Followers

Viêm gan B và sức khỏe sinh sản

Người đăng: Doctor Van Thanh Thứ Bảy, 24 tháng 10, 2009

Hỏi: Tôi mới lập gia đình được gần 2 tháng, năm nay tôi 37 tuổi nên tôi cũng muốn có con sớm. Tuy nhiên hồi tháng giêng vừa rồi tôi có đi khám sức khoẻ tổng quát trước khi kết hôn, xét nghiệm máu cho kết quả âm tính với viêm gan siêu vi B. Bác sĩ bảo không cần uống thuốc gì nhưng 6 tháng sau phải xét nghiệm lại. Nay đã quá 6 tháng nhưng tôi chưa có điều kiện đi làm xét nghiệm lại. Vậy xin hỏi tôi có nên có thai bây giờ không?

Trả lời: Bạn đã đi làm xét nghiệm cho kết quả âm tính với viêm gan B thì có 2 khả năng xảy ra:

1/ Bạn chưa bị nhiễm siêu vi B. Trường hợp này bạn cần chích ngừa để bảo đảm mình không bị nhiễm viêm gan B nữa. Chích ngừa xong hãy nên có thai, vì thời điểm mang thai không phải là thời gian lý tưởng để chích ngừa. Bạn nên chích ngừa ngay từ bây giờ nếu kết quả xét nghiệm viêm gan B âm tính và bạn chưa có kháng thể này trong cơ thể, vì không ai có thể bảo đảm rằng từ nay về sau bạn không bị nhiễm viêm gan siêu vi B. Nếu chưa có kháng thể thì có thể bị nhiễm viêm gan B bất cứ lúc nào, nên trong trường hợp này chích ngừa là biện pháp hữu hiệu giúp bạn phòng tránh bệnh viêm gan B.

2/ Xét nghiệm siêu vi B âm tính, nhưng trước đây bạn đã bị nhiễm siêu vi B, nay đang ở giai đoạn bình phục. Trường hợp này, bạn cần làm thêm xét nghiệm Anti-HBs, đây là một kháng thể xuất hiện sau khi bị nhiễm virus viêm gan B. Nếu xét nghiệm này dương tính và có nồng độ cao trong máu thì bạn không cần phải chích ngừa nữa, kháng thể này sẽ bảo vệ bạn suốt đời. Trường hợp bị nhiễm siêu vi B nay đã ở giai đoạn bình phục thì sau 6 tháng bạn cần xét nghiệm lại xem mình đã thực sự bình phục hay chưa.

Bạn sẽ không phải lo lắng gì về việc mang thai nếu đã được chích ngừa hoặc xét nghiệm xác định nồng độ kháng thể Anti-Hbs đủ cao trong máu để chống lại viêm gan siêu vi B. Lưu ý rằng ngay cả trong trường hợp nhiễm siêu vi B mạn tính cũng không có chống chỉ định mang thai, nhưng lúc đó bạn phải thông báo với bác sĩ và cần được kiểm tra thường xuyên để các bác sĩ có những biện pháp bảo đảm sức khoẻ cho bạn và con bạn.

BS Bạch Long

----------------------------------------


Hỏi: Em 26 tuổi, chồng em 27 tuổi. Em lấy chồng hơn 1 năm mà chưa có thai nên đi khám vô sinh, khi thử máu mới hay chồng em mới bị nhiễm viêm gan B. Em may mắn là đã chích ngừa lần 1, bác sĩ cho em phiếu hẹn chích thêm 2 đợt nữa. Hiện nay em đang làm các xét nghiệm ở bệnh viện Từ Dũ để được mang thai (em bị đa nang buồng trứng). Tuy nhiên em không biết trong quá trình tiêm ngừa viêm gan B mà em lại có thai thì có ảnh hưởng gì đến thai nhi không? Thời gian an toàn để mang thai là bao lâu sau ngày chích ngừa viêm gan?

Trả lời: Thời gian mang thai tuy không phải thời điểm tốt nhất để tiêm chủng các loại vaccin nói chung, nhưng đôi khi vẫn phải tiêm chủng khi thai phụ phải đi vào vùng dịch bệnh hay có nguy cơ mắc bệnh do tiếp xúc thường xuyên với người mang mầm bệnh. Do vậy khi tiêm chủng cần đảm bảo các yêu cầu sau:

- Không đưa vào cơ thể thai phụ mầm bệnh còn sống.

- Không được gây sốt cho thai phụ vì nguy cơ gây thai chết lưu.

- Theo một số tác giả thì đối với vaccin virus sống, người ta khuyên không nên dùng khi có thai, nhưng cũng hiếm khi thấy các vaccin này gây ra dị dạng thai kể cả dùng khi mới có thai. Do vậy nếu đã tình cờ dùng các loại vaccin này thì cũng không có chỉ định phá thai.

Một số vaccin chắc chắn không gây nguy hiểm khi có thai là vaccin phòng uốn ván, vaccin phòng viêm gan B. Vaccin phòng viêm gan B là vaccin bất hoạt, không có nguy hiểm cho mẹ và thai, có thể dùng vaccin này cho thai phụ có nguy cơ cao bị viêm gan B. Tuy vậy cũng có tác giả khuyên nếu đã chích ngừa viêm gan B thì nên có thai sau 1 tháng – 3 tháng. Nhưng nói chung vì những lý do trên, bạn không phải lo lắng nếu thụ thai trong thời gian chích ngừa viêm gan B.

.......................................................

