hợp phù nhiều có thể phát hiện có nước ở màng bụng, màng phổi, màng tim, màng tinh hoàn.
Nguyên nhân: Là do tăng áp lực thuỷ tĩnh mao mạch, giảm áp lực keo trong lòng mạch, tăng thẩm tích mao mạch và giảm khả năng lưu thông bạch mạch.
Biểu hiện lâm sàng: dấu hiệu "lọ mực" là triệu chứng chính để phát hiện phù ở cẳng chân, mu chân. Để theo dõi phù cần biết cân nặng và lượng nước tiểu hàng ngày hoặc hàng tuần. Trong trường hợp cầu thận thượng gặp phù toàn thân
Điều trị: Người thầy thuốc sẽ chuẩn đoán nguyên nhân gây phù và phân biệt phù do thận với phù do suy tim, suy gan, suy dinh dưỡng, viêm bạch mạch, viêm tĩnh mạch, dị ứng. Chế độ ăn uống trong điều trị phù rất quan trọng. Kết hợp với điều trị nguyên nhân.
Rối loạn chức năng cương
Chứng rối loạn chức năng cương còn gọi là chứng bất lực, liệt dương là hiện tượng bệnh lý của dương vật không đạt sự cương cứng cần thiết để đảm bảo sinh hoạt tình dục bình thường.
Nguyên nhân: rối loạn chức năng cương là nguyên nhân của vô sinh nam đồng thời ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình và chất lượng cuộc sống. Việc chuẩn đoán nguyên nhân nhiều khi khó khăn vì có nhiều nguyên nhân phối hợp: sau vỡ xương chậu, trong bệnh đái tháo đường, do yếu tố tâm lý, do bệnh mạch máu ngoại biên, do tổn thương tuỷ sống.
Biện pháp điều trị: nội tiết tố nam, đặt prothèse dương vật, phục hồi mạch máu, tiêm vào vật hang các chất giãn mạch (papaverin, phentolamin, ptostagladin E1-Alprostadil) đơn thuần hay phối hợp. Ơ' nước ta các bài thuốc y học dân tộc bằng cây, con cũng có tác dụng.
Thận to
Là một triệu chứng thực thể được phát hiện ra qua thăm khám nhưng cũng có thể được người bệnh tự phát hiện thấy nếu mức độ to là đáng kể. Cần khai thác kỹ tiền sử gia đình, bản thân, về bệnh hệ tiết niệu của nưgười bệnh khi phát hiện thấy thận to.
Nguyên nhân:
Khối choán chỗ nh các nang (thường phát hiện bằng siêu âm, không kèm đau hay đái máu), khối u rắn (phát hiện bằng siêu âm, UIV + CT Scanner)
Thận đa nang: dựa vào tiền sử gia đình, 2 thận to, thǎm dò thấy thận to có nhiều nang và có thể có nang gan.
Nhiễm khuẩn, có thể không kèm tắc nghẽn đườg tiết niệu (viêm thận bể thận cấp hay viêm mủ bể thận, áp xe thận, hoại thư quanh thận) hoặc kèm theo tắc nghẽn đường tiết niệu (sỏi thận -tiết niệu, chít hẹp từ bên trong hoặc bên ngoài đường tiết niệu)
Thận to bù (nếu bên kia không có thận hoặc giảm chức năng)
Tổn thương mạch máu gây nhối máu thận hay tắc tĩnh mạch thận.
Các bệnh thận: bột thận, Luput, hội chứng thận hư... Chuẩn đoán xác định thận to dựa vào lâm sàng có dấu hiệu chạm thắt lưng và bập bềnh thận; cận lâm sàng dựa vào các phương pháp chuẩn đoán hình ánh
Cần phân biệt thận to với:
Gan to - Lách to - Khối u ổ bụng - U nang buồng trứng (ở nữ)
Người bệnh cần được phát hiện nguyên nân gây bệnh sớm, đặc biệt là khi có tắc nghẽn đường tiết niệu kèm nhiễm khuẩn hoặc khi nghi có khối u thận-tiêt niệu để có thể được điều trị kịp thời và hiệu quả.

Viêm thận ,bể thận cấp
Các bệnh lý viêm nhiễm nói chung và viêm thận, bể thận cấp nói riêng thường được điều trị tốt bằng nội khoa. Tuy nhiên sự tuân thủ không đầy đủ chỉ định của bác sĩ hoặc trì hoãn quá trình điều trị có thể làm bệnh ngày một nặng hơn và dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm tới tính mạng.
Bệnh thường biểu hiện rầm rộ

