Followers

Quá trình nhiễm trùng

Người đăng: Doctor Van Thanh Thứ Năm, 22 tháng 10, 2009

Quá trình nhiễm trùng chỉ trạng thái của cơ thể từ khi vi sinh vật gây bệnh (vi trùng, rickettsia, virut hoặc ký sinh trùng) vào cơ thể tới khi có thể phục hồi hoặc chết.
Quá trình nhiễm trùng chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố:
- Độc tính và số lượng mầm bệnh vào cơ thể.
- Tính phản ứng của cơ thể (khả năng miễn dịch tuổi, thể lực, dinh dưỡng, trạng thái thần kinh, nội tiết, những bệnh đã mắc và hiện đang mắc v.v…).
- Ngoại môi: Hoàn cảnh thiên nhiên và hoàn cảnh xã hội.
Vi sinh vật là nguyên nhân gây ra bệnh, còn tính phản ứng của cơ thể và ảnh hưởng của ngoại môi là điều kiện làm cho bệnh phát sinh.
Nhiễm trùng xảy ra khi mất cân bằng giữa những biện pháp chống đỡ của cơ thể và những yếu tố gây bệnh của mầm bệnh. Sự mất cân bằng này do:
- Mầm bệnh biến đổi.
- Hoặc sức đề kháng suy sụp.
- Hoặc do cả hai yếu tố.
Trong thức tế, mầm bệnh có thể tồn tại trong cơ thể, sogn không phải lúc nào cũng gây bệnh.
Bệnh sinh học của quá trình nhiễm trùng chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố:
- Mối tương quan giữa mầm bệnh và cơ thể.
- Khả năng gây bệnh của mầm bệnh
- Yếu tố thần kinh
- Yếu tố nội tiết
- Yếu tố dị ứng
- Yếu tố dinh dưỡng v.v…

A - TƯƠNG QUAN GIỮA MẦM BỆNH VÀ CƠ THỂ
Ba trường hợp có thể xảy ra :
1. Mầm bệnh tồn tại trong cơ thể song không gây ra một rối loạn bệnh lý nào.
Trong trường hợp này, cơ thể nhiễm trùng không mắc bệnh và chỉ là một ổ chứa mầm bệnh đơn thuần ( người lành mang bệnh), rất nguy hiểm đối với xung quanh đặc biệt là những người mang trùng sau khi mắc bệnh và những người mang trùng có kìm theo dấu hiệu viêm ở những nơi mầm bệnh tồn tại ( thí dụ những người lành mang trùng bạch hầu hoặc màng nóo cầu khi bệnh thờm viờm họng thỡ rất nguy hiểm về phương diịen dịch tễ).
2. Nhiễm trựng thể tiềm:
Trong trường hợp này, cơ thể bị nhiễm trùng đó cú một vài sự thay đổi trong quá trỡnh hoạt động. Mầm bệnh sinh sản và phát triển trong cơ thể song khả năng thích nghi của cơ thể cũn mạnh nờn bệnh chưa phát sinh và nhỡn bờn ngoài cơ thể vẫn khỏe mạnh. Trong cơ thể, đó phỏt sinh một chuỗi phản ứng phũng ngự (thực bào, sản sinh khỏng thể, đào thải mầm bệnh ra ngoài…); ngoài ra, trong nội tạng đó phỏt sinh rối loạn chức năng và tổn thương thực thể tinh vi, song cơ thể vẫn không có những dấu hiệu lõm sàng rừ rệt. Nhiễm trựng thể tiềm thường gặp ở những người khỏe mạnh khi có dịch cúm, bạch cầ, bại liêt…
3. Bệnh nhiễm trựng (hay quỏ trỡnh nhiễm trựng) mầm bệnh tỏc động trên cơ thể, không những gây ra nhiều rối loạn sinh lý trong cơ thể, mà cũn làm suy yếu khả năng thích nghi của cơ thể đối với ngoại môi, gây ra nhiều rối loạn chức năng và tổn thương thực thể sâu sắc biểu hiện ra ngoài bằng những triệu chứng lâm sàng rừ rệt.
Tùy theo vi thể (đặc tính và số lượng mầm bệnh vào cơ thể) và đại thể (tính phản ứng, sức thụ bệnh của cơ thể), có thể phát sinh nhiều thể lâm sàng khác nhau:
a) Thể điển hỡnh rừ rệt: Thể thường gặp, bệnh tiến triển qua các giai đoạn điển hỡnh (nung bệnh, khởi phỏt, toàn phỏt, kết thỳc). Rối loạn chức năng và tổn thương thực thể rừ rệt song cơ thể vẫn có khả năng hồi phục được.
b) Thể không điển hỡnh (thể nhẹ, thể cụt): Trong trường hợp này phản ứng tự vệ cuả cơ thể chiếm ưu thế. Không có những rối loạn chức năng và tổn thương thực thể nặng. Thể không điển hỡnh thường gặp ở cơ thể đó cú chỳt ớt miễn dịch, hoặc khi mầm bệnh độc tính yếu, hoặc vào cơ thể với số lượng ít. Thể không điển hinh, thể nhẹ ,thể cụt có ý ngió dịch tễ những bệnh nhõn đó được tiêm chủng thường mắc thể nhẹ, không điển hỡnh. Trong sốt rột khụng điển hỡnh, sốt rất nhẹ, khụng thành cơn rừ rệt, bệnh nhõn chỉ ớn lạnh, mệt mỏi, vỏng đầu…Thể không điển hình, thể nhẹ, thể cụt có ý nghĩa về dịch tễ học quan trọng vì những thể này khó phát hiện hoặc bị coi nhẹ và bệnh nhân mắc thể này thường vẫn đi lại được, do đó nguồn lây bệnh dễ dàng.
c. Thể tối độc (thể độc dị ứng, thể quá mẫm, thể ác tính) thường gặp ở những bệnh nhân phản ứng mạnh, mẫn, cảm sẵn đối với mầm bẹnh (bạch cầu, lỵ thể độc v.v…) Trong thể tối độc, phát sinh những rối loạn chức năng và tổn thương thực thể nghiêm trọng không tiến tiến triển qua các giai đoạn điển hình.