Hỏi: Tôi xét nghiệm phát hiện viêm gan siêu vi B, đă điều trị bằng Zeffix. Sau vài tháng xét nghiệm lại cho kết quả HBsAg (+), HBeAg (+), sức khỏe vẫn b́nh thường. Nay tôi muốn sinh con, xin bác sĩ cho biết có được không? Con tôi sinh ra có bị lây bệnh không, nếu có tỷ lệ lây như thế nào?

Trả lời: Viêm gan siêu vi B là bệnh do virus gây nên, có tên khoa học là Hepatitis B Virus, viết tắt là HBV. Bệnh được mô tả từ thời Hippocrates nhưng măi đến năm 1965, lần đầu tiên Blumberg đă t́m ra thành phần kháng nguyên Au, nguồn gốc từ huyết thanh của một người Úc nên c̣n gọi là kháng nguyên Úc châu (Australia antigen). Ngày nay người ta gọi là kháng nguyên bề mặt của virus viêm gan B, kư hiệu quốc tế là HBsAg (Hepatitis B surface Antigen). Và măi đến mười năm sau, h́nh dạng của virus B mới được mô tả đầy đủ và mang tên tiểu thể Dane.
Năm 1977, Blumberg đă được giải thưởng Nobel nhờ việc phát hiện ra kháng nguyên trong bệnh viêm gan siêu vi B.
Bệnh cảnh lâm sàng của HBV rất đa dạng, trong giai đoạn cấp có thể biểu hiện từ thể lâm sàng không triệu chứng đến thể lâm sàng triệu chứng của một viêm gan điển h́nh, diễn tiến có thể nặng nề đưa đến tử vong, hoặc âm thầm gây viêm gan măn tính, dẫn đến xơ gan hoặc ung thư gan.
Viêm gan siêu vi B lây truyền qua:
1. Qua đường t́nh dục: Vào những năm của thập niên 70, người ta đă ghi nhận và chứng minh viêm gan siêu vi B lây nhiễm qua đường sinh hoạt t́nh dục, do tiếp xúc với tinh dịch và dịch tiết ở âm đạo. Ở những người giao hợp gây nhiều sang chấn như giao hợp qua ngă hậu môn-trực tràng, người giao hợp với nhiều bạn t́nh... là những yếu tố làm cho lây nhiễm trở nên thuận lợi hơn.
2. Qua đường tiếp xúc với máu và chế phẩm của máu hoặc dịch tiết cơ thể: Cách lây truyền này thường gặp ở nhân viên ngành y tế, người truyền máu, tiêm chích, phẫu thuật, châm cứu không đảm bảo vô trùng, xăm ḿnh, xỏ lỗ tai, giác hút, người sử dụng ma túy chung ống tiêm.
3. Lây truyền bệnh cho người sống chung trong gia đ́nh: Sự lây truyền này xảy ra qua tiếp xúc sinh lư giữa vợ chồng, qua da khi bị trầy xước, dùng chung vật dụng cá nhân như dao cạo râu, bàn chải đánh răng...
4. Lây truyền từ mẹ sang con: HBV lây truyền chủ yếu trong lúc sinh hơn là qua nhau. HBsAg có trong sữa mẹ nhưng lây truyền chủ yếu là khi bé cắn làm trầy xước da lúc bú, v́ vậy mẹ có HBsAg (+) được khuyến cáo không nên cho con bú. Mức độ nặng và tiên lượng của t́nh trạng lây nhiễm tùy thuộc vào 2 yếu tố:
1. Mức độ nhân đôi của virus ở người mẹ được dựa vào:
- Nồng độ HBV DNA trong huyết thanh.
- HBeAg là bằng chứng huyết thanh kinh điển của sự lây nhiễm:
+ Mẹ có HBeAg (+), nguy cơ lây cho con là 90-100%.
+ Mẹ có HBeAg (-), nguy cơ lây cho con là 5-20%.
2. Thời gian bị nhiễm siêu vi B cấp tính ở người mẹ:
- Mẹ bị nhiễm ba tháng đầu và 3 tháng giữa của thai kỳ th́ nguy cơ lây nhiễm cho con là 10%.
- Nếu ở 3 tháng cuối của thai kỳ và thời kỳ hậu sản th́ nguy cơ lây nhiễm là 90%.
Qua thư, chị cho biết muốn sinh con, trong khi kết quả xét nghiệm HBsAg và HBeAg (+), nghĩa là mức độ lây nhiễm cho con rất cao, nếu chị sinh bé th́ sau sinh thường các bác sĩ sẽ thực hiện phương pháp tạo miễn dịch chủ động bằng cách tiêm IgG đặc hiệu (HBIG) được trích từ huyết tương người đă được miễn dịch với HBV (thuốc chỉ có giá trị trong thời gian ngắn nên thường dùng cho trẻ sơ sinh từ mẹ có HBsAg (+)). Nếu sau sinh, lây nhiễm HBV cấp tính th́ diễn tiến của bệnh là thể rất nặng, ngược lại nếu nhiễm HBV măn tính th́ dẫn đến nguy cơ xơ gan hoặc ung thư gan sau này. Còn về tính chất, mức độ nguy hiểm cho sản phụ trong lúc mang thai, lúc sinh và thời gian hậu sản thì tùy thuộc vào nhiều yếu tố như sức khỏe và sức đề kháng của người mẹ, t́nh trạng sinh có kéo dài làm mất sức sản phụ, có mất nhiều máu... V́ vậy việc đánh giá tiên lượng khó lường trước được. Với những tŕnh bày trên, hy vọng sẽ giúp chị suy nghĩ thật kỹ trước khi đi đến một quyết định phù hợp nhất.

0 nhận xét

Đăng nhận xét

Blog Archive