Viêm thận cấp.
Các dấu hiệu nhiễm khuẩn xuất hiện rầm rộ. Bệnh nhân đột ngột sốt cao, rét run, thể trạng suy sụp nhanh chóng, môi khô nứt nẻ, lưỡi bẩn... Nếu sử dụng thuốc hạ sốt thì giảm đi trong một khoảng thời gian ngắn (một vài giờ) sau đó cơn sốt lại bùng phát trở lại. Kèm theo sốt, bệnh nhân cảm thấy đau ở vùng sườn lưng, có thể đau một bên hoặc cả hai bên, thường là đau âm ỉ nhưng cũng có khi có những cơn đau dữ dội như dao đâm, cơn đau lan xuống vùng bàng quang, thậm chí lan ra cả bộ phận sinh dục ngoài. Vỗ vùng hố sườn lưng bệnh nhân có phản ứng, đau, tức, rất có giá trị nhất là khi đau một bên.
Hội chứng bàng quang thường có nhưng không phải trong tất cả mọi trường hợp như đái buốt, cảm giác nóng rát, đái rắt (mót đái, phải rặn liên tục), đái đục, cũng có trường hợp đái ra máu. Trong máu, bạch cầu tăng, đa nhân trung tính tăng, có thể có nhiễm khuẩn huyết. Khi urê, creatinin máu tăng cao là có suy thận cấp hoặc đợt cấp của suy thận mạn.
Ngoài ra một số bệnh nhân còn có biểu hiện chán ăn, ăn không ngon, buồn nôn, nôn, bụng trướng, cơ thể mệt mỏi rã rời. Bệnh thường tiến triển tốt và hồi phục hoàn toàn nếu được điều trị sớm, đúng thuốc sau vài ngày sẽ cắt được cơn sốt, nước tiểu trong trở lại sau 1- 2 tuần. Nhưng nếu điều trị muộn hoặc không đúng thì bệnh dễ tái phát, chuyển thành mạn tính, suy thận, hoại tử núm thận, ứ mủ thận, nhiễm khuẩn huyết, tăng huyết áp... những biến chứng này có thể làm bệnh nhân tử vong.
Các trực khuẩn gram (-) là nguyên nhân chính

Nguyên nhân là do vi khuẩn, đa số do trực khuẩn gram (-) như nhiễm Secheria Coli, trực khuẩn mủ xanh (pseudomonas Aerugnosa). Cũng có trường hợp nhiễm tụ cầu vàng gây bệnh (S. Aureus). Các vi khuẩn này thường xâm nhập vào đài bể thận theo đường tiết niệu, sinh dục, bắt đầu từ bộ phận sinh dục ngoài, niệu đạo, bàng quang, niệu quản rồi đến đài, bể thận. Nhiễm khuẩn đa số là theo đường ngược dòng gây viêm ở đài bể thận rồi vào tổ chức kẽ của thận. Cũng có thể đi theo đường máu hoặc bạch huyết vào thận. Tình trạng viêm nhiễm cấp tính này cũng có thể do vi khuẩn theo đường máu, bạch huyết xâm nhập vào thận.
Những yếu tố như sỏi thận, sỏi tiết niệu, viêm hoặc u tuyến tiền liệt, giao hợp không bảo đảm vệ sinh, phụ nữ có thai, đặt sonde bàng quang... đây là những điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập gây ra tình trạng viêm nhiễm cấp tính. Cần thăm trực tràng, đặc biệt ở người cao tuổi, để phát hiện u tuyến tiền liệt. Phải chụp thận, thường chụp thận tĩnh mạch (UIV), siêu âm thận để phát hiện sỏi thận, dị dạng, khối u, lao thận, viêm bể thận mạn, hoặc chụp bàng quang để phát hiện hiện tượng trào ngược nước tiểu. Cần thiết cấy vi khuẩn và xét nghiệm kháng sinh đồ.
Phòng và điều trị bệnh thế nào cho hiệu quả?

Đây là bệnh do nhiễm khuẩn do đó vệ sinh thân thể, nhất là vệ sinh ở bộ phận sinh dục rất quan trọng. Thói quen tắm ao hồ, sông suối của nhiều người ở các vùng nông thôn rất dễ nhiễm khuẩn ở đường sinh dục, khi đó vi khuẩn sẽ ngược dòng tiến sâu vào bàng quang, tiết niệu, thận. Cần có thói quen vệ sinh trước và sau khi quan hệ tình dục, phụ nữ có thai càng đặc biệt chú ý vệ sinh cơ thể vì khi có thai những thay đổi ở môi trường âm đạo rất dễ bị nhiễm khuẩn, nhiễm nấm. Đối với các bệnh viêm nhiễm ở đường tiết niệu cần được điều trị triệt để.
Chính vì các biểu hiện của viêm thận, bể thận cấp rất đa dạng nên dễ làm nhầm lẫn với những triệu chứng viêm nhiễm khác. Do đó muốn chẩn đoán chính xác bệnh phải tiến hành các xét nghiệm về công thức máu, hóa sinh máu, nước tiểu, siêu âm bụng, chụp Xquang, hoặc chụp cắt lớp bụng.
Tiến triển thường là tốt nếu điều trị kháng sinh đúng và đủ liều, các triệu chứng lâm sàng thường khỏi nhanh, nhiệt độ giảm, tiểu tiện nhanh trở lại bình thường (nước tiểu trở lại bình thường sau 1 đến 2 tuần), bạch cầu niệu giảm, bạch cầu máu cũng giảm. Đây là bệnh do vi khuẩn gây ra nên kháng sinh là biện pháp quan trọng được sử dụng điều trị, đặc biệt là các kháng sinh có tác dụng tốt đối với vi khuẩn gram (-). Điều trị triệu chứng theo từng trường hợp, nếu sốt cao, đau phải dùng thuốc hạ sốt, thuốc giảm đau, đặc biệt phải tìm ra nguyên nhân gây bệnh để điều trị triệt để như sỏi thận, sỏi tiết niệu, các bệnh viêm nhiễm ở bàng quang, tiền liệt tuyến, âm đạo...
Nếu điều trị không đúng bệnh sẽ tái phát nhiều lần, chuyển thành mạn tính, tăng huyết áp, suy thận, bệnh nhân có thể tử vong do nhiễm khuẩn huyết, sốc nhiễm khuẩn hoặc hội chứng urê máu cao.

0 nhận xét

Đăng nhận xét

Blog Archive