B- KHẢ NĂNG GÂY BỆNH CỦA VI SINH VẬT
Phụ thuộc vào những yếu tố sau đây:
1. Nơi vào của mầm bệnh
Như đã biết mầm bệnh vào cơ thể ở mỗi loại bệnh một khác bằng những đường khácnhau, do đó thường phân biệt: Bệnh đường tiêu hoá bệnh đường hô hấp, bệnh đường máu.
Đối với một số bệnh, mầm bệnh có thể vào cơ thể bằng nhiều đường khác nhau. Thí dụ: Trực khuẩn bạch hầu qua niêm mạc hầu, mũi, mắt da v.v…gây ra những thể lâm sàng khác nhau (thể mắt, thể mũi, thể hầu, dể dav.v.v
2. Khả năng gây bệnh cuả vi sinh vật.
Vi sinh vật là nguyên nhân gây ra bệnh và chừng nào vi sinh vật còn tồn tại và sinh sản trong cơ thể thì bệnh vẫn tiếp tục diễn biến. Do đó trong những bệnh nhiễm trùng cầng phải tiêu diệt mầm bệnh ở bất kỳ giai đoạn nào của bệnh và thuốc kháng sinh là một biện pháp vô cùng quan trọng trong các giai đoạn của bệnh nhiễm trùng.
Cùng một loại vi sinh vật nhưng khả năng gây bệnh ở mỗi chủng loại một khác
Do tính đối lập của một số vi sinh vật, cho nên khi một loại sinh vật bị tiêu diệt những vi sinh vật đối lập sẽ có điều kiện sinh sản và gây ra nhiều bệnh.
Thí dụ: Khi trực khuẩn coli ở ruột bị thuốc kháng sinh dùng quá mức tiêu diệt, tụ cầu khâu ở ruột có thể gây đi lỏng.
Số lượng vi sinh vật xâm nhập vào cơ thể ảnh hưởng tới quá trình bệnh tới mức độ nặng nhẹ của bệnh, tới thể bệnh v.v…Muốn gây được bệnh cần phải có một số lượng vi sinh vật nhất định (liều nhiễm trùng). Mặc dù đã có miễn dịch sau khi mắc bệnh hoặc sau khi tiêm chủng người ta vẫn có thể mắc bệnh lần thứ hai nếu số lượng vi sinh vật vào cơ thể nhiều.
Độc tính của vi sinh vật bao gồm hai yếu tố
- Khả năng tiết độc tố
- Khả năng sinh sản trong các tổ chức.
Hai yếu tố trên ở mỗi vi sinh vật một khác. Ví dụ: trực khuẩn uốn ván, thường sinh sản ở những vết thương phần mềm dập nát và có khả năng tiết ra độc tố rất mạnh, cũn vi khuẩn bệnh than sinh sản ở mỏu rất dễ dàng, song khả năng tiết ra độc tố lại rất yếu.
Phân loại theo cơ chế bệnh sinh (nhiễm trùng, nhiễm độc) chỉ có giá trị tương đối. Thật ra, trong bất cứ bệnh nhiễm độc tố nào( bạch hầu, lỵ …) đều có yếu tố nhiễm trùng phối hợp; ngược lại, bất cứ một bệnh nhiễm trùng nào ( nhiễm trùng máu, bệnh than…) ít nhiều đều có nhiễm độc kìm theo.
Có nắm được cơ chế bệnh sinh mới tiến hành tốt công tác dự phũng và điều trị. Đối với hai bệnh bạch hầu và uốn ván, cơ chế chủ yếu là do độc tố, song cũn cú vai trũ của vi sinh vật, cho nờn điều trị chủ yếu bằng huyết thanh kháng độc tố, song vẫn phải kìm thêm kháng sinh để diệt vi khuẩn gây bệng và ngăn ngừa vi khuẩn bội nhiễm. Đối với những bệnh nhân nhiễm trùng là chủ yếu, trong điều trị phải nhằm diệt vi khuẩn song không được quên giải độc.
3. Đặc tính của vi sinh vật gõy bệnh :
a) Hướng tính của vi sinh vật Đa số vi sinh vật có xu hướng tồn tại và sinh sản ở những tổ chức nhất định vỡ ở đó mầm bệnh gặp những điều kiện thuận lợi nhất. Hiện tượng này gọi là hướng tính. Thí dụ trực khuẩn uốn ván có hướng tính đối với tổ chức cơ, vi rút bại liệt có hướng tính đối với tế bào vận động sừng trước của tủy sống.
b) Do hướng tính trong bệnh nhiễm trùng, thường nổi bật rối loạn và tổn thương ở một số nội tạng nhất định. Do hướng tính đặc hiệu, cho nên bên cạch những triệu chứng nhiễm trùng nhiễm độc toàn thân nói lên phản ứng của toàn bộ cơ thể trước sự tấn công của mầm bệnh, trong bảng lâm sàng của bất cứ bệnh nhiễm trùng nào cũng thường nổi bật lên những rối loạn và tổn thương ở một số nội tạng nhất định. Những triệu chứng này có tính chất đặc hiệu đối với từng bệnh, trái lại hội chứng nhiễm trùng nhiễm độc toàn thân là một hội chứng chung cho nhiều bệnh. Thí dụ: uốn ván gây co cứng cơ, bạch hầu hay có màng giả ở họng…
c) Như vậy, lâm sàng bệnh truyền nhiễm thường bao gồm hai hội chứng lớn : hội chứng nhiễm trùng- nhiễm độc toàn thân và hội chứng tổn thương và rối loạn bộ phận. Nếu trong chuẩn đoán phân biệt phải dựa chủ yếu vào hội chứng tổn thương và rối loạn bộ phận ( có tính chất đặc hiệu) thỡ trong tiờn lượng bệnh phải dựa chủ yếu vào hội chứng nhiễm trùng nhiễm độc toàn thân vỡ trong nhiều trường hợp chết của bệnh nhiễm trùng không phải do tổn thương bộ phận mà do nhiễm độc toàn thân quá nặng.

