Followers

Bệnh giun đũa

Người đăng: Doctor Van Thanh Thứ Năm, 5 tháng 11, 2009

Giun đũa là 1 bệnh hay gặp ở trẻ nhỏ, có thể gây hại đến sức khỏe của trẻ, giun gặp ở người là Ascaris Lumbricoides.

1.Chu kỳ

Giun đũa sống trong ruột non của người, đầu và giữa ruột non. Nếu đi lên phần dạ dày PH toan thì giun không sống được, nếu đi về sau ruột non thì sinh chất nghèo không đủ nuôi sống giun.

Giun đũa đực và cái trưởng thành và giao hợp đẻ trứng, trứng theo phân ra ngoại cảnh đời sống của giun ngắn, thường kéo dài 13-15 tháng. Qua thời gian đó giun đũa bị nhu động ruột đẩy ra ngoài.

Chu kỳ chỉ đơn giản là : Người clip_image001clip_image002Ngoại cảnh

Ngoại cảnh là nơi ấp ủ của trứng giun, phải có đủ điều kiện của môi trường thì trứng giun mới phát triển được (nhiệt độ, oxy, độ ẩm) trứng giun phats triển tới khi có ấu trùng trong trứng. Nếu người ăn phải trứng giun đó thì sẽ vào phát triển thành giun đũa trưởng thành.

clip_image004

Tuy nhiên để trưởng thành thì giun đũa phải trải qua 1 thời gian là 60 ngày. Ấu trùng cũng phải trải qua thời kỳ chu du trong cơ thể.

Người ăn phải trứng giun vào dạ dày, nhờ sự co bóp của dạ dày làm cho ấu trùng thoát khỏi vỏ,ấu trùng chui qua các mao mạch ở ruột non vào tĩnh mạch mạc treo để vào gan, thời gian này kéo dài 3-7 ngày, ấu trùng không ở lại gan mà chỉ đi qua gan( ấu trùng giai đoạn 2). Sau khi rời gan nó theo tĩnh mạch trên gan để vào tĩnh mạch chủ và vào tim phải. Rồi từ đó lên phổi( ấu trùng giai đoạn 3,4). Ấu trùng giai đoạn này đã có thể gây bệnh cho cơ thể, nhưng đồng thời thì cơ thể cũng sản xuất ra kháng thể chống lại các chất tiết của ấu trùng.. Sau khi ở phổi ấu trùng di chuyển lên vùng hầu họng, người nuốt phải xuống ruột non và phát triển.

Giun đũa A.Lumbricoides loài đặc hiệu cho người, tức là không gây bệnh ở động vật khác. Và ngược lại thì giun đũa của loài khác không gây bệnh cho người. Nhưng trong thực tế có nhiều trường hợp giun lạc chủ, nhưng ấu trùng không có khả năng phát triển..

Ngoài lạc chủ thì giun có thể còn lạc chỗ, có thể trong chu kỳ của giun bị mắc lại ở gan, ở phổi, ở tim, gây bệnh cho các cơ quan này.

2. Triệu chứng học:

2.1. Những dấu hiệu chứng tỏ có nhiễm giun đũa:

a. Lâm sàng:

- Gai mũi, dặng hắng, khạc luôn khi có dị vật trong họng, có cơn ho gà, có khi lạc tiếng khản giọng.

- Đêm ngủ ra nhiều dãi ướt cả gối

- "Nét mặt có giun": da hơi vàng xạm xung quanh miệng mắt như người ở bẩn chưa rửa mặt. Trông mặt buồn thiu mâu thuẫn với 2 mắt sáng, đồng tử mở to (theo Boncount & Leo).

- Lưỡi: xung quanh bờ lưỡi nổi lên những nốt đỏ, cả hầu và lưỡi gà cũng vậy (Kagiokaet & đồng sự)

- Sốt cách nhật hoặc liên tục (Rivoi & Hofmann) thường nhầm với thương hàn.

- Biểu hiện dị ứng: ngứa hoặc sưng húp mắt kiểu phù Quinck sổ mũi đột ngột, chảy nước mắt, đỏ bừng mặt, nhức đầu, có khi phát ban nổi cục.

- Ở trẻ nhỏ vì nhiễm giun ăn uống kém thiếu thốn, không tẩy giun được dẫn đến trẻ bị phù rồi gầy dần, "bụng ỏng đít beo".

- Có khi gặp tình trạng choáng – truỵ tim mạch đột ngột chết ngay hoặc sau vài ngày (do giun chết nhiều giải phóng độc tố gây nhiễm độc cơ thể đột ngột. Khả năng này ít gặp nhưng có. Khi tẩy giun ở người có nhiều giun phải tẩy từ từ.

-có hội chứng Loeffler do trong chu kỳ giun bị kẹt lại phổi, triệu chứng là : ho, sốt, đau ngực dữ dội, tế bào ái toan tăng cao.X-Quang có nhiều nốt thâm nhiễm rải rác ở 2 phổi

b. Xét nghiệm:

- Máu: HC giảm, Hb giảm, BC tăng (nhất là BC ái toan rất cao)

- Đường máu giảm có thể gây tử vong ở trẻ em (Aguil 1949 Biné 1952)

- Xét nghiệm phân: có trứng giun đũa.