C- VAI TRÒ CỦA DƯỚI THỊ –TIỀN YÊN- VỎ THƯỢNG THẬN TRONG QUÁ TRÌNH NHIỄM TRÙNG
Những năm gần đây, người ta đã chứng minh vai trò của hocmon trong quá trình nhiễm trùng và miễm dịch, đặc biệt là hocmon của hệ tiền yên vỏ thượng thận. Khi bị kích thích, trung tâm dưới thị tiết ra một số hocmon thần kinh( còn gọi là yếu tố giải phóng ) được dẫn tới tiền yên ( qua đường máu) gây tăng tiết ACTH, STH…
1. Vai trò của ACTH và coctizon: chống viêm và dị ứng
a) Chống viêm:
Hạn chế phản ứng đại thực bào và hoạt động thực bào.
Ức chế sự phát triển của tổ chức liên kết- tổ chức hạt.
Giảm tính thấm của thành mao mạch, giảm phù nề và tiết dịch.
Hạn chế sự hình thành mao mạch tân tạo.
b) Chống dị ứng: hạn chế sản xuất kháng thể và ức chế miễn dịch.
Không phá hủy những kháng thể tiêm vào cơ thể, và chỉ trực tiếp ức chế quá trình miễn dịch chủ động.
Gây thoái biến các tổ chức bạch huyết, gây tan vỡ tế bào lympho và tương bào, ức chế phản ứng tương bào và ức chế hoạt động thực bào. Kết quả là giảm tổng hợp kháng thể.
Do những tác động trên, ACTH và coctizon rất có hiệu quả đối với những bệnh viêm nhiễm dữ dội, những bệnh dị ứng, những thể tăng mẫn cảm của bệnh nhiễm trùng. Trái lại, coctizon chỉ định hạn chế khi cơ thể suy kiệt, khi mầm bệnh không có kháng sinh đặc hiệu…
2. Vai trò của STH và aldosteron:
Tác dụng đối lập của ACTH và coctizon:
Tăng cường phản ứng viêm, kích thích tổ chức liên kết tăng sinh, do đó có tác dụng chống nhiễm trùng.
Tăng cường sự phát triển tương bào trong các tổ chức bạch huyết, tăng tổng hợp kháng thể.
D-VAI TRCỦA HỆ THẦN KINH TRONG QUÁ TRìNH NHIỄM TRÙNG
1. Vai trò của vỏ não:
a) Đối với quá trình nhiễm trùng: khi mắc một bệnh nhiễm trùng nhiễm độc cấp tính, thoạt tiên th­ờng phát sinh ức chế toàn bộ vỏ não: bệnh nhân ít phản ứng đối với những kích thích bên ngoài, các phản xạ có điều kiện suy yếu, bệnh nhân mệt mỏi, thờ thẫn, mất khả năng lao động… quá trình ức chế có tính chất tự vệ của vỏ não giải phóng trung khu thần kinh thực vật ở lớp d­ới vỏ và tăng c­ờng hệ thống d­ới thị- tiền yên- vỏ th­ợng thận dẫn tới:
Một mặt, quá trình hư­ng phấn ở những trung khu thực vật đư­ợc dẫn truyền theo đư­ờng giao cảm và phó giao cảm dẫn tới các nội tạng để diều hòa chức năng.
Mặt khác, hệ tiền yên- vỏ th­ợng thận ít những hocmon để tác động tới phản ứng viêm (ACTH và coctizon, STH và aldosteron)
Ức chế vỏ não có tác dụng bảo vệ, tránh cho tế bào vỏ não khỏi bị kiệt quệ (do tiêu hao quá nhiều năng l­ợng) ở những bệnh nặng, vỏ não bị ức chế sâu gây ra trạng thái mệt mỏi, đôI khi kìm theo mê sảng, vật vã. Vỏ não bị ức chế quá mức, hoạt động thần kinh cao cấp mất hẳn : đó là trạng thái hôn mê.
Tr­ường hợp bệnh quá nặng, quá trình ức chế lan xuống cả lớp d­ới vỏ,ức chế các trung khu thực vật quan trong, đặc biệt gây liệt trung khu vận mạch và bệnh nhân có thể chết vì trụy tim mạch.
b) Đối với phản ứng miễn dịch: ( hoạt động thực bào, tổng hợp kháng thể). Vỏ não tác động tới quá trình miễn dịch thông qua hệ thống d­ới thị- tiền yên- vỏ th­ợng thận và những trung khu thần kinh thực vật d­ới vỏ.
2, Vai trò của lớp d­ới vỏ
a) Vai trò của hệ thống d­ới thị- tiền yên- vỏ th­ợng thận­:
Đã trình bầy ở trên, hệ này mỗi khi tăng cư­ờng hoạt động ( do tác nhân gây bệnh kích thích ) sẽ tiết ra nhiều loại hocmon: ACTH và coctizon, STH và aldosteron…hệ này chi phối phản ứng tư­ơng bào ( t­ương bào tăng sinh) do đó chi phối sự tổng hợp kháng thể. Tác dụng này không đặc hiệu vì coctizon, STH chỉ tác động tới sự phát triển của t­ương bào chứ không trực tiếp tham gia tổng hợp kháng thể đặc hiệu như­ kháng nguyên.
b) Vai trò của thần kinh thực vật:
Trong quá trình nhiễm trùng, thần kinh thực vật th­ờng ở trong trạng thái h­ng phấn do:
Vỏ não bị ức chế đã giải phóng các trung khu d­ới vỏ.
Ngoài ra, vi sinh vật và độc tố kích thích trực tíêp các trung khu thực vật và các synáp của thần kinh giao cảm và phó giao cảm.
Xung động bệnh lý từ các trung khu thực vật đ­ợc các dây thần kinh giao cảm và phó giao cảm dẫn tới các nội tạng, gây ra nhiều rối loạn và tổn th­ơng ở nội tạng.
Ngay trong thời kỳ nung bệnh, thần kinh giao cảm đã tăng c­ờng h­ng phấn, tới thời kỳ khởi phát lại tăng hơn nữa. Thần kinh giao cảm tăng c­ờng hoạt động trong bệnh nhiễm trùng (chuyển hóa cơ bản tăng, thân nhiệt tăng, tim đập nhanh, đ­ờng máu tăng…) có ý nghĩa phòng ngự quan trọng.
Giai đoạn sau, thần kinh giao cảm h­ng phấn : mạch chậm lại, huyết áp giảm, mồ hôi ra nhiều… khi cơ thể bắt đầu hồi phục chuyển hóa cơ bản và thân nhiệt giảm. Trong một vài bệnh (viêm phổi, sốt phát ban… ) nh­ng sự thay đổi này phát sinh đột ngột và có thể gây ra trạng thái kịch biến: các triệu chứng có vẻ nặng thêm, có thể gây trụy tim mạch song sau đó thì hết sốt ngay, tỉnh táo lại và đi giải nhiều. Đối với cơ thể đã suy yếu, ở ng­ời già, cơn kịch biến có thể gây chết.
Rối loạn thần kinh thực vật nặng có thể gây ra một số hội chứng nguy hiểm (hội chứng ác tính) nh­: trụy tim mạch đi lỏng nhiễm độc ở trẻ em, hội chứng sốt cao tái nhợt ở trẻ em, rối loạn tuần hoàn não… Trong trụy tim mạch hội chứng ác tính xuất hiện đột ngột, phát triển nhanh, hay gặp ở bệnh nhân bị th­ơng hàn, bạch hầu, cúm, sốt cao ở trẻ em… Bệnh nhân bỗng nhiên rất mệt ng­ời lịm và thỉu đi, mạch rất nhanh, yếu, huyết áp tụt, môi và ngón tay, ngón chân tím lại, lạnh, tim không có triệu chứng gì đặc biệt.
Hội chứng ác tính th­ờng gặp trong nhiều bệnh nhiễm trùng và th­ờng là nguyên nhân gây chết.