2.2. Những triệu chứng về bệnh giun đũa:

a. Biểu hiện về tiêu hoá:

- Đau bụng: thường đau quanh rốn (vào sáng sớm hoặc chiều tối) đau âm ỉ, có khi đau lăn lộn như thắt ruột.

- Chán ăn, chậm tiêu, đầy bụng sau khi ăn, ợ hơi.

- Hay ứa nước rãi.

- Nôn ra giun hoặc ỉa ra giun.

- Các biểu hiện khác nhầm như chứng kiết lị hay chứng viêm mật.

b. Biểu hiện về thần kinh tâm thần:

- Trẻ em: thay đổi tính nết, ngủ mê, nghiến răng, kém trí khôn.

- Biểu hiện giống như bệnh thần kinh:

+ Về vận động: như cơn động kinh với hen khi uống thuốc tẩy giun, hết nhìn một hoá hai, giật giật ở mi mắt.

+ Hội chứng màng não tuỷ: có phản ứng màng não tuỷ (dịch não tuỷ bình thường chỉ hơi tăng áp lực) hoặc viêm màng não tuỷ bán cấp (tăng lympho, tăng albumin như lao màng não).

c. Biểu hiện ngoại khoa:

Cơ chế sinh ra các dấu hiệu ngoại khoa là yếu tố cơ học do giun lạc đường, giun cuộn vào nhau thành búi hay gặp ở trẻ em.

- Về ruột:

+ Tắc ruột non (đau bụng, sờ thấy từng cục, nôn)

+ Viêm ruột thừa (do giun một nửa nằm ở manh tràng, một nửa nằm ở ruột thừa).

- Gan mật tuỵ tạng:

+ Giun chui qua ống mật: đau bụng, chổng mông đỡ đau

+ Áp xe gan do giun đũa.

+ Viêm tuỵ cấp

- Tai biến khác:

+ Viêm phúc mạc toàn bộ

+ Viêm hạch mạc treo ruột cấp

3. Chẩn đoán:

a. Lâm sàng: nôn hoặc đi ngoài ra giun

b. Xét nghiệm phân thấy trứng giun đũa.

c. X-quang sau khi uống thuốc cản quang chụp phát hiện giun

4. Điều trị:

a. Pipeazin viên 0,3 hoặc 0,5 (dạng adipat) làm tê liệt giun lọ 30-60ml 5ml/50mg (dạng xitrat).

Liều uống 2 ngày liền theo bảng sau liều uống 1 lần:

12-24 tháng

0,2g

2 lần/24 giờ

27-36 tháng

0,2g

3 lần/24 giờ

4-6 tuổi

0,5g

2 lần/24 giờ

7-9 tuổi

0,5g

3 lần/24 giờ

10-14 tuổi

1g

2 lần/24 giờ

15 tuổi trở lên

1g

3 lần/24 giờ

clip_image005Uống sau bữa ăn 1 giờ không cần thuốc tẩy.

b. Mebendazol (BD Noverme, Panteimin, Toloxin, Vermoc) viên nén 100g dạng xiro 20mg/ml (lọ 30ml)

- Thường dùng trường hợp người có nhiều loại giun. Thuốc ức chế hấp thu glucoga của giun, làm APT giun không hoạt động, giun bị liệt chết.

- Liều dùng: 1 đợt 3 ngày liền mỗi ngày 2 lần mỗi lần 1 viên (sáng, tối).

- Chú ý: ngày uống thuốc không uống rượu, tránh dùng đồng thời với didaken và dầu giun.

c. Levamisol (decaris):

Thuốc ức chế men succinat dehidrogenaza ngăn cản chuyển fumarat làm tê liệt giun.

clip_image006

- Dạng thuốc: viên 30mg, 50mg, 150mg, xiro 40mg/5ml.

- Liều lượng người lớn uống 1 lần 100mg (2,5mg/kg) uống sau bữa ăn sáng hoặc sau bữa ăn tối. Không cần uống thuốc tẩy.

- Trẻ em: 2,5mg/1kg uống 1 lần

Sau 2 tuần nếu vẫn còn giun có thể dùng một đợt nữa.

d. Pyrantel (BD Antiminth (Mỹ), Cobatrin (Pháp), Helmex (Đức), Pyrenquan, Santrim Strongid, Trilombrin)

- Dạng thuốc: viên nén 125mg, dịch treo 125mg/5ml.

- Liều dùng: 1 lần 10mg/kg/24h.

e. Oxy:

Ngấm vào mô giun hình thành nước dưỡng oxy, giun có ít men catalaza nên không phân huỷ được làm giun chết.

- Cách tẩy: đặt sond tá tràng. Người lớn bơm 1500ml trong 20 phút, 2 giờ sau cho tẩy thuốc tẩy muối Magnesiesulfat 15-30g.

- Trẻ em: 100ml/1 tuổi.

Không dùng khi đang mang thai, có bệnh tim, đang hành kinh.

0 nhận xét

Đăng nhận xét

Blog Archive