D-VAI TRÒ CỦA YẾU TỐ DỊ ỨNG TRONG QUÁ TRìNH NHIỄM TRÙNG.
Dị ứng có một ý nghĩa quan trọng trong bệnh sinh học quá trình nhiễm trùng : yếu tố dị ứng thường làm cho bệnh tiến triển nặng hơn, nhiều khi triệu chứng của dị ứng làm thay đổi cả lâm sàng điển hình của bệnh, lấn át cả những rối loạn do chính mầm bệnh gây ra. Đó là do cơ thể ở trong trạng thái mẫn cảm, thường đáp ứng một cách mạnh mẽ, dữ dội trứơc sự tấn công của mầm bệnh.
Trạng thái mẫn cảm có thể xảy ra trong hai trường hợp:
a) trạng thái mẫn cảm có sẵn từ trước khi cơ thể bị nhiễm trùng:
Do cơ thể trước kia đã tiếp xúc với mầm bệnh này (dị ứng đặc hiệu) hoặc đã mắc một bệnh khác (dị ứng không đặc hiệu) cũng có trường hợp khi virut mới xâm nhập vào cơ thể đã có thể gây mẫn cảm ngay trong những ngày đầu. Trong trường hợp này lâm sàng bệnh sẽ thay đổi và kìm thêm những triệu chứng dị ứng ngay từ thời kỳ đầu, thời kỳ khởi phát. Trường hợp này thường gây ra những thể quá mẫn, những thể ác tính, độc tố (bạch hầu, lỵ, sởi… )
b) Trạng thái mẫn cảm hình thành trong quá trình nhiễm trùng: do chính mầm bệnh gây ra (dị ứng đặc hiệu) hoặc do vi sinh vật bội nhiễm, vi sinh vật thứ xuất sinh ra (dị ứng không đặc hiệu). Trường hợp náy là dị ứng thứ phát, triệu chứng của dị ứng xuất hiện trong quá trình tiến triển của bệnh.
So với dị ứng đặc hiệu thì vai trò của dị ứng không đặc hiệu trong cơ thể bị nhiễm trùng tương đối quan trong hơn, vì dị ứng không đặc hiệu hay gặp hơn, hình thành rất nhanh. Hơn nữa dị ứng không đặc hiệu có thể gây ra một cách dễ dàng nhờ trực khuẩn coly là một vi sinh vật thường xuyên có trong cơ thể. Trên cơ sở này, hiện nay đã giải thích được một số triệu chứng và biến chứng do cơ chế dị ứng không đặc hiệu: viêm thận, viêm ruột, chẩy máu…
Zdracđôpxki đã nhấn mạnh “ cần chú ý một số bệnh nhiễm trùng tự nó rất nhẹ (vì độc tính của mầm bệnh yếu) song có thể trở thành rất nặng, vì vi sinh vật của bệnh đó đã làm tăng tính cảm ứng của cơ thể đối với những vi sinh vật bội nhiễm, thứ xuất. Những vi sinh vật thứ xuất này tuy bản thân độc tính yếu song có thể gây những tổn thương rất nặng ở một cơ thể đã mẫn cảm”.

E-VAI Trò CỦA YẾU TỐ DINH DƯỠNG TRONG NHIỄM TRÙNG
Trong lịch sử nhân loại, đói và dịch th­ờng đi kìm nhau, nhà tù và bệnh dịch cũng vậy.
Dinh d­ưỡng đầy đủ làm tăng sức chịu đựng của cơ thể với nhiễm trùng nhiễm độc. Trái lại, dinh d­ỡng kém giảm sức chống đỡ của cơ thể.
1. Vai trò của protein:
Trong dinh d­ỡng, yếu tố quan trọng bậc nhất đồi với sức đề kháng của cơ thể là protein. Có tác giả đã nói” d­ trữ protein trong cơ thể là một hàng rào bảo vệ chống nhiễm trùng “. Trong thực nghiệm, gây bệnh phó th­ơng hàn ở hai lô chuột thấy một lô chỉ ăn rau chết tới 24%trong khi đó lô đ­ợc ăn protein tỷ lệ chết giảm rõ rệt (42%). Trên lâm sàng, những ng­ời bị phù do thiếu protein dễ mắc bệnh hô hấp và nhiều bệnh khác, những bệnh nhân trẻ em suy dinh dư­ỡng hay bị bội nhiễm; với những bệnh nhân suy kiệt, truyền máu hoặc huyết t­ơng đã đem lại nhiều kết quả tốt. Nh­ đã biết, kháng thể đ­ợc tổng hợp từ những axit amin ăn vào, do đó khi cơ thể thiếu proterin, sức chống dỡ của cơ thể giảm.
2. Vai trò của vitamin:
Vitamin là một thành phần quan trọng của men, do đó ăn uống thiếu vitamin thấy sức chống đỡ của cơ thể giảm, đặc biệt rõ trong bệnh nhiễm trùng.
- Vitamin A: khi thiếu vitamin A, sức chống đỡ t­ vệ của niêm mạc giảm, dễ gây viêm họng, viêm tai giữa, viêm phổi, nhiễm trùng đ­ờng khí quản trên.
- Vi tamin nhóm B:Tăng sức chịu đựng của cơ thể đối vối nhiễm trùng vì có vai trò quan trọng trong chuyển hóa tế bào, đồng thời ảnh h­ởng tới sức lớn, tới chức năng tiết dịch của dạ dày, tới tr­ơng lực cơ ruột, tới chức năng tạo máu, chức năng hô hấp của tổ chức thần kinh…
Thiếu vitamin nhóm B còn làm yếu hoạt động thực bào của bạch cầu đa nhân.
- Vitamin C: tăng sức chống đỡ của cơ thể đối với nhiễm trùng vì vitamin C cần thiết cho quá trình oxy hóa trong tế bào.Trong cơ thể thể nhiễm trùng, phản ứng oxy hóa tế bào th­ờng tăng nên tiêu thụ nhiều vitamin C, do đó thiếu vitamin C là một đặc điểm của bệnh nhiễm trùng
Thiếu vitamin C th­ờng hạn chế sản xuất kháng thể, ức chế hoạt động thực bào.
- Vitamin D:cũng tham gia một phần vào sức chống đỡ đối với nhiễm trùng vì vitamin D duy trì thế cân bằng của quá trình dinh d­ỡng và các quá trình oxy hóa tế bào.
3. Suy dinh dưỡng và đặc điểm lâm sàng bệnh nhiễm khụẩn :
Ở bệnh nhân suy dinh dư­ỡng (thiếu protein, thiếu vitamin) tính phản ứng của cơ thể giảm, cho nên có những đặc điểm lâm sàng sau đây:
- Nhiệt độ không cao lắm, có khi không sốt, ngay cả ở những bệnh cấp tính nh­ cúm, viêm phổi nhiễm trùng huyết... Có khi thây đổi hẳn chu kỳ ở những bệnh nhân sốt rét, sốt hồi quy...
- Phản ứng bạch cầu yếu, có khi không có.
- Hiệu giá ng­ng kết trong các phản ứng huyết thanh đặc hiệu th­ờng thấp, có trư­ờng hợp phản ứng âm tính vì tổng hợp kháng thể giam.
- Gan lách không sư­ng rõ rệt.
- Lâm sàng bệnh th­ờng không rõ rệt, không điển hình, bệnh th­ờng tiến triển nặng, kéo dài, dễ tái phát, tỷ lệ tử vong cao.
- Chỉ dùng thuốc điều trị nguyên nhân đơn thuần mà không chú ý áp dụng những biện pháp tăng cư­ờng sức chống đỡ ( như dinh d­ưỡng, miễn dịch liệu pháp, lý liệu pháp... ) kết quả sẽ hạn chế.

1 Responses to Quá trình nhiễm trùng

  1. Unknown Says:
  2. Nhớ đời vì nhét bi, đeo bông vào “súng ống” http://bacsitructuyen.edu.vn/suc-khoe/gan-bi-sat-vao-cua-quy-het-bao-nhieu-tien-tai-tphcm.html ... Các kiểu thay “nòng” – Gắn bi: Để “súng” gồ ghề, to hơn, không ít quý ông đã rạch da “của quý” để nhét bi hình .
    ..
    Gắn bi, găm bi, đeo bi, độn bi,cấy bi http://xuattinhsomramau.com/suc-khoe/dia-chi-gan-bi-vao-duong-vat-o-tphcm-dac-nong-pleiku-gia-lai-dac.html , lắp bi của quý là phương pháp tăng kích thước cậu nhỏ bằng cách dùng bi lắp vào của quý, giúp dẫn đến ...

    “Cậu nhỏ” ngắn và nhỏ thì phương pháp gắn bi dương vật là giải pháp hữu hiệu nhất cho phái mạnh khi muốn tăng kích thước dương vật. http://thugonvungkin.net/suc-khoe/gan-bi-vao-cau-nho-o-dau-tai-tphcm-dac-nong-pleiku-gia-lai-dac-l.html Đây là phương pháp ...

    gắn bi vào dương vật mang lại cảm giác sung sướng http://phongkhamnamkhoaaua.net/details/gan-bi-vao-duong-vat-nam-gay-an-tuong-voi-ban-gai.html cho bản thân và bạn tình, xác định bản lĩnh phái mạnh . Giới thiệu về Khoa. Quá trình xây dựng và phát triển: Khoa Da liễu - Bệnh viện Đa khoa bệnh viện da liễu ở đâun được thành lập ...

     

Đăng nhận xét

Blog Archive